Đại học Quốc tế Việt Đức được thành lập dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa Chính phủ hai nước là Việt Nam và Đức. Theo đó, tất cả các chương trình ở Đại học Việt Đức (VGU) đều do hầu hết giáo sư từ các trường đối tác Đức giảng dạy và sinh viên sẽ nhận được văn bằng chính thức từ các trường đối tác Đức.
Phối cảnh khuôn viên trường đại học quốc tế Việt Đức
Thông tin từ chủ đầu tư dự án cho biết, dự án Đại học Quốc tế Việt Đức có quy mô lên đến 50ha, với tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng (200 triệu USD), được đầu tư từ nguồn vốn ODA của ngân hàng thế giới và vốn đối ứng của Chính phủ.
Được biết, trường đại học quốc tế Việt Đức có quy mô đào tạo khoảng 12.000 sinh viên. Ngay khi dự án được đưa vào vận hành, Đại học Quốc tế Việt Đức sẽ trở thành trường đại học quốc tế lớn nhất Việt Nam.
Một số hình ảnh tiến độ dự án đại học quốc tế Việt Đức:
Toàn cảnh dự án đại học quốc tế Việt Đức nhìn từ trên cao. Ảnh: VnEconomy
Tiến độ thi công dự án hiện đang rất tốt. Ảnh: VnEconomy
Ảnh: VnEconomy
Thị trường bất động sản Bình Dương hưởng lợi
Theo các chuyên gia, dự án Đại học Quốc tế Việt Đức đưa vào vận hành trong tương lai sẽ tạo thành một cú hích khổng lồ cho thị trường bất động sản Bình Dương nói chung và thị xã Bến Cát (tỉnh Bình Dương) nói riêng.
Số liệu thống kê mới nhất cho thấy, hiện nay, Bình Dương đang có khoảng 3 triệu dân, đứng thứ 6 cả nước nhưng tốc độ dân số tăng cơ học rất cao; trong đó hơn 75% đang trong độ tuổi lao động. Số liệu thống kê cho thấy, hằng năm lượng lao động nhập cư về Bình Dương tăng từ 20-25%. Hiện nay, toàn tỉnh đang có hơn 45.000 chuyên gia, kỹ sư nước ngoài và hơn 1 triệu kỹ sư, công nhân kỹ thuật trong nước đang làm việc.
Tính đến ngày cuối tháng 6-2019, Bình Dương đã thu hút 1,3 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài, tăng 81% so với cùng kỳ năm 2018. Tính chung, hiện nay Bình Dương đang có khoảng 35 khu công nghiệp thu hút hơn 2.000 dự án đầu tư nước ngoài (gần 15 tỉ USD) và trên 13.000 doanh nghiệp trong nước (tổng vốn khoảng 4,5 tỉ USD). Với tốc độ thu hút đầu tư như hiện nay, Bình Dương sẽ tiếp tục thu hút một lượng lao động rất lớn đến làm việc trong các nhà máy, kéo theo nhu cầu về nhà ở và sở hữu bất động sản tăng lên rất cao. Ngoài ra, khi các trường đại học lớn tại đây đi vào hoạt động, chẳng hạn như trường đại học quốc tế Việt Đức, thì cũng sẽ thu hút hàng chục ngàn sinh viên đến sinh sống và theo học. Do đó, nhu cầu về nhà ở sẽ tăng rất cao.
Về hạ tầng, nếu vài năm trước Bình Dương tập trung phát triển ở hướng Tây và hướng Nam dọc theo trục quốc lộ 13 thì hiện nay lại đang phát triển mạnh ở phía Đông và phía Bắc. Nhiều dự án đầu tư phát triển hạ tầng đã giúp các khu vực ở phía bắc và phía Đông như Thuận An, Nam Tân Uyên, Bắc Tân Uyên, Bàu Bàng… kết nối thuận lợi hơn với TPHCM, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu như đại lộ Mỹ Phước – Tân Vạn – Nhơn Trạch, quốc lộ 14, Vành đai trong, Vành đai 4, ĐT 742, ĐT 747…
Nhờ những động lực nói trên, giới đầu tư dự báo, thị trường bất động sản Bình Dương sẽ tiếp tục sôi động trong nhiều năm nữa. Phân khúc đặc biệt phát triển sẽ là đất nền, nhà ở giá thấp và bất động sản công nghiệp.
Trên thực tế, nửa đầu năm 2019, thị trường bất động sản Bình Dương đang phát triển bùng nổ cả về số lượng dự án lẫn chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, 'khẩu vị' của khách hàng cũng đang có sự thay đổi rõ nét. Chỉ những dự án được đầu tư hạ tầng bài bản, tích hợp nhiều tiện ích tạo giá trị gia tăng mới thu hút được sự chú ý. Điều này làm khởi phát một cuộc chạy đua giữa các chủ đầu tư để kéo khách hàng đến với dự án của mình. Điển hình như các dự án của: Him Lam Land, Phú Đông Group, Đất Xanh, LDG Group hay Goucco Land, Setia Lái Thiêu, NHO…
Hiện tại, các căn hộ tại khu vực Bình Dương có giá bán khoảng 800 triệu - 2 tỷ/căn cho các căn hộ 1-3 phòng ngủ. Mức cho thuê căn hộ tại Bình Dương cũng khá tốt, dao động từ 500 - 600 USD/tháng.
Có thể bạn quan tâm:
Thế An (Tổng hợp)