Báo cáo thị trường BĐS nghỉ dưỡng có gì đáng chú ý nửa cuối năm 2023?
06/10/2023
Tác động của dịch COVID-19 và kinh tế suy thoái đã thúc đẩy thị trường BĐS tạo đáy, đặc biệt là phân khúc BĐS nghỉ dưỡng đang “nằm im” đã bắt đầu rục rịch vào năm 2023. Nhìn nhận câu chuyện, ngành du lịch phát triển mạnh mẽ trở lại, BĐS nghỉ dưỡng chính là xu hướng đầu tư đáng chú ý năm 2023.
Tác động của dịch COVID-19 và kinh tế suy thoái đã thúc đẩy thị trường BĐS tạo đáy, đặc biệt là phân khúc BĐS nghỉ dưỡng đang “nằm im” đã bắt đầu rục rịch vào năm 2023. Nhìn nhận câu chuyện, ngành du lịch phát triển mạnh mẽ trở lại, BĐS nghỉ dưỡng chính là xu hướng đầu tư đáng chú ý năm 2023.
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng thay đổi sau dịch Covid 19
Sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 đã gây ra những tổn thất lớn đến ngành du lịch và thị trường bất động sản nghỉ dưỡng. Từ 2022 trở đi, ngành du lịch “đã trở lại và lợi hại hơn xưa”.
6 tháng đầu năm 2021 | Khách quốc tế đến Việt Nam đạt 88,2 nghìn lượt người, giảm 97,6% so với cùng kỳ năm 2020 |
Tháng 2 năm 2022 | Hàng không Việt Nam đã bắt đầu mở lại toàn bộ đường bay quốc tế sau gần 2 năm đóng cửa. |
6 tháng đầu năm 2022 | Lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 602,000 lượt, tăng 582,2% so với cùng kỳ năm 2021. |
6 tháng đầu năm 2023 | Tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 6 tháng đầu năm đạt 5.574.969 lượt khách. |
Tín hiệu phục hồi của ngành du lịch đã giúp gia tăng các hoạt động đầu tư trở lại tích cực, mở rộng cơ hội cho bất động sản nghỉ dưỡng.
Theo báo cáo về Thị trường Nghỉ dưỡng của Savills Châu Á – Thái Bình Dương công bố tháng 6/2022, khối lượng đầu tư vào khách sạn khu vực Châu Á Thái Bình Dương đạt 14,9 tỷ USD với 459 thương vụ vào năm 2021, vượt qua mức trung bình 5 năm trước đại dịch là 14,6 tỷ USD. Thị trường tiềm năng này cũng chứng kiến sự gia tăng cả về khối lượng đầu tư và số lượng giao dịch trong năm 2021, lần lượt tăng 42,1% và 25,8% theo năm.
Thêm vào đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 10 tháo gỡ 'điểm nghẽn pháp lý' cho phân khúc bất động sản du lịch nghỉ dưỡng. Việc ban hành Nghị định này có ý nghĩa rất lớn trong việc tháo gỡ những nút thắt về pháp lý cho phân khúc bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.
Theo đó, căn hộ khách sạn, căn hộ du lịch nghỉ dưỡng, căn hộ biển, văn phòng lưu trú, biệt thự du lịch nghỉ dưỡng và những công trình khác phục vụ lưu trú, du lịch trên đất thương mại, dịch vụ nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật (về đất đai, xây dựng, kinh doanh bất động sản) thì được chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng gắn liền với đất theo mục đích sử dụng đất thương mại, dịch vụ.
Quy định cấp giấy chứng nhận cho các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng được ban hành sẽ giúp hàng trăm dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại các trung tâm du lịch nghỉ dưỡng lớn như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc... sẽ được gỡ vướng về pháp lý.
Điểm sáng để BĐS nghỉ dưỡng bứt phá
Thị trường có vẻ trầm lắng nhưng cũng tồn tại những điểm sáng le lói, mang tính mấu chốt chứng minh sự phát triển trở lại của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng.
Có thể lội ngược dòng cuối năm
Dù là phân khúc chịu nhiều sóng gió nhất sau tác động của đại dịch nhưng giới chuyên gia đánh giá, BĐS du lịch rất có sức bền khi đây vốn là kênh đầu tư dài hạn, không dành cho những nhà đầu tư lướt sóng.
Cũng chính vì thế, dù giao dịch thấp, thanh khoản giảm, nguồn cung nhỏ giọt, giá bán của các dự án hiện hữu vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Nhiều chủ đầu tư tiếp tục áp dụng những chính sách cam kết, chia sẻ lợi nhuận, hỗ trợ lãi suất,… nhằm kích cầu thị trường.
Sản phẩm căn hộ du lịch rục rịch chào bán trở lại trước thông tin sắp được cấp “sổ” theo Nghị định 10/2023/NĐ-CP. Ở phân khúc nghỉ dưỡng có 17 dự án du lịch, nghỉ dưỡng được chào bán, cung cấp ra thị trường 455 sản phẩm.
Vẫn có giao dịch ở tầm trung
Tuy sức cầu thị trường tăng nhẹ nhưng không đáng kể, tỷ lệ hấp thụ chỉ xấp xỉ 24% lượng cung mở bán. Lượng giao dịch chủ yếu từ các sản phẩm nghỉ dưỡng có pháp lý đầy đủ, được vận hành bởi các thương hiệu quốc tế hoặc có giá trung bình, khoảng dưới 40 triệu đồng/m2.
Trong khi đó, các sản phẩm nghỉ dưỡng cao cấp (giá trên 10 tỷ đồng) gần như không ghi nhận giao dịch, phải cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm “cắt lỗ” của nhà đầu tư mua trước đó.
Vẫn chưa có dấu hiệu giảm giá
Giá bán bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng có xu hướng đi ngang trong cả 6 tháng đầu năm 2023.
Miền Nam | ~ 200 triệu đồng/m2 |
Miền Bắc |
~ 80 triệu đồng/m2 |
Miền Trung | ~ 80 triệu đồng/m2 |
Ở phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng, thị trường không ghi nhận nguồn cung mới mở bán trong hơn một năm qua. Hơn 80% dự án đóng giỏ hàng, không ghi nhận phát sinh giao dịch. Mặt bằng giá sơ cấp dao động từ 9,1 - 131,1 tỷ đồng/căn.
Ở phân khúc nhà phố, shophouse nghỉ dưỡng, thị trường cũng không phát sinh giao dịch mới. Mặt bằng giá bán sơ cấp không có nhiều biến động so với cùng kỳ, dao động ở mức 7,1 - 16,3 tỷ đồng/căn.
Xu hướng chia sẻ doanh thu dẫn dắt thị trường
Xu hướng chia sẻ doanh thu vẫn tiếp tục được áp dụng rộng rãi và dần thay thế hình thức chia sẻ lợi nhuận bởi sự minh bạch về dòng tiền.
Thay vì lấy lợi nhuận làm đơn vị tính, mức chia sẻ mà các nhà đầu tư nhận được sẽ được tính dựa trên doanh thu thuê phòng thực tế của sản phẩm. Với cách tính này, các nhà đầu tư sẽ không còn phải lo lắng về chi phí vận hành khách sạn - khoản chi phí vốn bao gồm nhiều hạng mục và không phải lúc nào cũng được công khai một cách minh bạch.
Chia sẻ doanh thu | Chia sẻ lợi nhuận |
Chia sẻ doanh thu, không bao gồm chi phí vận hành. | Chia sẻ lợi nhuận, chính là doanh thu trừ chi phí, sau đó mới chia. |
Chia sẻ doanh thu thông thường ở mức 30 - 50%. | Chia sẻ lợi nhuận thông thường ở mức 80% đến 85%. |
Dù thị trường bị ảnh hưởng, vẫn có doanh thu để chia nên tránh được rủi ro và minh bạch dòng tiền. | Khi thị trường bị ảnh hưởng, vẫn có doanh thu nhưng chi phí cao nên sẽ lợi nhuận thấp rất rủi ro. |
Khoảng 9/20 dự án áp dụng hình thức này đang thu hút tốt sự quan tâm của khách hàng hơn những dự án còn lại. Việc chia sẻ doanh thu giúp khách hàng an tâm về sự minh bạch của dòng tiền thông qua việc kiểm soát được các hoạt động kinh doanh.
Tín hiệu phục hồi của ngành du lịch đã giúp gia tăng các hoạt động đầu tư trở lại tích cực, mở rộng cơ hội cho bất động sản nghỉ dưỡng bứt phá trở lại. Tuy nhiên, việc sớm hay muộn còn phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của ngành du lịch cùng sự nâng cấp hạ tầng khu du lịch biển đảo Việt Nam. Trên đây là những nội dung trích từ Tài liệu "Bất động sản nghỉ dưỡng và Xu hướng đầu tư" do Rever biên soạn. Tải tài liệu miễn phí ngay dưới đây:
Từ khóa liên quan