[Đầu tư căn hộ TP. Thủ Đức - Kỳ 3]: Nhận diện những rủi ro tiềm ẩn khi đầu tư căn hộ
08/08/2023
Thị trường BĐS trước giờ đã tiềm tàng rất nhiều rủi ro cho bất kỳ ai muốn đầu tư. Cộng thêm sự biến động rất lớn của thị trường kinh tế gần đây càng khiến cho nhiều người rời bỏ "cuộc chơi mạo hiểm" này. Vậy hãy cùng Rever nhận diện đâu là những rủi ro tiềm ẩn khi đầu tư vào BĐS
Hoạt động mua bán, giao dịch trên thị trường bất động sản (BĐS) đang diễn ra sôi động. Tuy nhiên, cũng tiểm ẩn nhiều rủi ro mà nhà đầu tư có thể phán đoán dựa trên dấu hiệu hiện tại của thị trường. Cụ thể, nhà đầu tư cần nắm rõ những rủi ro mang tầm vĩ mô và vi mô trước khi quyết định đầu tư.
Rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu
Những rủi ro vĩ mô bao gồm những diễn biến tình hình kinh tế - xã hội, chính trị mà các nhà đầu tư khó có thể kiểm soát. Điều quan trọng là có tầm nhìn và hoạch địch những rủi ro tiềm ẩn và có chiến lược đầu tư thông minh.
Việt Nam trước diễn biến suy thoái toàn cầu? | |
# | Diễn biến đáng chú ý |
1 | Năm 2022, nền kinh tế toàn cầu xảy ra tình trạng suy thoái sâu sắc, đặc biệt là các cường quốc, suy thoái ở mức độ cao từ 50 – 70%. Nhưng trong cơn suy thoái, lạm phát toàn cầu, Trung Quốc và Việt Nam nổi lên trở thành điểm sáng về tăng trưởng kinh tế, lần lượt đạt tốc độ 8,1% và 8,02%. |
2 | Năm 2021, kinh tế thế giới tăng trưởng 6%, năm 2022 tăng trưởng 3%; nhưng dự báo trong năm 2023 này, kinh tế thế giới sẽ rơi vào tình trạng suy thoái nhẹ, mức tăng trưởng chỉ đạt khoảng 2,2 – 2,5%, tuy nhiên chỉ số lạm phát sẽ hạ nhiệt dần từ 8,8% năm 2022 xuống còn 6,5%. |
3 | Năm 2022 tổng vốn FDI vào Việt Nam đạt khoảng 27,72 tỷ USD (giảm 11% so với năm 2021), thì năm 2023 dự báo sẽ thu hút từ 29 – 30 tỷ USD (tăng 4 – 8% so với năm 2022), tỷ giá cùng lãi suất sẽ tăng nhẹ nhưng vẫn trong tiên lượng và tầm kiểm soát của Chính phủ. |
4 | Năm 2023 sẽ là năm bản lề thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2022 – 2023, hàng loạt dự án đầu tư công được đẩy mạnh; cùng với đó Chính phủ tiếp tục tích cực cơ cấu lại nền kinh tế, hoàn thiện các thể chế. |
Năm 2023, kinh tế thế giới vẫn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, thách thức. Tuy nhiên, trong nguy có cơ, kinh tế Việt Nam lại đang phục hồi nhanh và tương đối ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức 4%. (Theo Báo kinh tế đô thị)
Rủi ro vĩ mô: Kinh tế thị trường Việt Nam suy thoái
Bất động sản luôn gặp những thách thức lớn đến từ sức mua thị trường, vấn đề pháp lý, quy hoạch đô thị và lãi suất các ngân hàng. Những vấn đề này ảnh hưởng lớn đến tỷ suất sinh lời khi đầu tư mua căn hộ chung cư trong giai đoạn này.
Lãi suất vẫn cao
Theo khảo sát, lãi suất vay ngân hàng mua nhà trong tháng 6 tại các ngân hàng hiện dao động từ 4,99-13,5%/năm. Chỉ có một số ít ngân hàng có lãi vay mua nhà ở mức tầm trung, dưới 10%/năm. Nhiều ngân hàng vẫn áp dụng lãi suất vay mua nhà ở mức trên 10%/năm, thậm chí có mức 12-13,5%/năm.
Sức cầu mua giảm
Với lãi suất cho vay mua bất động sản cao như hiện nay nhà đầu tư thận trọng hơn trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính để đầu tư bất động sản. Ngay cả khi dòng thu nhập tốt muốn vay vốn ngân hàng để đầu tư vẫn khó tiếp cận được nguồn vốn vay khi room tín dụng bị hạn chế.
Vấn đề pháp lý
Quy định pháp lý nhiều khi cũng chưa đầy đủ, chưa hướng dẫn kịp thời, chưa sát thực tiễn nên thiếu cơ sở để triển khai. Pháp luật chưa có quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu và chuyển nhượng bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng dẫn đến ách tắc, tồn đọng một lượng lớn dự án.
Quy hoạch đình trệ
Vấn đề đình trệ quy hoạch đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng vẫn luôn diễn ra trong nhiều năm qua. Điều này ảnh hưởng đến quyết định đầu tư trong bối cảnh thị trường mới bắt đầu khởi sắc.
Rủi ro vi mô: Tranh chấp giữa các bên mua và bán
Những rủi ro vĩ mô bao gồm những chính sách từ chính dự án, chủ đầu tư dự án và các quy trình thỏa hiệp đôi bên. Việc hiểu biết những rủi ro vi mô sẽ giúp nhà đầu tư an tâm và có sự cảnh giác trước những dấu hiệu không minh bạch, tránh bị "tiền mất, tật mang".
Những rủi ro giữa các bên mua bán căn hộ chung cư? | |
# | Vấn đề đáng chú ý |
1 | Rủi ro vì vướng quy hoạch: Người mua nhà đất không kiểm tra hoặc không thể kiểm tra thông tin quy hoạch của bất động sản, hoặc bên bán biết nhưng không cung cấp thông tin cho bên mua, hoặc cung cấp thông tin sai lệch (vô tình hoặc cố ý). |
2 | Vướng thế chấp: Mua một bất động sản đang thế chấp, bảo lãnh tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng nhưng chưa được giải chấp tại thời điểm bán là rủi ro có thể khiến bên mua mất cả chì lẫn chài. |
3 | Mua phải tài sản đang bị chiếm dụng: Người mua không tìm hiểu về tình trạng tài sản đang tranh chấp hoặc đang bị ngăn chặn hoặc có bên thứ ba đang chiếm dụng để sử dụng, khai thác. Ví dụ thuê, ở hợp pháp, tranh chấp lối đi chung, v.v. |
4 | Rủi ro vì nhà đất chưa đủ điều kiện bán: Nhà đầu tư nếu không cẩn trọng mua phải nhà đất không hoặc chưa đáp ứng đủ điều kiện để giao dịch. Mua phải một bất động sản không được phép hoặc không thể giao dịch sẽ làm phát sinh rất nhiều rắc rối liên quan. |
5 | Hợp đồng sai chuẩn: Theo quy định, hầu hết hợp đồng mua bán, chuyển nhượng bất động sản phải được thành lập thành văn bản và được công chứng. Tuy nhiên, vẫn tồn tại giao dịch mà các bên ký kết hợp đồng không công chứng (sai quy định), thậm chí có thể chỉ giao dịch bằng giấy tay hoặc bằng lời nói hay chỉ lập vi bằng. Đây là một sai lầm có thể dẫn đến rủi ro mất trắng cho phía bên mua. |
6 | Rủi ro khi né thuế: Bên bán kê khai giá trên bản hợp đồng có công chứng thấp hơn giá trị thật đã được thỏa thuận trong hợp đồng đặt cọc vì giá này là căn cứ tính thuế, phí phát sinh khi giao dịch thành công. Nếu sau khi công chứng một bên thay đổi ý định hoặc cố tình vi phạm hợp đồng thì có thể phát sinh xung đột. |
7 | Xung đột về giá, phí, phương thức thanh toán: Nếu người mua không thỏa thuận kỹ về giá cả, phí và chi phí trước đó (đặc biệt là tại thời điểm đặt cọc) dẫn đến không phân định được ai phải chịu khoản chi phí phát sinh. Việc thanh toán theo tiến độ như thế nào, bao nhiêu và bằng phương thức nào nếu không có thỏa thuận kỹ có thể dẫn đến tranh cãi. |
Nhiều rủi ro đến từ các dự án trôi nổi, chủ đầu tư không xác thực, quy trình bàn giao không chuẩn dẫn tới những trải nghiệm mua bán không tốt cho các nhà đầu tư. Việc hiểu những rủi ro này sẽ giúp nhà đầu tư an tâm hơn khi xuống tiền cho dự án.
Trên đây là những thông tin tổng quan nhất về Quy hoạch Hạ tầng tại TP. Thủ Đức, được trích xuất từ tài liệu "Tiềm năng Đầu tư Căn hộ TP. Thủ Đức" cho Đội ngũ nghiên cứu thị trường tại Rever xây dựng. Ngoài ra, tài liệu còn cung cấp thêm nhiều khía cạnh về:
- Tổng quan mức độ đô thị hóa và cơ sở hạ tầng TP. Thủ Đức đang như thế nào?
- Lợi tức đầu tư cho hình thức căn hộ là bao nhiêu?
- Muốn đầu tư an toàn thì cần có chiến lược như thế nào?
Nếu các bạn cũng đang quan tâm những câu hỏi trên, hãy tải ngay trọn bộ tại liệu "Tiềm năng Đầu tư Căn hộ TP. Thủ Đức" được phân phối ĐỘC QUYỀN và MIỄN PHÍ tại Rever
Tải tài liệu miễn phí TẠI ĐÂY!
Từ khóa liên quan