Hạ tầng tạo đà cho bất động sản nghỉ dưỡng Hồ Tràm bứt phá
09/04/2021
Với hàng loạt tín hiệu tích cực đến từ các dự án hạ tầng - giao thông, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Hồ Tràm đang bước vào giai đoạn bứt phá mạnh mẽ.
Với hàng loạt tín hiệu tích cực đến từ các dự án hạ tầng - giao thông, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Hồ Tràm đang bước vào giai đoạn bứt phá mạnh mẽ.
Đường bộ
Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (cao tốc Bắc - Nam)
Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây có vai trò trọng yếu trong kết nối giữa TP.HCM và Hồ Tràm.
Bên cạnh Quốc lộ 55 quen thuộc, đóng vai trò kết nối trọng yếu giữa TP.HCM và Hồ Tràm phải kể đến tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.
Khởi công từ năm 2009, thông xe từ năm 2015, tuyến cao tốc này đã giúp rút ngắn thời gian di chuyển cho khách du lịch từ TP.HCM đến các bất động sản nghỉ dưỡng Hồ Tràm chỉ còn khoảng 2 giờ chạy xe.
Tổng kinh phí mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây dự kiến khoảng 9,976 tỷ đồng.
Vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải vừa giao Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận là đơn vị nghiên cứu tiền khả thi Dự án Đầu tư mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.
Theo đó, đoạn mở rộng được đề xuất dài 24 km trong tổng 55 km toàn tuyến. Điểm đầu từ cầu Bà Dạt (TP. Thủ Đức, TP.HCM) đến nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (Long Thành, Đồng Nai) sẽ thực hiện mở rộng mặt đường từ 4 lên 8 làn xe.
Ngoài ra, các nút giao trên tuyến như: An Phú, Vành đai 3, Quốc lộ 51 cũng sẽ được nghiên cứu kết nối đồng bộ với mở rộng cao tốc này.
Tổng kinh phí mở rộng cao tốc dự kiến khoảng 9,976 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng hơn 300 tỷ đồng.
Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây
Tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây trên bản đồ.
Song song đó, đoạn cao tốc nối dài từ Dầu Giây lên Phan Thiết ở phía Bắc cũng đã khởi công từ cuối tháng 9/2020.
Dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây có tổng chiều dài gần 99km (Bình Thuận 47.5km, Đồng Nai 51km), với tổng mức đầu tư hơn 12,577 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành sau 24 tháng.
Sau khi đoạn cao tốc mới này thông xe, bất động sản nghỉ dưỡng Hồ Tràm lại có cơ hội đón thêm một lượng khách du lịch đến từ Phan Thiết.
Cao tốc Bến Lức - Long Thành
Cao tốc Bến Lức - Long Thành giúp bất động sản nghỉ dưỡng Hồ Tràm dễ dàng tiếp cận lượng khách đến từ miền Tây Nam Bộ.
Một dự án trọng điểm khác phải kể đến là cao tốc Bến Lức - Long Thành. Được khởi công từ tháng 7/2014, dự kiến thông xe trong năm 2021, với quãng đường khoảng 57km, cao tốc này kết nối Đông Nam Bộ với Đồng bằng Sông Cửu Long mà không cần qua trung tâm TP.HCM. Nhờ tuyến giao thông này, du lịch Hồ Tràm sẽ dễ dàng tiếp cận lượng khách đến từ miền Tây Nam Bộ.
Tuyến đường ven biển Vũng Tàu – Bình Châu
Tuyến ven biển Vũng Tàu - Bình Châu có kinh phí đầu tư dự kiến khoảng 7,150 tỉ đồng.
Tuyến đường ven biển dài 78km nối Thị xã Phú Mỹ với huyện Xuyên Mộc sẽ được nâng cấp và mở rộng lên tới 6 làn xe, kinh phí đầu tư dự kiến khoảng 7,150 tỉ đồng.
Tuyến ven biển Vũng Tàu - Bình Châu có điểm đầu giao với đường 991B thuộc địa phận thị xã Phú Mỹ và điểm cuối giao với Quốc lộ 55 thuộc địa phận huyện Xuyên Mộc.
Dự án này được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện đi lại thuận tiện giữa Vũng Tàu và Xuyên Mộc, tạo cơ hội cho loạt dự án bất động sản nghỉ dưỡng Hồ Tràm phát triển.
Cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giúp tăng phần thuận tiện cho du khách từ Đông Nam Bộ đến Hồ Tràm.
Cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu dự kiến khởi công vào quý 1/2023 góp phần giải tỏa áp lực giao thông trên Quốc lộ 51, giúp kết nối Hồ Tràm với các tỉnh Đông Nam Bộ.
Được biết, cao tốc này rộng 4 làn xe, dài khoảng 53km, với tổng vốn đầu tư khoảng 23,075 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2025.
Cao tốc này sẽ tăng phần thuận tiện cho du khách từ TP.HCM cũng như khu vực miền Đông Nam Bộ đến Hồ Tràm, góp phần thúc đẩy sự phát triển của bất động sản nghỉ dưỡng Hồ Tràm.
Nâng cấp Quốc lộ 55
Ngoài ra, kế hoạch nâng cấp quốc lộ 55, nối Bà Rịa - Vũng Tàu với Bình Thuận, Lâm Đồng với tổng chiều dài hơn 220km, trong đó có đoạn đi qua Xuyên Mộc, cũng giúp bất động sản nghỉ dưỡng Hồ Tràm hưởng lợi.
Đường hàng không
Sân bay Long Thành là động lực lớn thúc đẩy bất động sản nghỉ dưỡng Hồ Tràm phát triển.
Sân bay quốc tế Long Thành vừa khởi công ngày 5/1/2021 là dự án hạ tầng đặc biệt của quốc gia với quy mô tầm cỡ khu vực, có tổng số vốn đầu tư hơn 4.6 tỷ USD (hơn 109,000 tỷ VNĐ).
Dự kiến đến năm 2025, sân bay có thể khai thác giai đoạn 1, phục vụ lượng khách 25 triệu người mỗi năm. Đến năm 2040, việc xây dựng dự kiến hoàn thành, sẽ đón khoảng 100 triệu lượt khách mỗi năm.
>> Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Hồ Tràm: Từ bình dân đến sang chảnh
Sau khi hoàn thiện, sân bay Long Thành khai thác chủ yếu các đường bay quốc tế, lượng khách quốc tế bao gồm cả khách quá cảnh chiếm khoảng 80%, 20% còn lại là khách trong nước.
Nếu các chuyến bay nội địa và quốc tế ở TP.HCM chuyển hết về Long Thành sẽ là lợi thế lớn cho bất động sản nghỉ dưỡng Hồ Tràm. Cách huyện Long Thành khoảng 50 phút di chuyển, Hồ Tràm chính là địa điểm du lịch gần với sân bay quốc tế này nhất.
Thêm vào đó, nhằm phục vụ nhu cầu của địa phương, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đang có kế hoạch xây dựng một sân bay lưỡng dụng ngay tại huyện Đất Đỏ, giáp ranh với Xuyên Mộc. Sân bay này sẽ giúp khách du lịch từ các sân bay nội địa đến Hồ Tràm một cách thuận tiện.
Đường biển
Phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu ngày chính thức đưa vào khai thác.
Phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu đã bắt đầu khai thác từ tháng 1/2021 góp phần giảm thời gian đi từ Cần Giờ (TP.HCM) đến Vũng Tàu chỉ còn 30 phút, từ đó thời gian từ Cần Giờ đến Hồ Tràm cũng được rút ngắn lại.
Phà có 24 chuyến mỗi ngày, công suất mỗi chuyến 350 người, 20 ôtô, 100 xe máy cùng hàng hóa. Sự xuất hiện của tuyến phà này cũng giúp thời gian từ một số tỉnh miền Tây như Long An, Tiền Giang đến Vũng Tàu giảm còn 150 phút.
Đường sắt
Đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu giúp hành khách từ TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương thêm phương thức di chuyển đến Hồ Tràm. Hình minh họa
Dự án đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu nối 3 địa phương Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc chương trình hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã bắt đầu được nghiên cứu từ 7/2017.
Dự án có chiều dài hơn 120km, chiều rộng 1435 mm, vận tốc thiết kế đạt 160 km/h. Nếu được thực hiện, tuyến đường sắt này sẽ giúp hành khách từ TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương thêm phương thức di chuyển đến các bất động sản nghỉ dưỡng Hồ Tràm.
Có thể bạn quan tâm:
- Những dự án căn hộ cao cấp - hạng sang có giá bán cao nhất tại TP. Thủ Đức
- Kinh nghiệm du lịch Hồ Tràm: Từ bình dân đến sang chảnh
- Danh sách, giá bán các chung cư dọc Tuyến metro số 1 - Cập nhật quý 4/2020
- Mua căn hộ Thủ Thiêm: Những thông tin bạn cần phải biết!
- Chi tiết danh sách 85 dự án chung cư có căn hộ giá dưới 1.5 tỷ tại TP.HCM
- Giá bán 25 dự án chung cư nằm dọc trục Xa Lộ Hà Nội
- Những căn hộ Bến Nghé đăng bán giá tốt đang giao dịch trên Rever
Từ khóa liên quan