Bộ Giao thông lập 6 "siêu" đề án kết nối cơ sở hạ tầng trong năm 2019
14/01/2019
Năm 2019 được dự báo là sẽ nhiều sự thay đổi vượt bậc về mặt cơ sở hạ tầng giao thông và hiện tại Bộ Giao thông lập 6 "siêu" đề án giúp cải thiện tình hình kết nối giữa các tỉnh thành trong cả nước.
Năm 2019 được dự báo là sẽ nhiều sự thay đổi vượt bậc về mặt cơ sở hạ tầng giao thông và hiện tại Bộ Giao thông lập 6 "siêu" đề án giúp cải thiện tình hình kết nối giữa các tỉnh thành trong cả nước.
Lập 6 "siêu" đề án kết nối cơ sở hạ tầng trong năm 2019
Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể vừa ký văn bản yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam hoàn thiện các Đề án phát triển hạ tầng giao thông đường bộ và tăng hiệu quả quản lý khai thác Cảng hàng không quốc tế Long Thành; cảng biển Hải Phòng trong tháng 4/2019.
Cụ thể, Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm lập 4 Đề án gồm:
– Kết nối mạng giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc.
– Kết nối mạng giao thông Khu vực Đông Nam Bộ.
– Kết nối mạng giao thông các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long.
– Kết nối mạng giao thông các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Với 4 đề án kể trên, các vấn đề về việc phân tích, đánh giá toàn diện hiện trạng kết cấu hạ tầng giao thông của khu vực; kết nối hạ tầng giao thông với các cảng biển, các khu công nghiệp, các cửa khẩu, các trung tâm chính trị, kinh tế của vùng... cũng được nêu ra cụ thể, rõ ràng.
Bên cạnh các đề án dành cho đường bộ thì Cục Hàng hải Việt Nam và Cục Hàng không Việt Nam cũng lập ra hai đề án khác nhằm đánh giá tổng thể tình hình hiện tại đồng thời đưa ra những giải pháp tối ưu giúp cải thiện giao thông thuộc hai lĩnh vực này. Hai đề án này cụ thể như sau:
– Đề án nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác cảng biển Hải Phòng, bao gồm các khu bến của Cảng biển Hải Phòng hiện hữu và khu bến cảng Lạch Huyện.
– Đề án nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác Cảng Hàng không quốc tế Long Thành.
Theo dự kiến, cả 6 đề án nói trên có thời hạn các đơn vị phải hoàn thiện và trình lên Bộ trưởng GTVT trong tháng 4/2019. Và nếu những đề án này được đưa vào thực tiễn thì sẽ làm thay đổi toàn diện về mặt kinh tế – chính trị – xã hội của nhiều tỉnh thành trong cả nước.
Phối cảnh sân bay quốc tế Long Thành
Đề án giao thông thúc đẩy thị trường bất động sản TP.HCM tăng trưởng
Có thể nói với hai trong số 6 đề án xây dựng cơ sở giao thông tại khu vực Đông Nam Bộ và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ giúp cho thị trường bất động sản cũng như dự án phát triển đô thị tại đây tăng trưởng mạnh.
Đặc biệt, kết hợp hai đề án kể trên với chính sách phát triển và mở rộng đô thị của chính quyền TP.HCM thì chẳng mấy chốc các tỉnh vùng ven như: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang... sẽ xuất hiện sự “bùng nổ” về thị trường nhà đất.
Có thể nói đối với thị trường bất động sản tại các khu vực Đông Nam Bộ và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long thì những đề án triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông là vô cùng cần thiết để thúc đẩy sự phát triển và thu hút các nhà đầu tư tìm đến.
Tính đến thời điểm hiện tại thì một số khu vực thuộc các tỉnh kể trên như: Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú, Đức Hòa, Cần Giuộc, Thuận An, Bến Cát, Tân Uyên, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Long Thành, Vĩnh Cửu, Bình Phước... được xem là “điểm đến” sáng giá đối với nhiều nhà đầu tư bởi tốc độ phát triển cao, diện tích đất rộng rãi có mức giá còn khá “mềm” và dễ tìm thấy những lô đất có vị trí đẹp nhưng vì hạn chế về giao thông cũng như cơ sở hạ tầng cho nên nhà đầu tư vẫn còn do dự khi “xuống tiền”.
Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào cũng có tư tưởng “an phận” chọn các khu vực đã phát triển để đầu tư sinh lời mà vẫn có một số người chọn phương pháp khá mạo hiểm là đầu tư vào những nơi còn thiếu thốn cơ sở vật chất vì theo họ lý giải: đất thành phố thì trước sau cũng cạn, dân càng ngày càng đông nên sớm muộn chuyện các tỉnh vùng ven “bùng nổ” thị trường là điều chắc chắn!
Đề án giao thông giúp thúc đẩy thị trường bất động sản TP.HCM tăng trưởng mạnh trong tương lai
Thêm vào đó, với giá mua bán bất động sản ở các khu vực trung tâm TP.HCM đang tăng cao như hiện tại thì khi đầu tư vào khả năng sinh lời không cao. Một lô đất ở trung tâm Sài Gòn giá trung bình đã từ 30 – 40 triệu đồng/m2 thậm chí là cao hơn mà diện tích lại hạn chế cho nên khi xây dựng nhà để ở cũng khó khăn hay sang nhượng lại cũng chỉ có thể chênh lệch từ 10 – 20 triệu/m2.
Nhưng đối với đất vùng ven TP.HCM thì rẻ hơn rất nhiều, mức cao nhất cũng chỉ khoảng 20 – 25 triệu đồng/m2 mà diện tích lại rộng rãi cho nên một số nhà đầu tư có tầm nhìn đã mua sẵn chờ thời. Và khi những đề án về giao thông kể trên được triển khai thì chúng ta có thể hình dung giá cả thị trường bất động sản tại những vùng đất này tăng giá ra sao.
Ví dụ thực tiễn nhất chính là khu đất Phú Mỹ Hưng ở Quận 7, từ vài chục ngàn/m2 cho đến nay đã tăng nhanh, mức cao nhất khoảng từ 240 triệu đồng/m2 trở lên tại một số vị trí đẹp. Hay khu Quận 2, từ năm 1996 đến 2008 giá đất chỉ đạt mức từ 150.000 đến 200.000 đồng/m2 nhưng hiện tại giá đất Quận 2 không ngừng tăng cao và có nơi đã đạt mốc trên 210 triệu/m2.
Có thể khi nghe đến đây nhiều nhà đầu tư sẽ cho rằng việc “ngâm” đất chờ thời như vậy thì sẽ dễ rơi vào tình trạng chôn vốn nhưng theo khía cạnh đầu tư thì hiện nay các dạng “buôn nhanh – bán nhanh” trong vòng vài tháng đang dần biến mất khỏi thị trường chung.
Vì theo xu hướng phát triển mới thì hầu hết các khu đô thị dù thuộc bất kỳ tỉnh thành nào cũng cần có thời gian để đầu tư nhiều hạng mục công trình xây dựng đường sá và thêm một khoảng thời gian nữa để thu hút dân cư tìm đến sinh sống. Bởi đó mới là giải pháp phát triển bền vững và lâu dài cả về mặt xã hội lẫn kinh tế.
Thị trường bất động sản hiện tại cần những kế hoạch đầu tư lâu dài để nắm bắt tốt cơ hội
Có thể nói Nhơn Trạch chính là ví dụ điển hình cho dấu hiệu thoái trào của việc đầu cơ, mua bán nhanh chóng bất động sản. Hơn 20 năm trước tại Nhơn Trạch ào lên “cơn sốt” nhà đất và nhiều nhà đầu tư đổ xô vào mua đi bán lại nhưng lại quên rằng thời điểm đó đường xá chưa có thì khả năng kết nối với những vực lân cận là bằng 0.
Do đó, tại thời điểm hiện này muốn đầu tư bất động sản khu vực ven TP.HCM đòi hỏi các nhà đầu tư cần sự kiên nhẫn cao. Và các đề án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Bộ Giao thông kể trên sẽ là “đòn bẩy” cho sự tăng trưởng của các thị trường tiềm năng.
Và trong năm 2019, khi những dự án này được khởi động thì đây sẽ là tín hiệu đáng vui mừng cho thị trường bất động sản Việt Nam nói chung và khu vực miền Nam, đặc biệt là TP.HCM nói riêng.
Sau khi xem qua những thông tin trên, nếu bạn cần hỗ trợ tìm kiếm sản phẩm bất động sản phù hợp với nhu cầu thì hãy liên hệ ngay với Rever qua số Hotline: 0901 777 667 để được tư vấn trực tiếp.
Hoặc tham khảo thông tin trong tài liệu dưới đây:
Có thể bạn quan tâm:
- Thị trường căn hộ TP.HCM năm 2019: Chờ những dự án lớn
- Bảng giá nhà đất quận Tân Bình giai đoạn 2015 - 2019
- Nhà đầu tư tại TP.HCM đổ xô "săn lùng" bất động sản cuối năm
- Thị trường bất động sản biển 2019: Dòng tiền sẽ đổ vào phân khúc nào?
- Năm 2019: Đất nền vẫn là phân khúc chủ đạo của thị trường
Xuân Anh (TH)
Từ khóa liên quan