Hướng dẫn thủ tục pháp lý hợp thửa đất từ nhiều chủ khác nhau
21/01/2019
Thủ tục pháp lý để nhập 2 lô đất nền của 2 chủ khác nhau vào để đứng tên sổ một mình thực hiện như thế nào? - Luật sư Lê Trung Phát - Đoàn Luật sư TP.HCM giải đáp.
Thủ tục pháp lý để nhập 2 lô đất nền của 2 chủ khác nhau vào để đứng tên sổ một mình thực hiện như thế nào? - Luật sư Lê Trung Phát - Đoàn Luật sư TP.HCM giải đáp.
Rever vừa nhận được câu hỏi của anh Trọng Hoàng (ngụ TP.HCM) gửi đến chuyên mục Tư vấn pháp lý bất động sản:
Tôi có mua một lô đất nền quận 9 TP.HCM, vì giá đất đang tăng nên chủ đất lô kế bên đang treo biển bán đất. Tôi muốn mua luôn lô đó để hợp vào lô hiện tại của mình. Cho tôi hỏi thủ tục pháp lý để nhập 2 lô đất nền vào để đứng tên sổ một mình tôi thì làm thế nào?
Trân trọng cảm ơn quý luật sư.
Luật sư LÊ TRUNG PHÁT (Giám đốc Công ty Luật TNHH Luật sư Riêng, Đoàn Luật sư TP.HCM) giải đáp:
Cơ sở pháp lý
- Luật Đất đai 2013.
- Nghị định 43/2014/NĐ - CPquy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai;
- Thông tư 24/2014/TT – BTNMT quy định về hồ sơ địa chính.
- Thông tư 25/2014/TT – BTNMT quy định về bản đồ địa chính.
Điều kiện hợp thửa đất
Tại Tiết a, Điểm 2.3, Khoản 2, Điều 8 của Thông tư 25/2014/TT – BTNMT quy định: “Thửa đất được xác định theo phạm vi quản lý, sử dụng của một người sử dụng đất hoặc của một nhóm người cùng sử dụng đất hoặc của một người được Nhà nước giao quản lý đất; có cùng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai”.
Như vậy, nếu hai thửa đất liền kề có cùng mục đích sử dụng và của một người sử dụng đất (chung một chủ sử dụng), khi có yêu cầu về quản lý, sử dụng sẽ được hợp thành một thửa đất.
Hai thửa đất liền kề chung chủ, cùng mục đích sử dụng đất được phép hợp thửa
Theo đó, bạn phải xem kỹ lại hai lô đất này có cùng mục đích sử dụng là đất nền (đất ở) hay không. Và đương nhiên bạn và chủ đất lô kế bên vẫn phải ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có công chứng và hoàn tất thủ tục sang tên cho bạn, nhằm đảm bảo hai thửa liền kề này là do bạn đứng tên - chung một chủ sử dụng.
Thủ tục hợp thửa đất
Còn về thủ tục hợp thửa, bạn thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 75 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và khoản 11, Điều 9 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT, bạn nộp đến Văn phòng đăng ký đất đai 1 bộ hồ sơ đề nghị hợp thửa, gồm:
- Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK;
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
- Đo đạc địa chính để hợp thửa đất;
- Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới hợp thửa;
- Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Để tìm hiểu thêm về nguồn cung, mời bạn tham khảo Giá rao bán các dự án đất nền hiện nay:
Có thể bạn quan tâm:
- Mua đất trồng cây lâu năm chuyển đổi thành thổ cư cần biết yếu tố pháp lý nào?
- Đất nền quận 9, Bình Chánh TP.HCM diện tích tối thiểu bao nhiêu mới được tách thửa, cấp sổ đỏ?
- Mua đất chưa có sổ đỏ có thể gặp rủi ro pháp lý nào?
- Cách tính thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất TP.HCM theo luật hiện hành
- Dự án Everde City phù hợp với đối tượng khách hàng nào?
- Có nên đầu tư đất nền quận 9 cuối năm 2018, đầu năm 2019?
- Vốn 1 tỷ nên đầu tư đất nền ở TP.HCM hay vùng giáp ranh?
- Đất nền Long An năm 2019 sẽ biến động như thế nào?
- Muốn xin tách thửa đất ở Long An, phải làm sao?
- Hướng dẫn thủ tục sang tên sổ hồng căn hộ chung cư
- Chủ nhà cũ không chịu sang tên sổ đỏ, có kiện được không?
- Sổ đỏ cấp cho hộ gia đình và cá nhân có gì khác biệt?
Rever phối hợp Công ty Luật TNHH Luật Sư Riêng
Từ khóa liên quan