Những điều bạn cần biết về hợp đồng ủy quyền mua bán bất động sản
12/12/2018
Vấn đề mua bán bất động sản ủy quyền đang ngày càng trở nên phổ biến hơn nhất là tại các vùng ven thành phố. Hình thức này mang đến nhiều rủi ro mà bạn có thể chưa biết!
Vấn đề mua bán bất động sản ủy quyền đang ngày càng trở nên phổ biến hơn nhất là tại các vùng ven thành phố. Hình thức này mang đến nhiều rủi ro mà bạn có thể chưa biết!
Hợp đồng ủy quyền mua bán bất động sản là gì?
Hiện nay, các khu nhà phố, đất nền vùng ven đang tạo nên cơn sốt trên thị trường bất động sản thu hút nhiều nhà đầu tư tìm đến. Và bên cạnh những căn nhà, những lô đất có giấy tờ pháp lý rõ ràng thì cũng có những loại bất động sản theo dạng thừa kế hoặc sang nhượng qua nhiều đời chủ chỉ bằng hình thức giấy viết tay... đang được rao bán với mức giá cực kỳ hấp dẫn.
Để thuận lợi bán được những loại bất động sản chưa đủ điều kiện pháp lý này thì hai bên người bán và người mua đồng ý hợp thức hóa giao dịch bằng hợp đồng ủy quyền. Trong đó, bên bán (bên ủy quyền), ủy quyền cho bên mua (bên được ủy quyền) toàn quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt bất động sản.
Mặc dù trên thực tế, hình thức mua bán này không phải là hiếm nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro về pháp lý lẫn tiền bạc mà người mua nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định đầu tư.
Một số rủi ro từ việc mua bán bất động sản bằng hợp đồng ủy quyền
Rủi ro số 1: Trường hợp thường gặp nhất là khi bất động sản có chiều hướng biến động tăng hoặc giảm thì người mua hoặc người bán có thể yêu cầu tòa án tuyên bố vô hiệu hóa hợp đồng ủy quyền trên cơ sở đây là loại hợp đồng dùng để che giấu giao dịch bất động sản.
Rủi ro số 2: Theo điều luật 589 Bộ Luật Dân sự: Hợp đồng ủy quyền sẽ bị chấm dứt dù các bên có thỏa thuận khác trong trường hợp người ủy quyền hoặc người được úy quyền chết, bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích.
Bất động sản mua theo dạng ủy quyền thường đem đến rủi ro cao
Rủi ro số 3: Theo điều luật 588 Bộ Luật Dân sự: bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Rủi ro số 4: Bên ủy quyền có nghĩa vụ với bên thứ ba như: vay nợ ngân hàng, nợ thuế, nợ đối tác... nhưng không có khả năng chi trả thì phần tài sản của người ủy quyền sẽ bị tòa án phong tỏa, kê biên và phát mãi theo đơn yêu cầu do chủ nợ gửi lên cơ quan chức năng; trong đó bao gồm bất động sản đã được ủy quyền theo hợp đồng trước đó.
Rủi ro số 5: Trong trường hợp bất động sản được ủy quyền có nguồn gốc phi pháp do phạm tội mà có hoặc là tang vật của vụ án thì người ủy quyền và người được ủy quyền đều phải chịu trách nhiệm pháp lý trước cơ quan tố tụng.
Rủi ro số 6: Gặp khó khăn khi vay vốn ngân hàng bằng hình thức thế chấp tài sản do ngân hàng e ngại tính chất pháp lý của bất động sản ủy quyền.
Nên suy nghĩ thận trọng trước khi đầu tư bất động sản để tránh "tiền mất tật mang"
Rủi ro số 7: Dễ xảy ra tranh chấp do một trong hai bên muốn “lật lọng” sau khi thực hiện hợp đồng ủy quyền.
Rủi ro số 8: Người ủy quyền có thể ủy quyền cho nhiều người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của người được ủy quyền. Dẫn đến sự tranh chấp, kiện tụng giữa những người được ủy quyền.
Trên đây là một số vấn đề có thể xảy ra khi bạn thực hiện mua bán bất động sản dưới hình thức sử dụng hợp đồng ủy quyền. Do đó, thay vì chọn hình thức nhiều rủi ro này, bạn nên tìm mua các bất động sản có giấy tờ pháp lý rõ ràng để tránh xảy ra những sự cố ngoài ý muốn.
Sau khi xem qua những thông tin trên, nếu bạn cần hỗ trợ thêm thì hãy liên hệ ngay với Rever qua số Hotline: 0901 777 667 để được tư vấn trực tiếp.
Hoặc tham khảo thông tin trong tài liệu dưới đây:
Có thể bạn quan tâm:
- Làm thế nào để chọn một sàn giao dịch bất động sản tốt khi mua nhà?
- Mua đất thổ cư cần lưu ý những gì để tránh tiền mất tật mang?
- Kiến nghị tách thửa Bình Quới - Thanh Đa tác động thế nào đến đầu tư bất động sản TP.HCM?
- Những công trình giao thông tác động mạnh đến bất động sản Quận 7
- Chính sách đầu tư hạ tầng tạo động lực phát triển cho thị trường đất nền Long An
Xuân Anh (TH)
Từ khóa liên quan