Bán nhà cắt lỗ, bán nhà gấp: Cẩn thận sập bẫy chiêu trò cũ!
20/07/2020
Bán nhà gấp vì vỡ nợ, bán cắt lỗ do ảnh hưởng dịch... là một trong số hàng loạt tin đăng bán bất động sản, xuất hiện ồ ạt thời gian gần đây.
Bán nhà gấp vì vỡ nợ, bán gấp cắt lỗ do ảnh hưởng của dịch... đang là một trong số hàng loạt tin đăng bán bất động sản xuất hiện ồ ạt dạo thời gian gần đây. Nhưng thực hư như thế nào? Liệu thị trường có đang đón nhận làn sóng "bán lỗ, bán tháo"... rẻ chưa từng có?
Trải qua môt năm 2019 khá khó khăn, nhiều biến động cho thị trường bất động sản. Tưởng chừng đến 2020 sẽ là một năm khởi sắc, sáng cửa hơn cho nhà đầu tư. Thì ngay từ đầu năm, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 đã gây tác động không nhỏ đến các ngành kinh tế. Phủ một bóng đen lên thị trường khi hầu như nhiều ngành nghề đều chịu tác động không nhỏ, bất động sản cũng không phải là ngoại lệ.
Trước những khó khăn chưa từng thấy, liệu thị tường bất động sản có đang chứng kiến cuộc tháo chạy của người đầu tư?. Hay lại là một chiêu trò nào đó?
Ồ ạt bán "cắt lỗ" chạy dịch?
"Làm ăn thất bại mùa dịch nên bán nhà gấp xoay tiền", "Giá nhà rẻ chưa từng có do dịch", "Covid bán nhà gấp"... là một trong những lời mời chào khá hấp dẫn xuất hiện với tần suất dày đặc trên các trang Web đăng tin bất động sản.
Hầu hết các tin đăng bán bất động sản này đều có một đặc điểm chung là đều có giá bán rất rẻ, thấp hơn nhiều so với mặt bằng giá thời điểm trước đó. Cá biệt có căn nhà phố còn đăng bán "cắt lỗ" đến hơn 1 tỷ đồng.
Thị trường hiện nay không hiếm các tin rao bán "cắt lỗ" nhà đất vì dịch (Ảnh: Vietnamnet)
Mà nguyên nhân chính của việc "bán tháo", "bán lỗ" như vậy ít nhiều đều dính dáng đến đại dịch Covid. Từ làm ăn thua lỗ, cạn tiền để duy trì kinh doanh mùa dịch... Những lý do thời điểm này tưởng chừng như không thể nào hợp lý hơn.
Tuy vậy, thực tế khi khảo sát một số bất động sản rao bán như vậy, phần nhiều những căn nhà đăng bán giá rẻ trên đều đang vướng phải vấn đề pháp lý như: Chưa hoàn thiện sổ đỏ, nhà đất đang thuộc diện trang chấp. Hoặc nằm trong khu vực có kế hoạch giải tỏa... chứ ít có bất động sản nào "bán lỗ" vì lý do dịch như quảng cáo.
Cá biệt, có chủ căn nhà cấp 4 diện tích 60m2, mới xây ở khu vực Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội) có giá 1,9 tỷ đồng, cũng đang rao bán mùa dịch kèm theo thông tin "nhà đẹp miễn chê, pháp lý đầy đủ". Nhưng khi liên hệ hỏi kỹ thông tin thì chủ nhà cho biết "nhà chưa có sổ nhưng yên tâm vì trước sau gì cũng có. Cả ngõ đều vậy".
Ngoài ra, một số trường hợp còn ghi nhận tình trạng "treo đầu dê, bán thịt chó" khi thông tin căn nhà và giá bán thực tế lại khác xa so với quảng cáo. Nhiều căn nhà có sự khác biệt về diện tích, nội thất và vị trí cũng không đẹp như quảng cáo truyền tải (Theo Vietnamnet).
Theo nhiều chuyên gia đây chỉ là các tin tức "ăn theo Trend mùa dịch" để thu hút sự chú ý
Khó có chuyện "bán lỗ", "bán tháo" sâu như quảng cáo
Theo nhiều môi giới bất động sản uy tín, lâu năm, thực tế tình hình dịch bệnh khiến cho việc mua bán bất động sản gặp nhiều trở ngại, như không có khách đến xem nhà trực tiếp nhưng lượng khách liên hệ tư vấn qua điện thoại vẫn còn khá nhiều. Và hầu như các khu vực đều không ghi nhận sự sự sụt giảm giá cả quá đáng kể.
Ông Nguyễn Thanh Tuấn, giám đốc một sàn giao dịch bất động sàn nhận định nếu thị trường trước đó vẫn đang duy trì tính ổn định, không xuất hiện các cơn sốt đất thì mức giảm dao động chỉ là 5 -10%. Còn nhiều dự án, sản phẩm có thông tin đăng bán với mức "cắt lỗ" lên đến cả vài trăm triệu, thậm chí cả tỷ động thì chắc chắn là chiêu trò.
Cũng theo ông Tuấn, thực tế nói giảm giá, cắt lỗ nhưng chỉ là cắt đi phần lời, chấp nhận bán nhà đất với giá trị thực, giá gốc nếu cần tiền phải bán gấp. Chứ ít có nhà đầu tư nào lại chấp nhận bán lỗ.
Theo nhiều chuyên gia, các nhà đất đăng bán cắt lỗ lên đến vài trăm triệu, cả tỷ đồng chỉ là các chiêu trò thu hút (Ảnh: Internet)
TS. Sử Ngọc Khương - Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho rằng còn quá sớm để có thể đánh giá, nhận định xu hướng thị trường bất động sản. Bởi nhu cầu mua nhà là thiết thực, có chăng Covid 19 chỉ là giai đoạn thử thách của thị trường.
Bên cạnh đó, nhà nước ta vẫn đang làm khá tốt trong việc kiểm soát dịch bệnh và hạn chế ảnh hưởng của nó. Nền kinh tế bắt đầu ghi nhận được sự phục hồi trờ lại, đơn cử như thị trường chứng khoán vừa có dấu hiệu tăng giá trở lại trong vài tuần qua.
Lại là bình mới rượu cũ!
Thực tế các trường hợp đăng tin bán nhà sai lệch, "ăn theo trend mùa dịch" như vậy cũng đã từng xuất hiện. Nếu là người thường xuyên theo dõi diễn biến của thị trường bất động sản. Chắc hẳn bạn nhận thấy rằng các trường hợp này "na ná" giống các tin đăng bán nhà đất nở rộ mỗi dịp World Cup, Euro Cup. Từ "Bán nhà gấp vì thua bóng" cho đến "Bể nợ mùa Euro cần bán nhà gấp".
Thực tế, đây là chiêu trò không phải là hiếm gặp. Thường xuyên xuất hiện trên thị trường
Như những phân tích đã đề cập ở trên, đa phần các tin đăng bán bất động sản theo trend kiểu này hầu như chỉ muốn thu hút sự chú ý của khách hàng. Thậm chí là muốn lợi dụng thời cơ để đẩy nhanh các sản phẩm có vấn đề.
Vì thực sự, nếu một người đang cần bán nhà gấp họ sẽ tìm các giải pháp chuyên nghiệp và hiệu quả hơn để bán nhà nhanh chóng. Chứ không ai lại muốn khoe vấn đề của mình ra cả. Đó là chưa kể đây sẽ là lý do để người mua nhà tìm cách ép giá bất động sản.
Đối với người có nhu cầu bán nhà đất thật sự cũng vậy, đầu tư một tin đăng bán nhà chỉn chu, chất lượng về thông tin, hình ảnh và có giá bán chính xác sẽ là cách tốt nhất để bạn có thể chiếm được sự chú ý, quan tâm của khách hàng có nhu cầu.
Người bán nhà không nên áp dụng các chiêu trò như vậy. Vì rất dễ đánh mất sự tin tưởng của khách hàng
Còn nếu cứ "ăn theo Trend" như vậy sẽ khó chiếm được sự tin tưởng của khách hàng. Và chẳng mấy chốc sẽ chìm nghỉm giữa hàng loạt tin "Vỡ nợ bán nhà mùa Cô Vy" khác.
Bạn vừa xem qua bài viết: Bán nhà cắt lỗ, bán nhà gấp mùa dịch: Cẩn thận sập bẫy chiêu trò cũ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích khác qua tài liệu Rever biên soạn dưới đây:
Có thể bạn quan tâm:
- Đâu là thời điểm BÁN NHÀ tốt nhất?
- Bất động sản nghỉ dưỡng trầm lắng vì Covid-19
- Ngân hàng nào GIẢM LÃI SUẤT VAY MUA NHÀ giữa đại dịch Covid-19?
- Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đưa ra 4 kiến nghị "giải cứu" thị trường địa ốc
- 2 kịch bản thị trường nhà ở trong đại dịch
Hoàng Triều (BT)
Từ khóa liên quan