Sài Gòn xưa và nay: 10 công trình mang tính biểu tượng
26/08/2019
Sài Gòn - TP.HCM, đô thị phồn hoa bậc nhất Việt Nam. Cùng Rever tìm hiểu 10 công trình biểu tượng, là nét đặc trưng của Sài Gòn qua từng năm tháng
Sài Gòn - TP.HCM, đô thị phồn vinh bậc nhất nước ta với tốc độ phát triển chóng mặt qua từng ngày. Nhưng đâu đó, ở Sài Gòn vẫn tồn tại những công trình mang đậm dấu ấn thời gian, là biểu tượng mà khi nhắc tới Sài Gòn chúng ta có thể nhớ ngay đến nó.
1. Nhà Thờ Đức Bà:
Nhắc tới Sài Gòn, có lẽ địa danh đầu tiên mà chúng ta nghĩ tới ngay chính là Nhà thờ Đức Bà. Căn nhà thờ cổ kính, uy nghiêm đã tồn tại từ tận thời Pháp thuộc. Trải qua bao thăng trầm, căn nhà thờ tồn tại như một chứng nhân lịch sử cho cuộc kháng chiến hào hùng của cha ông ta.
Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn, có tên chính thức là "Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội" tạo lạc tại 01 Công xã Paris, Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM. Được khởi công xây dựng từ năm 1877 và hoàn thành vào 1880 do chính người Pháp xây dựng.
Cả công trình sở hữu nét xưa cổ kính, đậm chất kiến trúc Pháp. Trong quá trình xây dựng, toàn bộ vật liệu xây dựng từ xi măng, ốc vít, sắt thép đều được đem trực tiếp từ Pháp sang. Mặt trước nhà thờ Đức Bà, là bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình cao 4,6 m, nặng 8 tấn, bằng đá cẩm thạch trắng của Ý. Năm 1895, nhà thờ được xây dựng thêm hai tháp chuông, mỗi tháp cao 57,6m, gồm sáu chuông đồng nặng 25.850 tấn. Đây cũng là bộ chuông lớn nhất Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại
2. Dinh thống nhất:
Một công trình khác không kém phần nổi tiếng ở Sài Gòn đó chính là Dinh Độc Lập hay còn gọi là Dinh Thống Nhất. Đây từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Hiện nay, đã được chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.
Xây dựng trên phần đất rộng lớn với diện tích 12ha, bao gồm một tòa kiến trúc rộng hơn 80m, một phòng khách với sức chứa hơn 800 người. Phần lớn vật liệu xây dựng, nội thất đều được vận chuyển từ Pháp sang.
Dinh được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế xây dựng trên diện tích 4.500 m², diện tích sử dụng 20.000 m², gồm 3 tầng chính, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và 1 sân thượng cho máy bay trực thăng đáp xuống. Hơn 100 căn phòng của Dinh được trang trí theo phong cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng bao gồm các phòng khánh tiết, phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của Tổng thống và của Phó Tổng thống...
Giữa những năm 1960, có thể nói đây là công trình có quy mô lớn nhất miền Nam và có chi phí xây dựng cao nhất (hơn 150.000 lượng vàng). Ngày nay, công trình vẫn giữ được cho mình nét kiến trúc đặt trưng và là địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng của du khách khi ghé thăm Sài Gòn.
3. Bưu điện trung tâm
Bưu điện trung tâm Sài Gòn tọa lạc tại số 2, đường Công xã Paris, Quận 1. Đây là tòa nhà được người Pháp xây dựng trong khoảng 1886–1891 theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Villedieu cùng phụ tá Foulhoux. Đây là công trình kiến trúc mang phong cách châu Âu kết hợp với nét trang trí châu Á.
Trải qua hơn 100 năm tồn tại, Bưu điện trung tâm Sài Gòn cùng với Nhà thờ Đức Bà đã trở thành biểu tượng đẹp về kiến trúc độc đáo, là nơi lưu giữ các giá trị trường tồn mãi về sau cho Sài Gòn - TP.HCM
4. Chợ Bến Thành
Nguyên thủy, khu chợ nổi tiếng nhất Sài Gòn này đã tồn tại từ trước khi người Pháp xâm chiếm Gia Định. Vị trí cũ của khu chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé, cạnh một bến sông gần thành Gia Định (bấy giờ là thành Quy, còn gọi là thành Bát Quái). Lúc bấy giờ bến này dùng để cho hành khách vãng lai và quân nhân vào thành. Cái tên "Bến Thành" cũng xuất phát vì lẽ đó.
Tháng 2/1859, Pháp chiếm thành Gia Định rồi cho thiêu rụi toàn bộ thành phố, chợ Bến Thành cũ cũng bị phá hủy hoàn toàn. Năm 1860, người Pháp đã cho xây dựng lại chợ Bến Thành ở địa điểm cũ. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng khu chợ bị xuống cấp nặng nề. Đến năm 1911, người Pháp đã cho phá chợ và lựa chọn một địa điểm mới để xây dựng một khu chợ lớn và kiên cố hơn. Địa điểm được lựa chọn nằm gần ga xe lửa Mỹ Tho, cũng tức là địa điểm chợ Bến Thành ngày nay.
Đến ngày nay, khu chợ Bến Thành vẫn còn hoạt động rất đông đúc là địa điểm tham quan mua sắm đặc trưng, nổi tiếng của Sài Gòn mà hầu như du khách nào khi đến đây đều không thể bỏ qua.
6. Nhà hát thành phố
Đây cũng là một trong những công trình kiến trúc thuộc dạng lâu đời nhất của Sài Gòn với phong cách kiến trúc miền Tây Âu cổ kính. Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh hay còn gọi là Nhà hát Thành phố hoặc Nhà hát Lớn là một nhà hát có mặt tiền hướng ra Công trường Lam Sơn và đường Đồng Khởi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hoàn thành ngày 1/1/1900, ban đầu nhà hát được người Pháp xây dựng với dự định nơi đây sẽ trở thành một khu trung tâm giải trí dành riêng cho những nhân vật sang trọng. Trải qua nhiều sự tàn phá nặng nề của chiến tranh, nhà hát thành phố như bạn thấy ngày nay đã được chính quyền thành phố tiến hành tu bổ lại vào tháng 11 năm 2007, kinh phí dự trù là 1,6 tỷ đồng.
7. Sân bay Tân Sơn Nhất
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (trước đây được gọi là Phi trường Tân Sơn Nhứt) là cảng hàng không quốc tế lớn nhất ở miền Nam Việt Nam. Vơi diện tích 850ha, Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đứng thứ hai về mặt diện tích và đứng thứ nhất về mặt công suất nhà ga (công suất từ 15–17 triệu lượt khách/năm). Đây cũng là đầu mối giao thông quan trọng nhất của toàn bộ miền Nam Việt Nam. Năm 2016, sân bay Tân Sơn Nhất đã đã phục vụ hơn 32,6 triệu lượt khách, tăng 22,8% so với năm 2015. Và 38,5 triệu lượt khách năm 2018.
Sân bay được xây dựng vào năm 1930 ở làng Tân Sơn Nhứt, thuộc quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định. Chuyến bay đầu tiên từ Paris đến Sài Gòn ở sân bay Tân Sơn Nhất là vào năm 1933, chuyến bay này kéo dài 18 ngày. Năm 1938 Pháp cho thành lập Sở Hàng không Dân dụng. Năm 1956, Mỹ cho xây dựng sân bay rộng hơn, dài hơn 3000 m, bằng bê tông. Trong khi đó sân bay do Pháp xây dựng năm xưa dài hơn 1500 m, bằng đất đỏ.
Trong Chiến tranh Việt Nam, sân bay là căn cứ quân sự quan trọng của Quân đội Hoa Kỳ và của Không lực Việt Nam Cộng hoà. Sau khi Việt Nam thống nhất, sân bay tiếp tục được mở rộng để khai thác các chuyến bay trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, ngày nay diện tích sân bay chỉ còn 1/4 đến 1/5 so với phi trường Tân Sơn Nhứt năm 1975.
8. Đường hầm sông Sài Gòn
Khác với những công trình trên với các giá trị lịch sử lâu đời, đường hầm sông Sài Gòn được xem như biểu tượng hiện đại của thành phố. Đánh dấu thành tựu về khoa học kỹ thuật. Đây là một phần trong dự án Đại lộ Đông Tây nối Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh với Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Đường hầm có sáu làn xe ô tô, được dìm dưới lòng sông Sài Gòn (có ngầm đáy sông). Nguồn vốn đầu tư từ Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của chính phủ Nhật Bản có vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Lễ thông xe được diện ra vào chiều 20 tháng 11 năm 2011, với sự tham dự của khoảng 500 lãnh đạo của Việt Nam và Nhật Bản, lãnh sự quán các nước tại Thành phố Hồ Chí Minh cùng các tập đoàn đầu tư nước ngoài.
Đây là một dự án quan trọng, ngoài việc giúp giảm tỏa áp lực lưu thông cho cầu Sài Gòn, tuyến đường mới qua hầm rút ngắn thời gian từ trung tâm thành phố về các tỉnh miền Tây lẫn miền Đông, tạo nền tảng phát huy giao thương liên tỉnh.
Hầm Thủ Thiêm còn góp phần lớn trong việc tạo thành mạng lưới giao thông khá hoàn chỉnh cho khu Đông Sài Gòn, là động lực phát triển Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
9. Tòa nhà Bitexco
Suốt một thời gian dài, tòa nhà Bitexco được xem là biểu tượng cho sự phồn thịnh. Tòa nhà được xây trên diện tích gần 6.100 m². Tổng vốn đầu tư ước tính khoảng 400 triệu đôla Mỹ, do một tập đoàn đầu tư của Việt Nam là Bitexco Group đầu tư. Đây từng là tòa tòa nhà chọc trời cao nhất Sài Gòn cho đến khi bị soán ngôi bởi dự án tòa nhà Landmark 81.
Tòa nhà thương mại cao 68 tầng, cung cấp 37,000 m2 cho khu vực văn phòng, và hơn 8,000 m2 cho khu vực thương mại từ tầng 1 đến tầng 6. Hơn 600 m2 được thiết kế dành cho khu nhà hàng ẩm thực trên tầng 50, một nhà hàng cao cấp trên tầng 51 và một khu vực rộng hơn 300 m2 trên tầng 52 dành cho doanh nhân. Đây cũng là đầu tiên ở Việt Nam có bãi đáp trực thăng tại tầng 52.
10. Landmark 81
Ngày 26/7/2018, sau hơn 1.000 ngày xây dựng, Landmark 81 chính thức được khánh thành và hoạt động hạng mục đầu tiên (TTTM Vincom Center Landmark 81). Với chiều cao 461,3m cùng 81 tầng, Landmark 81 đã chính thức soán ngôi tòa nhà Bitexco trở thành tòa nhà cao nhất TP.HCM.
Thực tế, Landmark 81 còn là toàn nhà cao nhất Đông Nam Á và đứng 14 trong trong bảng xếp hạng các tòa nhà cao nhất thế giới.
The Landmark 81 (Vincom Landmark 81) nằm trong tổ hợp dự án Vinhomes Central Park, một dự án có tổng mức đầu tư 40.000 tỷ đồng, do Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Tân Liên Phát thuộc Vingroup làm chủ đầu tư. Đây được xem như biểu tượng thời đại mới của TP.HCM, là niềm tự hào của người dân Sài Gòn. Ở mọi vị trí trong thành phố bạn đều có thể dễ dàng nhận thấy tòa nhà cao chọc trời này.
Ngoài những thông tin thú vị trong bài viết trên, bạn có thể tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích khác qua tài liệu Rever biên soạn dưới đây:
Có thể bạn chưa biết:
- Chỉ mặt, gọi tên 11 rủi ro khiến nhà đầu tư bất động sản mất sạch vốn
- 3 cách đơn giản giúp bạn nhận biết ngay giấy tờ nhà đất giả
- 8 loại hình căn hộ thông dụng hiện nay
- Những chuyện bi hài nơi căn hộ chung cư (Kỳ cuối): Văn hóa... tùy tiện
- Các căn hộ chung cư Quận 7 đã tăng giá ra sao từ Mở bán đến Hiện tại?
Hoàng Triều
(Bài viết có sử dụng một số hình ảnh từ Internet)
Từ khóa liên quan