“22 thỏi nam châm” đẩy giá trị bất động sản Quận 2 (TP Thủ Đức) lên cao
14/06/2021
Tìm hiểu các công trình hạ tầng quan trọng, được xem là các thỏi nam châm ảnh hưởng tới giá trị bất động sản quận 2
Không phải ngẫu nhiên mà Quận 2 (nay thuộc TP Thủ Đức) luôn trở thành tâm điểm “đầu tư bất động sản” trong cả 1 thập kỷ qua. Ngoài các yếu tố vượt trội về chất lượng sống, cộng đồng dân cư thì quy hoạch, nhất là hạ tầng, dịch vụ luôn là đề tài thu hút.
Qua điều đó, Rever cũng thống kê được toàn Quận 2 đang có tổng cộng trên dưới 22 công trình hạ tầng – dịch vụ dân sinh có tác động mạnh đến giá trị bất động sản nơi này.
Trong số đó, có công trình đã hoàn thành và bộc lộ rõ tiềm năng của mình đối với khu vực xung quanh. Nhưng cũng có tiềm năng vẫn đang trong giai đoạn hình thành, hoặc chưa triển khai.
Cùng Rever xem qua toàn bộ “22 thỏi nam châm” này hiện tại ra sao, và đã có tác động như thế nào đối với thị trường quận 2 qua bài viết sau.
Tốc độ hình thành của “22 thỏi nam châm” hạ tầng – dịch vụ tại Quận 2 ra sao?
Hạ tầng là một trong những nguyên nhân khiến Quận 2, lẫn quy hoạch Thủ Thiêm chậm phát triển trong những năm 2000.
Tuy nhiên, điều này đã dần được thay đổi từ 2009, với công trình đầu tiên vô cùng quan trọng là Mai Chí Thọ được triển khai.
Sau đó 1 năm, cầu Thủ Thiêm hoàn thiện và tạo thêm kết nối tốt hơn giữa Quận 2 – Bình Thạnh, Quận 1.
Và 2011, hầm Thủ Thiêm thông xe và khúc mắc lớn nhất giữa giao thông 2 đầu đại lộ Đông – Tây được tháo gỡ. Và lúc này, hầm Thủ Thiêm và đại lộ Mai Chí Thọ trở thành trục đường xương sống của toàn Quận 2.
Và khi toàn bộ các khúc mắc trên được gỡ, thị trường bất động sản quận 2 cũng bắt đầu đi vào thời kỳ hơn 10 năm hưng thịnh nhất của mình.
Bắt đầu từ khu đô thị Thủ Thiêm, Sala Đại Quang Minh hình thành với hàng loạt các hạ tầng kết nối khác với Mai Chí Thọ. Rồi Thạnh Mỹ Lợi, An Phú, Thảo Điền, Nam Rạch Chiếc,… dần dần xuất hiện, với những tiềm năng giá trị luôn song hành cùng với các yếu tố hạ tầng trọng điểm.
Hình ảnh thể hiện toàn cảnh 22 thỏi nam châm hạ tầng, dịch vụ quan trọng nhất của Quận 2 trong 10 năm qua.
Sức ảnh hưởng của “22 thỏi nam châm” đến với thị trường Quận 2 ra sao?
Các công trình hạ tầng – dịch vụ tại khu vực Thủ Thiêm
Thủ Thiêm là một khu đô thị trọng điểm của Quận 2 lẫn Thành Phố, khi đây được kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm tài chính số 1 Đông Nam Á. Nhưng nhiều bất cập trong việc triển khai đề án, đã khiến việc hình thành khu đô thị bị đình trệ trong vài khoảng thời gian.
Hiện nơi này đang là tâm điểm bất động sản của miền Nam, khi tập trung hàng loạt các tên tuổi lớn như Keppel Land – Trần Thái – Tiến Phước, Đại Quang Minh, Sơn Kim Land, Novaland,… cùng các công trình nhà ở mang tính biểu tượng cao, hiện đại.
1/ Cầu Thủ Thiêm 1
Cầu Thủ Thiêm 1 và các dự án nằm trong bán kính 1 - 3km.
Cho đến hiện tại, cầu Thủ Thiêm 1 vẫn là cây cầu duy nhất kết nối Quận 2 – Bình Thạnh (nếu không tính cầu Sài Gòn thuộc Xa Lộ Hà Nội).
Cầu Thủ Thiêm 1 được triển khai vào 2007, với tổng kinh phí là 1.099,6 tỷ đồng và hoành thành vào cuối 2009.
Trước thời điểm triển khai, nếu tính bất động sản giá trị ở cả 2 bên cầu thì chỉ có mỗi Sài Gòn Pearl, và đối diện là The Manor.
Sau thời điểm thông cầu, cầu Thủ Thiêm 1 cũng chưa tạo nên giá trị thực sự cho cả hai bên. Một phần vì quỹ đất 2 bên cầu chưa sẵn sàng để triển khai dự án. Mọi chuyện chỉ thay đổi sau 2014, khi:
- Vinhomes Central Park bắt đầu lấy mặt bằng tại cảng Sài Gòn để triển khai dự án.
- Quỹ đất Sunwah Pearl bắt đầu thi công tòa tái định cư.
- Đại Lộ Vòng Cung bắt đầu được thi công bên bờ Thủ Thiêm.
Và cho tới 2021 hiện tại, cầu Thủ Thiêm 1 là lợi thế đi lại của hàng loạt các dự án trọng điểm cả 2 bên cầu. Như:
- Bình Thạnh – khu trung tâm: City Garden, Vinhomes Golden River, Sunwah Pearl, The Manor.
- Quận 2: The River Thủ Thiêm, Thủ Thiêm Lakeview, Paris Hoàng Kim, Sunshine Venicia, Sala Đại Quang Minh.
2/ Cầu Thủ Thiêm 2
Cầu Thủ Thiêm 2 sắp về đích, và các dự án trọng điểm trong bán kính 3km
Cầu Thủ Thiêm 2 là tiêu điểm hạ tầng của Thủ Thiêm trong 2 năm qua, kể từ thời điểm triển khai và đang dần được hoàn thiện.
Cầu Thủ Thiêm 2 có chiều dài 1.465m, phần cầu dài 885.7m và có 6 lane xe. Điểm kết nối của cầu Thủ Thiêm 2 sẽ bắt đầu từ giao lộ Tôn Đức Thắng – Lê Duẩn phía Quận 1 và kết nối với Đại Lộ Vòng Cung (tuyến R1) hướng Quận 2.
Là một trong 4 cây cầu huyết mạch của Thủ Thiêm là Thủ Thiêm 1, 2, 3, 4. Tiến độ thi công của Thủ Thiêm 2 mang lại hy vọng lớn với khả năng thành hình của 2 cây cầu còn lại, là Thủ Thiêm 3 và 4.
Dự kiến, cầu Thủ Thiêm 2 sẽ hoàn thiện trong 2022 và sẽ tạo yếu tố thuận lợi cho các bất động sản nằm ở 2 bên cầu như:
- Quận 1: Vinhomes Golden River, Ascott Waterfront SaiGon và hàng loạt các tòa nhà văn phòng, dịch vụ, khách sạn ngay khu vực này.
- Quận 2: The Metropole Thủ Thiêm, Empire Cityvà hầu hết các dự án khác của Quận 2.
3/ Cầu Thủ Thiêm 3
Cầu Thủ Thiêm 3 ngoài tạo hướng kết nối cho Quận 2, thì còn có ý nghĩa rất lớn tới bất động sản tại Quận 4
Cầu Thủ Thiêm 3 là một cây cầu quan trọng, vì nó không chỉ bổ sung thêm hướng đi lại từ khu trung tâm tài chính mới Thủ Thiêm. Mà nó còn có ý nghĩa với sức bật của toàn thị trường bất động sản quận 4, nơi vốn đang thiếu các “nhân tố mới” để kích thích giá trị của khu vực.
Việc có kết nối trực tiếp với khu đô thị Thủ Thiêm, sẽ mở ra các cơ hội mới với nhu cầu nhà ở, lẫn tiềm năng đầu tư cho thuê tại thị trường quận 4.
Cầu Thủ Thiêm 3 theo thông tin ban đầu, sẽ triển khai theo hình thức đối tác công tư (BT), vị trí bắt đầu từ đường Tôn Đản băng qua Nguyễn Tất Thành (Quận 4) và nối với khu đô thị Thủ Thiêm.
Dự án có tổng vốn đầu tư gần 3.100 tỷ đồng và đang trong giai đoạn hoàn thiện công tác quy hoạch, chuẩn bị đầu tư.
Với sự hình thành của cầu Thủ Thiêm 3, hầu hêt các dự án thuộc quận 4 như: De La Sol, Sunshine Horizon, RiverGate, siêu đô thị ven sông Khánh Hội… lẫn hầu hết các dự án ở Quận 2 như Empire City, Sala Đại Quang Minh, One Verandah,… đều sẽ nhận được giá trị thuận lợi với mình.
4/ Cầu Thủ Thiêm 4
Cầu Thủ Thiêm 4 sẽ là hướng đi lại tuyệt vời giữa 2 CBD Thủ Thiêm và Phú Mỹ Hưng
Một hướng kết nối quan trọng khác, nối 2 khu đô thị trọng điểm của Thành Phố là Phú Mỹ Hưng và Thủ Thiêm là cầu Thủ Thiêm 4.
Cầu Thủ Thiêm 4 có vị trí ngay nút giao Nguyễn Văn Linh – Huỳnh Tấn Phát, cầu đường Tân Thuận 2 – Nguyễn Văn Linh (bên Quận 7) nối qua khu đô thị Thủ Thiêm. Dự án dài gần 2.2km và có 6 lane xe.
Khi hoàn thiện, cầu Thủ Thiêm 4 sẽ là cầu nối hoàn hảo cho các nhu cầu giao thương kinh tế, dịch vụ, giáo dục trọng điểm của 2 khu đô thị, lẫn các khu dân cư khác của Quận 7 lẫn Quận 2.
Các dự án, khu dân cư nổi bật sẽ thừa hưởng các giá trị tốt từ cầu Thủ Thiêm 4:
- Quận 7: Eco Green SaiGon, Sunshine City SaiGon, Sunshine Golden River, khu đô thị Phú Mỹ Hưng, The View, The Infinity thuộc Riviera Point.
- Quận 2: các dự án trong khu đô thị Thủ Thiêm, Thạnh Mỹ Lợi, Thảo Điền, An Phú – An Khánh, City Horse An Phú, Nam Rạch Chiếc, SaiGon Sports City.
5/ Cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn
Phối cảnh cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn và quảng trường 2 bên bờ
Đây sẽ là một lộ trình kết nối liên hoàn cho những ai yêu thích những kỷ niệm của Sài Gòn, lẫn các dòng khách du lịch đến tham quan Thành Phố.
Vị trí cầu đi bộ vượt sông sẽ kéo dài từ khu vực công viên cảng Bạch Đằng, nơi có kết nối tốt với phố đi bộ Nguyễn Huệ, các toàn nhà thương mại, nhà hát, chợ Bến Thành và công viên 23/09.
Vượt sông Sài Gòn, cầu sẽ kết nối Công viên bờ sông và ngoài ranh khu A, phía Nam quảng trường trung tâm tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Nơi liền kề với các công trình trọng điểm của Thủ Thiêm.
Là một công trình mang tính biểu tượng, và có ý nghĩa quan trọng của Thành Phố nên cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn được tuyển chọn gắt gao từ các phối cảnh, phương án thiết kế của 5 đơn vị tư vấn hàng đầu.
Nơi này cũng có yếu tố thu hút người nước ngoài rất mạnh, vì phần lớn họ sẽ chọn cách đi bộ và đi xe đạp vì lộ trình ngắn giữa 2 khu trung tâm, thay cho đi phương tiện như phần lớn người Việt.
Các dự án liền kề với cầu đi bộ vượt sông nếu các khách hàng quan tâm gồm có: Eco Smart City Thủ Thiêm, Empire City, The Metropole Thủ Thiêm.
6/ Hầm Thủ Thiêm & Mai Chí Thọ
Hướng Mai Chí Thọ, Hầm Thủ Thiêm nhìn về Quận 1
Kể từ thời điểm triển khai Mai Chí Thọ (2009) và hoàn thiện năm 2011, cùng thời điểm thông hầm Thủ Thiêm.
- Đây là trục giao thông xương sống của Quận 2 hiện tại, khi kết nối cực tốt với Võ Văn Kiệt bên kia hầm Thủ Thiêm để đi: Quận 1, 3, 5, 6, Bình Tân, Bình Chánh và cao tốc Trung Lương.
- Còn hướng còn lại, là kết nối cao tốc Long Thành – Dầu Giây và Xa Lộ Hà Nội để đi: Thủ Đức, Quận 9, khu Công Nghệ Cao, Metro số 1, Bến Xe Miền Đông, các tỉnh miền Đông.
Hầm Thủ Thiêm và Mai Chí Thọ được xem là trục đi lại quan trọng nhất với các dự án ở Thủ Thiêm hiện tại, như: The Sun Avenue, Precia, One Verandah, Đảo Kim Cương, Sala Đại Quang Minh,…
22/ Trung Tâm Thương Mại Socar Mall Sala
Thực tế Socar Mall Sala sẽ hoàn thiện trong quý 4/2020
Trung tâm thương mại Socar Mall Sala là khu trung tâm thương mại đầu tiên của Thủ Thiêm, được triển khai bởi chủ đầu tư Đại Quang Minh, dự kiến đi vào hoạt động cuối 2020.
Nằm trên 2 tuyến đường đắt giá nhất Thủ Thiêm hiện tại, là Mai Chí Thọ và Nguyễn Cơ Thạch, Socar Mall bộc lộ rõ tiềm năng khi sở hữu hàng loạt các mô hình như: thương mại (5 tầng), sự kiện (900m2), vui chơi – giải trí,…
Tìm hiểu thêm về Socar Mall Sala: Trung tâm thương mại Socar Mall Sala sắp khai trương có gì đặc biệt?
Với sự xuất hiện của Socar Mall Sala, dân cư tại khu đô thị Thủ Thiêm sẽ có nơi để mua sắm, vui chơi, giải trí đẳng cấp riêng cho mình. Không chủ mỗi dân cư của Thủ Thiêm, mà các khu vực khác như Thạnh Mỹ Lợi, Cát Lái, Nam Rạch Chiếc, Quận 9,… cũng rất hào hứng với sự xuất hiện của Socar Mall.
12/ Nút giao An Phú
Chi tiết phương án thiết kế hướng giao thông tại nút giao An Phú
Cuối khu đô thị Thủ Thiêm, sẽ là nút giao An Phú – nơi giao nhau giữa Mai Chí Thọ và cao tốc Long Thành – Dầu Giây.
Nơi này là điểm đầu của cao tốc Long Thành – Dầu Giây (nơi kết nối các tỉnh miền Đông) và điểm cuối của Lương Định Của, với lượng xe lưu thông cực kỳ lớn và dần trở nên quá tải từ 2016 – nay.
Hiện nút giao An Phú sẽ có tác động nhiều tới lộ trình các dự án lân cận trong bán kính 3 – 5km, nếu được khắc phục đây sẽ là tiềm năng đáng để quan tâm.
- Các dự án bao gồm: dự án căn hộ Precia, D’Lusso, Centana Điền Phúc Thành, Palm City, SaiGon Sports City, Lakeview City.
- Các dự án ở Phú Hữu Quận 9 như: Jamila, Kikyo Residence, Safira, Verosa Park,…
Các công trình hạ tầng – dịch vụ dọc theo trục Xa Lộ Hà Nội
So với trục Mai Chí Thọ, thì Xa Lộ Hà Nội là trục đường có thời gian hình thành lâu hơn, cũng như có tốc độ đô thị hóa cao hơn hẳn.
Nơi này cũng được nhiều nhà đầu tư mong chờ, với tiềm năng hình thành từ tuyến Metro số 1, khu đô thị cảng Trường Thọ,…
9/ Cầu Rạch Chiếc & 10/ Cầu Sài Gòn
Cầu Rạch Chiếc hiện tại. Hình sưu tầm
Cầu Rạch Chiếc và Cầu Sài Gòn là hai bệ đỡ quan trọng của Quận 2 để kết nối các quận lân cận trong quá khứ lẫn tương lai.
- Cầu Rạch Chiếc: được khánh thành 07/2012 với vốn đầu tư 1.010 tỷ và được CII triển khai.
- Cầu Sài Gòn 2: song song với cầu Sài Gòn cũ, khởi công 4/2012 và hoàn thành 10/2013. Dự án cũng được CII triển khai và bộc lộ rõ hiệu quả của mình khi đưa vào vận hành.
Hầu hết các dự án nằm ở 3 khu vực như Thảo Điền, An Phú An Khánh, CitiHorse An Phú đều nhận được những giá trị thực tế từ 2 dự án này.
Trong tương lai, cầu Rạch Chiếc cũng mở ra hướng kết nối với khu đô thị cảng Trường Thọ, một khu đô thị trọng điểm của khu Đông sau 2020.
11/ Cầu Vượt Cát Lái
Cầu vượt Cát Lái nhìn từ trên cao
Cầu Vượt Cát Lái là công trình được hoàn thiện trong 2010, mở ra hướng kết nối cho các dòng xe đi về cảng Cát Lái là chủ yếu. Sau này, cầu vượt Cát Lái dần trở thành lựa chọn của nhiều cư dân đi về Thạnh Mỹ Lợi, Thủ Thiêm hoặc cao tốc Long Thành – Dầu Giây từ hướng Xa Lộ Hà Nội.
Hiện cầu vượt Cát Lái cũng có 1 nhánh mở để kết nối với Liên Phường khi hình thành, đoạn đường nối từ Xa Lộ Hà Nội, băng qua SaiGon Sports City, Him Lam City tới Đỗ Xuân Hợp. Tiếp tục kết nối với Liên Phường đã hiện hữu, kết nối khu dân cư Tây Tăng Long để tới Đông Tăng Long.
17/ Ga Metro An Phú & 18/ Ga Metro Thảo Điền
Vị trí Ga 17 và Ga 18 tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên
Ga Metro An Phú và Ga Metro Thảo Điền là 2 nhà ga tàu điện của tuyến số 1 Bến Thành – Suối Tiên.
Ga An Phú nằm liền kề với Masteri Thảo Điền và ngay đằng trước trung tâm thương mại Vincom Mega Maill. Còn Ga Thảo Điền sẽ nằm gần vị trí Thảo Điền Pearl.
Với 2 ga này, khoảng cách đi lại về trung tâm hoặc Bến Xe Miền Đông mới của cư dân Thảo Điền, An Phú sẽ trở nên nhanh chóng hơn bao giờ hết.
19/ Siêu thị Mega Market & 20/ TTTM Estella Place & 21/ TTTM Vincom Mega Mall Thảo Điền
Trung tâm thương mại Estella Place
Đây là 3 trung tâm thương mại lớn nhất, quen thuộc nhất với cư dân Quận 2, lẫn cư dân khu Đông trong nhiều năm qua.
Trong đó Mega Market thuộc khu đô thị An Phú – An Khánh. TTTM Estella Place là tầng thương mại của dự án căn hộ Estella Heights, thuộc CitiHorse An Phú và TTTM Vincom Mega Mall thuộc khu đô thị Thảo Điền.
Là các trung tâm thương mại trọng điểm, cả 3 địa danh trên hầu như là lựa chọn duy nhất đối với dân cư Quận 2 trong nhiều năm qua. Nhưng từ cuối 2020, sẽ có thêm các trung tâm thương mại mới để phục vụ dân cư khu vực.
Các công trình hạ tầng – dịch vụ theo hướng Cảng Cát Lái
13/ Cầu Giồng Ông Tố 1 & 16/ Cầu Giống Ông Tố 2
Cầu Giồng Ông Tố 1 là cây cầu nối khu dân cư Bình Trưng Đông và Bình Trưng Tây ra hướng cao tốc Long Thành – Dầu Giây. Nằm trên trục đường Nguyễn Thị Định và liền kề một dự án đang triển khai là Precia.
Cầu Giống Ông Tố 1 sẽ được dự kiến xây mới với kinh phí 1.296 tỷ, trong đó đền bù 645 tỷ. Công trình gồm 4 lane xe, 1 nhánh cầu 2 lane đi từ Nguyễn Duy Trinh lên và xây dựng đường ven sông Giồng 2 lane xe.
Cầu Giồng Ông Tố 2 được khánh thành năm 2010, được CII làm chủ đầu tư và mở ra hướng kết nối mới từ hướng cầu Phú Mỹ, Cát Lái, Thạnh Mỹ Lợi để đi về Xa Lộ Hà Nội.
15/ Nút giao Mỹ Thủy
Hình ảnh nút giao Mỹ Thủy đã xong giai đoạn 1. Hình Zing.vn
Nút giao Mỹ Thủy là điểm giao thông gây nhức nhối trong nhiều năm, vì ảnh hưởng rất lớn đến các hướng kết nối giữa Quận 7, Quận 2 và Quận 9.
Nhưng kể từ thời điểm 2018 hoàn thiện giai đoạn 1, làm hầm chui và cầu vượt để kết nối cảng Cát Lái thì vấn đề kẹt xe đã giảm thiểu đi nhiều hơn trước.
Công trình này sẽ mang lại nhiều giá trị cho các cư dân đang sinh sống tại Cát Lái, tiêu biểu như Phố Đông Village, CitiHome, CitiGrand,…
7/ Cầu Phú Mỹ
Cầu Phú Mỹ là một trong những biểu tượng của Thành Phố trong thời đại mới
Cầu Phú Mỹ là cầu dây văng lớn nhất Thành Phố HCM, bắt qua sông Sài Gòn và nối Quận 2 – Quận 7, nằm trong tổng thể đường Vành Đai 2. Tổng mức đầu tư 2.076 tỷ đồng.
Cầu được khởi công trong 09/2005 và hoàn thành vào đúng dịp lễ 2/9/2009. Hiện Cầu Phú Mỹ là hướng kết nối hiệu quả giữa các chuyến xe vận chuyển từ Đồng Bằng Sông Cửu Long – Cảng Cát Lái, cũng như việc đi lại giữa khu đô thị Phú Mỹ Hưng – Quận 2 và khu Công Nghệ Cao – Quận 9.
8/ Cầu Cát Lái
Vị trí dự kiến triển khai cầu Cát Lái
Là cây cầu được trông chờ nhất giữa 2 địa phận Cát Lái – Quận 2 và Nhơn Trạch Đông Nai. Cầu Cát Lái khi hình thành sẽ dẫn lối cho hàng loạt sự phát triển bên kia sông, như nhu cầu nhà ở, thương mại – dịch vụ, kinh tế vận tải,…
Việc xuất hiện của Cầu Cát Lái cũng giảm áp lực giao thông container lên Nguyễn Thị Định như hiện tại, đây cũng là điều mà cư dân ở Cát Lái trông chờ nhiều năm qua.
Bên trên là thông tin 22 công trình hạ tầng, được ví như "22 thỏi nam châm" đầy giá trị đối với bất động sản quận 2 được tổng hợp bởi Rever. Khách hàng quan tâm nhiều hơn về bất động sản có thể tham khảo thêm thông tin ở bên dưới.
Có thể bạn quan tâm:
Từ khóa liên quan