Hướng dẫn đứng tên chung sổ nhà/đất tránh xảy ra tranh chấp? Luật sư tư vấn
21/02/2019
Khi hùn tiền mua nhà/đất rồi đứng tên chung với người khác (không vợ/chồng, không ruột thịt), cần lưu ý gì để tránh tranh chấp về lâu dài? - Luật sư Lê Trung Phát (Đoàn Luật sư TP.HCM) tư vấn
Khi hùn tiền mua nhà/đất rồi đứng tên chung với người khác (không vợ/chồng, không ruột thịt), cần lưu ý gì để tránh tranh chấp về lâu dài? - Luật sư Lê Trung Phát (Đoàn Luật sư TP.HCM) tư vấn.
Rever vừa nhận được thắc mắc từ anh Minh Hưng (ngụ TP.HCM):
Tôi và một người bạn làm ăn chuẩn bị hùn tiền để mua một thửa đất. Do đất lớn nên không đủ tài chính mua một mình. Tuy nhiên, tôi hơi lo lắng về tranh chấp sau này. Tôi có nghe bạn bè nói, chỉ nên đứng tên chung sổ với vợ chồng hoặc người thân ruột thịt để an toàn.
Vậy trường hợp như tôi thì cần những lưu ý gì khi giao dịch, làm sổ để tránh phiền phức tranh chấp lâu dài? Mong luật sư tư vấn giúp. Tôi cảm ơn luật sư rất nhiều!
Luật sư LÊ TRUNG PHÁT (Giám đốc Công ty Luật TNHH Luật sư Riêng, Đoàn Luật sư TP.HCM) giải đáp:
Cơ sở pháp lý:
- Luật đất đai 2013
- Luật công chứng 2014
Chào bạn!
Trường hợp của bạn có những thông tin pháp luật và cách giải quyết như sau:
Khoản 2, Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định: “Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện”.
Như vậy, bạn và người bạn cùng hùn tiền mua chung thửa đất sẽ làm thủ tục để xin cấp giấy chứng nhận đất mang tên cả 2 người. Tuy nhiên, Giấy chứng nhận này chỉ thể hiện được việc 2 bạn là đồng sở hữu chung theo phần đối với thửa đất mà chưa thể hiện rõ được tỷ lệ phần sở hữu của mỗi người trong đó.
Để tránh những tranh chấp về sau này và bảo đảm tốt nhất cho quyền lợi của cả hai, ngoài việc chuẩn bị hồ sơ pháp lý để được cấp GCNQSDĐ, 2 bạn nên lập bản thỏa thuận có công chứng riêng biệt nêu rõ số tiền đã góp của mỗi bên cũng như các cam kết, quyền lợi khác.
Có thể bạn quan tâm:
- Hướng dẫn thủ tục pháp lý hợp thửa đất từ nhiều chủ khác nhau
- Mua đất trồng cây lâu năm chuyển đổi thành thổ cư cần biết yếu tố pháp lý nào?
- Đất nền quận 9, Bình Chánh TP.HCM diện tích tối thiểu bao nhiêu mới được tách thửa, cấp sổ đỏ?
- Mua đất chưa có sổ đỏ có thể gặp rủi ro pháp lý nào?
- Cách tính thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất TP.HCM theo luật hiện hành
- Có nên đầu tư đất nền quận 9 cuối năm 2018, đầu năm 2019?
- Vốn 1 tỷ nên đầu tư đất nền ở TP.HCM hay vùng giáp ranh?
- Đất nền Long An năm 2019 sẽ biến động như thế nào?
- Muốn xin tách thửa đất ở Long An, phải làm sao?
- Chủ nhà cũ không chịu sang tên sổ đỏ, có kiện được không?
- Sổ đỏ cấp cho hộ gia đình và cá nhân có gì khác biệt?
Rever phối hợp Công ty Luật TNHH Luật Sư Riêng
Từ khóa liên quan