Chỉ mặt, gọi tên 11 rủi ro khiến nhà đầu tư bất động sản mất sạch vốn

Đầu tư bất động sản có thể đem lại cho bạn khoản lợi khổng lồ những đồng thơi nó cũng tồn tại những rủi ro có thể khiến bạn mất tất cả

Đầu tư vào bất động sản có thể đem đến cho bạn những khoản lợi nhuận khổng lồ nhưng đồng thời chúng cũng tồn tại những rủi ro có thể khiến bạn mất tất cả. Cùng Rever tìm hiểu 11 rủi ro khiến nhà đầu tư bất động sản mất sạch vốn để rút ra kinh nghiệm cần thiết cho mình.

852d3b15-64cd-4da2-a961-cc1a700ecfa6

Luật sư điều hành Công ty Luật LPVN, Nguyễn Văn Lộc cùng Giám đốc Công ty Luật Thịnh Việt Trí, Lương Ngọc Đinh và chuyên gia pháp lý Nguyễn Tấn Phong vừa công bố Cẩm nang rủi ro nhà đầu tư cần biết để tránh trắng tay khi đổ tiền vào bất động sản.

Theo ông Nguyễn Văn Lộc, luật sư điều hành công ty luật LPVN, đại diện cho nhóm chuyên gia cho biết các giao dịch bất động sản luôn có muôn hình vạn trạng những kiểu rủi ro tiềm ẩn, người mua, nhà đầu tư thường rất bị động trước những tình huống phức tạp nên cần phải thận trọng và kỹ lưỡng trước khi xuống tiền. 11 rủi ro khi đầu tư bất động sản dưới đây là những trường hợp điển hình đã được khảo sát, đánh giá từ những va chạm trong thực tế.

Rủi ro thứ nhất khi đầu tư bất động sản: Vướng quy hoạch

Đây là rủi ro khá thường xảy ra mà nguyên nhân có thể do người mua không chịu kiểm tra, tìm hiểu thông tin hoặc do người bán không cung cấp, cung cấp thông tin sai lệch (có thể do vô ý hoặc cố ý). Khi nhà đất bạn dự định mua thuộc diện quy hoạch, có quyết định thu hồi đất có thể khiến bạn thiệt hại nặng nề, thậm chí là mất trắng.

Bạn có thể hoàn toàn tránh được rủi ro này bằng cách chủ động kiểm tra thông tin về nhà đất trước khi tiến hành giao dịch.

4-25

Bạn nên chủ động tìm hiểu các thông tin quy hoạch nhà đất để tránh các rủi ro đáng tiếc trước khi đầu tư bất động sản

Rủi ro thứ hai khi đầu tư bất động sản: Vướng phải dự án thế chấp

Nếu mua phải nhà, đất, nhất là với các dự án đang bị thế chấp ngân hàng mà chưa tiến hành giải chấp tại thời điểm bán có thể khiến bạn trắng tay.

Cách đề phòng tốt nhất là yêu cầu người bán, chủ đầu tư xuất trình các giấy tờ chứng minh dự án chưa từng thế chấp ngân hàng hoặc nếu đã thế chấp thì phải được giải chấp trước khi tiến hành việc mua bán.

Rủi ro thứ ba khi đầu tư bất động sản: Mua phải tài sản đang bị chiếm dụng

Với trường hợp này, lỗi phần lớn nằm ở người mua khi không chịu tìm hiểu kỹ thông tin, mua phải nhà đất thuộc diện đang tranh chấp hoặc đang bị ngăn chặn giao dịch. Có bên thứ ba đang chiếm dụng để khai thác, sử dụng. Ví dụ: thuê, ở hợp pháp, tranh chấp lối đi chung...

Rủi ro thứ tư khi đầu tư bất động sản: Rủi ro vì mua phải nhà đất chưa đủ điều kiện bán

Đây là trường hợp khá thường gặp đối với các dự án nhà, đất. Người đầu tư mua phải các dự án chưa được hoàn tất các thủ tục pháp lý, chưa đủ điều kiện bán. Rơi vào các trường hợp này đa phần sẽ khiến người đầu tư gặp rủi ro rất lớn do nguy cơ dự án bị treo, bị đình chỉ là rất cao. Thêm nữa, khi chủ đầu tư bán cho bạn các sản phẩm chưa đủ cơ sở pháp lý cũng nói lên mức độ uy tín của chủ đầu tư này. Khả năng bạn bị chủ đầu tư lừa, ôm tiền bỏ trốn là hoàn toàn có thể xảy ra. 

Vì vậy, trước khi đặt bút ký hợp đông mua bán nhà đất, hãy yêu cầu chủ đầu tư trình bày đầy đủ các giấy tờ, thủ tục pháp lý cần thiết theo quy định pháp luật.

Trước khi ký hợp đồng mua bán nhà đất, bạn cần yêu cầu bên bán xuất trình đầy đủ các giấy tờ pháp lý liên quan

Rủi ro thứ năm khi đầu tư bất động sản: Hợp đồng mua bán sai chuẩn

Theo quy định của pháp luật hiện hành, các hợp đồng mua bán nhà đất hiện nay phải được lập thành văn bản, ký kết và công chứng. Nhưng thực tế, vẫn còn khá nhiều trường hợp các hợp đồng mua bán được thực hiện bằng giấy tay, không qua công chứng hay thậm chí là bằng cam kết "miệng" khiến người mua rất dễ gặp phải rủi ro bị lừa đảo.

Đặc biệt, thời gian gần đây xuất hiện khá nhiều trường hợp người dân vị lừa đảo mua bán nhà đất thông qua hình thức lập vi bằng bạn cũng cần phải chú ý.

Rủi ro thứ sáu khi đầu tư bất động sản: Giao dịch "đúng thời điểm, nhưng không đúng người"

Trường hợp này có thể xảy ra khi bất động sản tiến hành giao dịch thuộc sở hữu của một người lại được người khác đứng ra giao dịch thay nhưng không có giấy tờ ủy quyền. Hoặc tài sản do nhiều người đứng tên đồng sở hữu nhưng chỉ có một bên đứng ra giao dịch.

Ví dụ: Tài sản của vợ, chồng nhưng chỉ có vợ hoặc chồng đứng ra giao dịch mà chưa có sự chấp thuận của người còn lại hoặc tài sản nhà đất của ông bà, bố mẹ nhưng con cháu lại đứng ra tiến hành giao dịch

Rủi ro thứ bảy khi đầu tư bất động sản: Không chú ý kỹ khi tiến hành đặt cọc

Mâu thuẫn sẽ xuất hiện khi trong quá trình giao dịch, một bên yêu cầu hủy cọc, ngừng giao dịch hoặc tiếp tục nhưng bên còn lại không đồng ý và muốn giải quyết theo các điều khoản thỏa thuận. Nhưng vấn đề ở đây là các điều khoản, thỏa thuận về tiền cọc, đền bù cọc lại khá mập mờ, không rõ ràng khiến cho rủi ro bị nghiêng về một bên. Trường hợp tệ nhất là một bên phải bị mất cọc hoặc đền bù tiền cọc vô lý chỉ vì các điều khoản không rõ ràng này.

Các điều khoản về tiền đặt cọc cũng cần phải hết sức chú ý nếu không muốn mất tiền oan 

Rủi ro thứ tám khi đầu tư bất động sản: Rủi ro khi "né thuế"

Có khá nhiều trường hợp vì muốn giảm số tiền thuế phải đóng khi phát sinh giao dịch mua bán nhà đất mà bên bán tiến hành kê khai giá trị trên hợp đồng mua bán nhà đất có công chứng thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế ghi trên hợp đồng đặt cọc trước đó. Và tất nhiên, nếu sau khi ký kết hợp đồng, công chứng một bên thay đổi quyết định hoặc cố tình vi phạm hợp đồng, ví dụ như bên mua chỉ muốn trả đúng số tiền trên hợp đồng mua bán đã công chứng thì rất dễ phát sinh xung đột.

Rủi ro thứ chín khi đầu tư bất động sản: Chất lượng bất động sản không đảm bảo

Đối với các dự án nhất là các dự án hình thành trong tương lai thì rủi ro người mua nhận được sản phẩm không đúng với kỳ vọng, sai thiết kế là hoàn toàn có thể xảy ra, nhất là khi người mua kiểm tra chất lượng nhà đất hời hợt, không đầy đủ hạng mục và không chính thống. Điều này khiến cho giá trị bất động sản sẽ giảm mạnh gây thiệt hại nặng nề cho người đầu tư.

Rủi ro thứ mười khi đầu tư bất động sản: Rủi ro mất trắng vì bị lừa đảo

Đây là trường hợp dễ khiến bạn bị trắng tay nhất khi người bán hoặc người mua cố tình thực hiện hành vi lừa đảo mua bán nhà đất.

Đó có thể là việc chủ sở hữu chỉ có một bất động sản nhưng mang đi đặt cọc, giữ chỗ, bán cho nhiều người bằng giấy tay hoặc bằng hợp đồng đặt cọc, hợp đồng ủy quyền. Hoặc trường hợp người đầu tư bị lừa đảo bởi các giấy tờ nhà đất giả...

Luật sư Lộc nhấn mạnh, bất động sản là tài sản có giá trị lớn, thậm chí là gia sản cả đời người. Vì vậy, người mua cần được tư vấn, tham khảo và khuyến nghị đa chiều, sát với thực tiễn để có thêm chỉ dẫn tránh những rủi ro tiền tỷ đáng tiếc.

Rủi ro thứ mười một khi đầu tư bất động sản: Xung đột về giá, phí, phương thức thanh toán

Nếu người mua bất động sản không thỏa thuận kỹ về giá cả, phí và các chi phí trước đó (đặc biệt là tại thời điểm đặt cọc), điều này sẽ dẫn đến không phân định được ai phải chịu khoản chi phí phát sinh. Việc thanh toán theo tiến độ như thế nào, bao nhiêu và bằng phương thức nào nếu không có thỏa thuận kỹ có thể dẫn đến tranh cãi. Khi giao dịch bất động sản có giá trị cao, nếu ngay từ đầu các bên không thỏa thuận rõ ràng về việc thanh toán qua tài khoản phong tỏa (escrow account) mở tại ngân hàng thì có thể vướng thêm xung đột khi thực hiện.

Ngoài những thông tin trên, bạn có thể tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác qua tài liệu Rever biên soạn dưới đây:

6a160c0e-95f0-44c8-b2a9-64ab9a1b64b2

Có thể bạn chưa biết:

Hoàng Triều (Tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Tạm biệt rủi ro đầu tư bất động sản khi đã nắm rõ 5 điều này
Tạm biệt rủi ro đầu tư bất động sản khi đã nắm rõ 5 điều này

Khi bắt tay vào đầu tư bất động sản bạn cần học cách đối mặt với những rủi ro. Tuy nhiên, số tiền bạn bỏ ra vào ngành này không hề nhỏ, vì thế cần đánh giá chi tiết và biết cách giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhấp cần được ưu tiên trước khi quyết định xuống tiền.

Đầu tư
18/04/2023
5 lưu ý khi đầu tư nhà phố xây sẵn
5 lưu ý khi đầu tư nhà phố xây sẵn

Để tránh những rủi ro tiềm ẩn khi đầu tư nhà phố xây sẵn, các bạn cần lưu ý những điều sau đây trước khi quyết định "xuống tiền".

Hướng Dẫn
25/03/2022
90% người đầu tư bất động sản trắng tay vì không nắm được những điều này
90% người đầu tư bất động sản trắng tay vì không nắm được những điều này

Bất động sản đang là kênh đầu tư sinh lợi rất lớn hiện nay. Nhưng không phải ai cũng có thể đầu tư bất động sản hiểu quả mà không gặp rủi ro

Đầu tư
04/05/2021
Kinh nghiệm đầu tư bất động sản có lãi từ thực tế
Kinh nghiệm đầu tư bất động sản có lãi từ thực tế

Trước khi tham gia đầu tư bất động sản với mục đích làm sinh lời đồng vốn, những lời khuyên này có thể giúp bạn đầu tư an toàn và tránh gặp những rủi ro không đáng có.

4 cách đầu tư bất động sản giúp bạn mang về lãi cao
4 cách đầu tư bất động sản giúp bạn mang về lãi cao

Mặc dù trên thực tế, không có loại hình đầu tư nào là an toàn 100% nhưng vẫn có những bí quyết riêng để tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro xuống mức tối thiểu. Cùng Rever tìm hiểu bài viết dưới đây nhằm hạn chế rủi ro, đảm bảo lãi cao khi đầu tư bất động sản nhờ 4 cách sau.

Infographic: 10 chủ đầu tư bất động sản uy tín năm 2018
Infographic: 10 chủ đầu tư bất động sản uy tín năm 2018

Dưới đây là danh sách 10 chủ đầu tư bất động sản uy tín năm 2018 dựa vào các chỉ số báo cáo mới nhất từ Vietnam Report.

Dự án
14/09/2018
Lưu ý khi thực hiện giao dịch mua bán bất động sản qua trung gian
Lưu ý khi thực hiện giao dịch mua bán bất động sản qua trung gian

Mua bán bất động sản tuy là ngành nghề hot trong thời điểm hiện tại nhờ khả năng sinh lời cao. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần phải cẩn trọng nếu việc giao dịch nhà đất được thực hiện thông qua một bên trung gian.

Công bố danh sách 10 chủ đầu tư bất động sản uy tín nhất năm 2020
Công bố danh sách 10 chủ đầu tư bất động sản uy tín nhất năm 2020

Trong danh sách 10 chủ đầu tư bất động sản uy tín năm 2020 vừa được Vietnam Report công bố hôm 28/5 vừa qua, chúng ta có thể thấy một số cái tên quen thuộc như: Vinhomes, Khang Điền, Đất Xanh, Nam Long, Novaland...

Dự án
29/05/2020
3 thói quen cần có của nhà đầu tư bất động sản
3 thói quen cần có của nhà đầu tư bất động sản

Đầu tư bất động sản ai cũng mang trong mình những dự định to lớn, mong muốn sản phẩm mình đầu tư có khả năng sinh lời cao.

Hướng Dẫn
08/12/2022
Đầu tư bất động sản theo cách của tỷ phú Warren Buffett
Đầu tư bất động sản theo cách của tỷ phú Warren Buffett

Phân tích 5 nguyên tắc đầu tư bất động sản quan trọng nhất của tỷ phú Warren Buffett mà các nhà đầu tư bất động sản quốc tế có thể học hỏi.

Hướng Dẫn
14/02/2019
Công bố danh sách 10 chủ đầu tư bất động sản uy tín
Công bố danh sách 10 chủ đầu tư bất động sản uy tín

Trong danh sách 10 chủ đầu tư bất động sản uy tín 2019 vừa được Vietnam Report công bố hôm 15/3 vừa qua, chúng ta có thể thấy một số cái tên quen thuộc như: Vinhomes, Đất Xanh, Nam Long, Novaland...

Infographic: 10 sai lầm cần tránh khi đầu tư vào bất động sản
Infographic: 10 sai lầm cần tránh khi đầu tư vào bất động sản

Thiếu kinh nghiệm quản lý tài chính, không trực tiếp thấy BĐS mà mình đầu tư, không có những chuyên gia tư vấn... là những sai lầm cần tránh khi đầu tư BĐS.

Hướng Dẫn
16/08/2017
4 cái bẫy điển hình mà giới đầu tư bất động sản dễ "sa lầy" năm 2020
4 cái bẫy điển hình mà giới đầu tư bất động sản dễ "sa lầy" năm 2020

Ngáo giá, bẫy lãi suất, sa lầy lướt sóng... là một trong số các sai lầm mà giới đầu tư bất động sản dễ mắc phải năm 2020

Hướng Dẫn
20/07/2020
4 rủi ro pháp lý phổ biến nhất khi đầu tư dự án bất động sản
4 rủi ro pháp lý phổ biến nhất khi đầu tư dự án bất động sản

Bên cạnh việc tìm hiểu thông tin về vị trí, giá bán, chủ đầu tư... của một dự án bất động sản thì người đầu tư cũng cần lưu ý đến những rủi ro về mặt pháp lý của dự án để tránh "tiền mất tật mang".

Đầu tư lướt sóng bất động sản sao cho an toàn?
Đầu tư lướt sóng bất động sản sao cho an toàn?

Đầu tư lướt sóng bất động sản sao cho an toàn là điều mà rất nhiều nhà đầu tư địa ốc quan tâm hiện nay.

5 kinh nghiệm "lướt sóng" bất động sản nhà đầu tư nên biết
5 kinh nghiệm "lướt sóng" bất động sản nhà đầu tư nên biết

Đầu tư lướt sóng bất động sản sao cho an toàn? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên.

Hướng Dẫn
15/03/2022
Công bố danh sách 10 chủ đầu tư bất động sản uy tín
Công bố danh sách 10 chủ đầu tư bất động sản uy tín

Trong danh sách 10 chủ đầu tư bất động sản uy tín 2018 vừa được Vietnam Report công bố hôm 13/3 vừa qua, tập đoàn Vingroup tiếp tục được vinh danh ở vị trí số 1.

Sala Garden: có hay không khả năng đầu tư sinh lợi? Phân tích từ chuyên gia
Sala Garden: có hay không khả năng đầu tư sinh lợi? Phân tích từ chuyên gia

Không ít nhà đầu tư vẫn còn băn khoăn về khả năng sinh lợi từ sản phẩm mới Sala Garden. Hãy cũng điểm qua những phân tích từ chuyên gia và tìm câu trả lời.

Dự án
15/12/2017
Đầu tư căn hộ lướt sóng và 5 điều cần lưu ý
Đầu tư căn hộ lướt sóng và 5 điều cần lưu ý

Đầu tư lướt sóng bất động sản không còn quá xa lạ với giới đầu tư. Nhưng nếu nắm chắc được những kinh nghiệm sau, chắc chắn bạn sẽ thành công.

Hướng Dẫn
25/03/2021
Những nhà đầu tư bất động sản uy tín trên thị trường
Những nhà đầu tư bất động sản uy tín trên thị trường

Được xây dựng dựa trên nguyên tắc khoa học, khách quan. Uy tín của các công ty được đánh giá dựa trên nghiên cứu về tầm ảnh hưởng các yếu tố tài chính, hình ảnh doanh nghiệp trên phương tiện truyền thông và nhận định, đánh giá của các chuyên gia trong ngành. Dưới đây là những nhà đầu tư bất động sản được đánh giá cao trên thị trường.

Thị trường
20/06/2018