Những dự án bất động sản tỉ USD hứa hẹn bùng nổ trong năm 2019
02/01/2019
Thị trường bất động sản 2018 đã đón nhiều dự án quy mô lớn có vốn nước ngoài tạo đà cho địa ốc 2019 tăng trưởng. Vậy đó là những dự án tỉ USD nào, thuộc khu vực, phân khúc nào và tiềm năng đầu tư ra sao?
Thị trường bất động sản 2018 đã đón nhiều dự án quy mô lớn có vốn nước ngoài tạo đà cho địa ốc 2019 tăng trưởng. Vậy đó là những dự án tỉ USD nào, thuộc khu vực, phân khúc nào và tiềm năng đầu tư ra sao?
Bức tranh thị trường BĐS năm 2018 ghi nhận nhiều dự án lớn được đầu tư, trong đó Nhật Bản đứng đầu trong danh sách các quốc gia, khu vực có dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư là 8,6 tỉ USD trong năm 2018. Dự báo những siêu dự án “lộ diện” trong năm 2018 sẽ tác động lớn đến thị trường BĐS năm 2019 và các năm tiếp theo.
Dự án Công viên Mũi Đèn Đỏ và khu nhà ở đô thị Saigon Peninsula (quận 7, TP.HCM)
Khu Công viên Mũi Đèn Đỏ và Khu nhà ở đô thị 6 tỉ USD Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công viên Mũi Đèn Đỏ và khu nhà ở đô thị (có tên thương mại là Saigon Peninsula) là siêu dự án khu đô thị 6 tỷ USD lớn nhất TP.HCM. Vị trí nằm tại P. Phú Nhuận, quận 7, TP.HCM, giáp với rạch Bà Bướm và sông Sài Gòn trên đường Đào Trí, khu vực này còn được gọi là khu Mũi Đèn Đỏ.
Toàn bộ diện tích lập quy hoạch dự án khoảng 117ha, trong đó có khu công viên hỗn hợp đa chức năng khoảng 82ha và khu đô thị nhà ở khoảng 35ha.
Dự án Saigon Peninsula giáp rạch Bà Bướm và sông Sài Gòn, có lợi thế mảng xanh lớn
Theo quy hoạch, khu công viên đô thị này gồm có chức năng căn hộ cao cấp, biệt thự nghỉ dưỡng, cao ốc văn phòng hạng A, khách sạn 5 sao, cảng tàu khách quốc tế… Hiện tại, theo quan sát, chủ đầu tư đang triển khai xây dựng hạ tầng nội khu và nhà điều hành dự án, đặc biệt là hệ thống đê kè bao quanh toàn bộ khu đất rộng lớn này.
Xây khu đô thị sáng tạo ở khu Đông Sài Gòn
Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân đề xuất ý tưởng xây dựng khu đô thị sáng tạo khu Đông Sài Gòn với tham vọng đây sẽ là "thung lũng silicon" đầu tiên của Việt Nam. Cụ thể là khu công nghệ cao (quận 9); làng đại học quốc gia hơn 80.000 sinh viên, giảng viên (quận Thủ Đức) và khu đô thị mới, trung tâm tài chính Thủ Thiêm (quận 2).
Theo chủ trương, khu đô thị sáng tạo sẽ là nơi có công nghệ cao nhiều nhất, nơi nghiên cứu đại học lớn nhất đồng thời cũng là nơi có triển vọng khu đô thị tốt nhất thành phố.
Ngay thời điểm này, thông tin triển khai xây khu đô thị sáng tạo tại 3 quận khu Đông Sài Gòn đã khiến bất động sản khu vực này càng tăng hấp lực. Nhiều chủ đầu tư đã đưa thông tin này vào các quảng cáo bán hàng và coi đây là một lợi thế lớn của dự án.
Dự án khu đô thị sáng tạo giúp bất động sản khu Đông Sài Gòn tăng trưởng "chóng mặt" - ảnh: Zing News
Thành Phố Thông minh tại Hà Nội trị giá hơn 4 tỉ USD
Dự án xây dựng đô thị thông minh tại xã Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội là dự án lớn nhất được cấp phép trong 7 tháng đầu năm 2018 với tổng vốn đầu tư lên đến 4,138 tỷ USD, do Sumitomo Corporation (Nhật Bản) đầu tư.
Theo đề xuất, dự án có quy mô 271,82ha, số vốn đầu tư đăng ký dự án vào khoảng 94.348 tỷ đồng (tương đương 4,138 tỷ USD). Vốn góp để thực hiện dự án là 14.260 tỷ đồng (625,4 triệu USD), trong đó nhà đầu tư Nhật góp 50%, còn lại là các nhà đầu tư Việt Nam.
Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành vào năm 2030. Các nhà đầu tư đề xuất thành lập 5 công ty để thực hiện 5 dự án thành phần, thời gian hoạt động 50 năm. Dự án thành phần số 1 có tổng vốn đầu tư gần 13.000 tỷ đồng, quy mô hơn 73ha, được thực hiện trong giai đoạn 2018-2030. Sau đó, 4 dự án thành phần còn lại sẽ lần lượt được triển khai.
Tham vọng của các nhà đầu tư là xây dựng dự án thành phố thông minh hiện đại vào hàng bậc nhất Đông Nam Á. Quy mô, tầm vóc của dự án này không chỉ đem lại doanh thu khổng lồ cho các nhà đầu tư mà còn ảnh hưởng lớn đến thị trường bất động sản ở bờ bên kia sông Hồng.
Đại siêu thị Lotte Mall lớn nhất Hà Nội rục rịch triển khai
Năm 2018 chứng kiến dự án Lotte Mall Hà Nội "tái khởi động" với tổng vốn đầu tư đăng ký 600 triệu USD, do nhà đầu tư Hàn Quốc đầu tư với mục tiêu xây dựng khu tổ hợp tiêu chuẩn quốc tế cao cấp bao gồm trung tâm thương mại, khách sạn, văn phòng, căn hộ du lịch kinh doanh lưu trú ngắn ngày.
Dự án có quy mô rộng tới 7,3ha, được chủ đầu tư giới thiệu có tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng này có tổng diện tích sử dụng lên đến 200.000 m2 (siêu thị lớn nhất trên địa bàn Hà Nội). Các không gian được bố trí trong trung tâm gồm có khu vực bán lẻ, với 1.200 cửa hàng, 48 nhà hàng, quán cafe, siêu thị rộng khoảng 8.500 m2, với sự xuất hiện của nhiều tên tuổi lớn trong và ngoài nước, khu vui chơi giải trí. 71.000 m2 tầng hầm dành cho nơi để xe. Ngoài ra, nơi đây còn có một trung tâm chiếu phim đa năng với 12 rạp màn hình rộng…
Tuy nhiên, sau khi xây dựng xong phần móng thì thị trường BĐS gặp khó khăn, số phận đại siêu thị này cũng chìm theo năm tháng.
Đến giữa năm 2017, Tập đoàn Lotte đã mua lại dự án Ciputra Mall của Công ty TNHH phát triển đô thị Nam Thăng Long. Giá trị của thương vụ này không được các bên tiết lộ, tuy nhiên sau khi thương vụ diễn ra, TP. Hà Nội đã cấp phép một dự án trung tâm thương mại mới cho Lotte với tổng vốn đầu tư lên tới 300 triệu USD.
Mới đây nhất, một nguồn tin từ Tập đoàn Lotte tiết lộ trên truyền thông rằng để triển khai dự án này Lotte sẽ tăng gấp đôi vốn đầu tư so với dự tính ban đầu lên 600 triệu USD với mục đích mở rộng các hạng mục của Dự án Lotte Mall Hanoi (tên mới của Dự án Ciputra Hanoi Mall sau khi Lotte mua lại). Đại diện Lotte cũng tiết lộ dự án sẽ khởi công vào cuối năm 2018 và dự định hoàn thiện vào năm 2021.
Golden Hills City Đà Nẵng và dự án Vệt 50m đầu tư 1,67 tỉ USD
Đây cũng là năm chứng kiến loạt siêu dự án BĐS Đà Nẵng trước cửa "hồi sinh" mới.
Cụ thể, dự án Golden Hills City và dự án Vệt 50m khi xuất hiện đối tác mới và hé lộ nguồn tiền đầu tư ngàn tỷ đồng. Golden Hills City và dự án Vệt 50m có tổng diện tích lên tới 29ha bám mặt đường Nguyễn Tất Thành - tại cửa ngõ Tây Bắc Đà Nẵng do Công ty Cổ phần Trung Nam (Trung Nam Group) thông qua công ty con là Trung Nam Land làm chủ đầu tư từ 2011 với số vốn lên đến 1,67 tỷ USD.
Golden Hills City có vị trí đẹp tại cửa ngõ Tây Bắc Đà Nẵng
Sau 7 năm, mới đây, đã xuất hiện đối tác mới khi Trung Nam Group ký Hợp đồng hợp tác đầu tư xây dựng và kinh doanh với Công ty TNHH Thịnh Phát Hà Nội từ giữa 2017. Đến nay Thịnh Phát Hà Nội đã chuyển nguồn tiền gần 1.500 tỷ để thúc đẩy dự án, đổi lại chủ dự án sẽ chuyển giao các sổ đỏ các khu đất thuộc dự án.
Đề xuất đầu tư 3 siêu dự án 15 tỷ USD tại Vân Đồn
Cũng trong năm 2018, Tập đoàn Vision Transportation Group (VTG), Công ty Đầu tư và phát triển Sunny World và Công ty CP Đầu tư xây dựng Hải Đăng đề xuất đầu tư 3 siêu dự án với tổng mức đầu tư 10 - 15 tỷ USD tại Vân Đồn, gồm:
- Dự án đầu tư đường sắt cao tốc kết nối Móng Cái - Vân Đồn có chiều dài khoảng 100km, kết nối khu vực cửa khẩu Móng Cái đến Vân Đồn với ga trung tâm tại Khu đô thị phức hợp phía Bắc đảo Cái Bầu; kết nối với hệ thống đường sắt quốc gia, vận chuyển hàng hóa và hành khách.
- Dự án Khu đô thị phức hợp phía Bắc đảo Cái Bầu tại Khu kinh tế Vân Đồn có tổng diện tích dự kiến khoảng 5.000ha, sẽ được phát triển thành khu dân cư mới kết hợp chức năng thương mại dịch vụ và được kết nối với sân bay Vân Đồn, nhà ga xe lửa và dự án Con đường di sản ở bờ Nam.
- Dự án Khu đô thị công nghiệp, cảng nước sâu Hòn Nét - Con Ong có tổng mức đầu tư 1,2 tỷ USD, quy mô 500ha, sẽ được xây dựng theo từng giai đoạn. Trong đó, giai đoạn đầu là một bến cảng đa năng dài 350 - 400m, có thể xử lý các tàu 150.000 tấn và xà lan.
Siêu dự án Laguna Lăng Cô tại Huế
Siêu dự án Laguna Lăng Cô được cấp phép tăng vốn 2 tỷ USD kinh doanh casino Chủ đầu tư Singapore đã nhận giấy phép đầu tư và kinh doanh casino cho dự án Laguna Lăng Cô từ UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Singapore.
Laguna Lăng Cô có vị trí vươn ra biển và là nơi chơi casino hợp pháp tại Huế
Theo giấy phép này, Công ty TNHH Laguna Việt Nam sẽ được tăng vốn điều lệ từ 175 triệu USD lên 300 triệu USD và tăng vốn đầu tư dự án từ 875 triệu USD lên 2 tỷ USD để bổ sung hoạt động kinh doanh casino và đầu tư thêm các hạng mục công trình. Với vốn đầu tư đăng ký của dự án này là 875 triệu USD, diện tích sử dụng đất 280 ha tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên - Huế). Dự án đã đưa vào vận hành giai đoạn 1 là khách sạn Angsana Lăng Cô với 229 phòng, trong đó có 100 phòng có hồ bơi riêng, sân golf … với số vốn đầu tư 230 triệu USD.
Hiện tại, nhà đầu tư đang triển khai giai đoạn 2 của dự án với vốn đầu tư gần 300 triệu USD gồm: khách sạn 5 sao 300 phòng, phòng hội nghị, 50 cửa hàng bán lẻ, 249 căn biệt thự. Cho đến thời điểm hiện tại, dự án đã hoàn thành khu Laguna Park với vốn đầu tư đã thực hiện hơn 40 triệu USD.
Theo đề xuất của nhà đầu tư, Tập đoàn Banyan Tree Holding và Công ty TNHH Laguna Việt Nam muốn tăng vốn lên 2 tỷ USD nhằm mở rộng quy mô kinh doanh, tổ chức hoạt động kinh doanh casino tại Khu nghỉ dưỡng Laguna Lăng Cô.
Trong giai đoạn 2 (2016 – 2020), dự án có quy mô gần 30,2 ha, vốn dự kiến 790 triệu USD. Gồm 2 khách sạn 5 sao với 1.000 phòng, trung tâm thương mại cao cấp, casino, 1.653 biệt thự…Giai đoạn 3 (2021 – 2025) quy mô 12,46 ha vốn đầu tư 292,9 triệu USD. Gồm 2 khách sạn 5 sao với 900 phòng, 250 biệt thự để bán. Giai đoạn 4 (2026 – 2030) quy mô gần 58,4 ha với vốn 707 triệu USD. Gồm 2 khách sạn 5 sao 1.000 phòng, 315 biệt thực để bán
Có thể bạn quan tâm:
- Vốn 1 tỷ đồng nên đầu tư đất nền ở TP.HCM hay vùng giáp ranh?
- Đất nền Long An năm 2019 sẽ biến động như thế nào?
- Muốn xin tách thửa đất ở Long An, phải làm sao?
- Đề xuất có khu kinh tế Long An trên trục kết nối TPHCM - Long An - Tiền Giang
- Đất nền Long An được lợi gì sau khi tỉnh lộ 830 nâng cấp, mở rộng?
- Bất động sản Long An hưởng lợi thế nào từ chính sách giãn dân?
- Dòng vốn tỷ USD rầm rộ đổ vào bất động sản Long An
- Bất động sản Đức Hòa Long An: "Điểm nóng" đầu tư thời điểm cuối năm 2018
- 5 bí quyết đầu tư đất nền dự án không bao giờ lỗi thời
- Nên mua đất nền Bình Chánh hay đất nền Long An ở thời điểm này?
- 5 lý do nên mua đất nền Long An thời điểm này
Theo Trí Thức Trẻ
Từ khóa liên quan