Về làng đại học, thăm 6 ngôi trường lớn của ĐHQG TP.HCM
19/11/2016
Làng Đại học Thủ Đức hoặc còn gọi là Làng Đại học Quốc gia Thủ Đức là một tên gọi phổ biến đối với cư dân TPHCM và Bình Dương, và cũng không còn xa lạ đối với học sinh - sinh viên từ các vùng khác. Kể từ năm 1995, nơi này đã là điểm học và phát triển cho hàng loạt thế hệ sinh viên, mang lại lực lượng lao động chất lượng từ nhiều lĩnh vực chuyên ngành. Đây là một trung tâm uy tín trong việc giáo dục, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế cho TPHCM và cả Việt Nam.
Làng Đại học Thủ Đức hoặc còn gọi là Làng Đại học Quốc gia Thủ Đức là một tên gọi phổ biến đối với cư dân TPHCM và Bình Dương, và cũng không còn xa lạ đối với học sinh - sinh viên từ các vùng khác. Kể từ năm 1995, nơi này đã là điểm học và phát triển cho hàng loạt thế hệ sinh viên, mang lại lực lượng lao động chất lượng từ nhiều lĩnh vực chuyên ngành. Đây là một trung tâm uy tín trong việc giáo dục, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế cho TPHCM và cả Việt Nam.
6 trường đại học trong Đại học quốc gia TP.HCM
Đại học Bách Khoa TP.HCM - Đại học Quốc gia TP.HCM (HCMUT)
Trường Đại học Bách Khoa là một trường đại học kỹ thuật đầu ngành tại miền Nam Việt Nam, trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Đại học Bách Khoa sở hữu diện tích lớn nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh, trường có hai cơ sở ở nội thành và ngoại thành. Cơ sở nội thành là cơ sở chính có diện tích 14,2 ha tại 268 Lý Thường Kiệt, quận 10, TP. HCM. Cơ sở ngoại thành có diện tích 26 ha tại Linh Trung, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Trường Đại học Bách Khoa có một khu ký túc xá ở nội thành tại 497, đường Hòa Hảo, quận 10 với diện tích 1,4 ha cách trường 1,5 km.
Tòa nhà của trường Đại học Bách Khoa có màu xanh đặc trưng
Trường có nhiều mối quan hệ hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu trong nước và nước ngoài. Đối với nước ngoài, hiện nay trường đã có mối quan hệ hợp tác với 70 trường đại học và viện nghiên cứu.
Đại học Kinh tế – Luật - Đại học Quốc gia TP.HCM (UEL)
Trường Đại học Kinh tế - Luật là cơ sở giáo dục bậc đại học trực thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, được thành lập ngày 6 tháng 11 năm 2000 với quy mô và tên gọi Khoa Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Trường có trụ sở tại khu phố 3, phường Linh Xuân (Cơ sở 2: Khu phố 6, phường Linh Trung), quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tòa nhà Đại học Kinh tế - Luật
Trường là cơ sở đào tạo học viên có trình độ đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực Kinh tế - Luật. Ngoài ra, Trường còn tiến hành hợp tác về đào tạo và nghiên cứu với một số trường và tổ chức ở ngoài nước như: Đại học Long Island (Hoa Kỳ), Đại học Quốc gia Cheng Kung (Đài Loan), Tổ chức EDEXCEL và TYNDALE, đại diện DAAD (tổ chức trao đổi giáo dục của Đức), đại diện NESO (cơ quan trao đổi về giáo dục của Hà Lan)...
Đại học Công nghệ Thông tin - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (UIT)
Tòa nhà trường Đại học Công nghệ Thông tin
Tuy ra đời muộn nhưng UIT đã sớm khẳng định được vị thế của mình trong việc nghiên cứu, đào tạo, giảng dạy về công nghệ thông tin. Điểm mạnh của trường là cơ sở vật chất luôn đầy đủ và được cập nhật thường xuyên theo những xu thế mới nhất. Việc đào tạo kết hợp nghiên cứu cũng được thực hiện rất có hiệu quả. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư, giới doanh nghiệp trong và ngoài nước luôn coi đây là một địa chỉ tin cậy cho việc phát triển công nghệ cũng như đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Sân chơi thể thao thuộc trường ĐH Công nghệ thông tin
Các sinh viên của trường sẽ được học tập và nghiên cứu trong môi trường đầy đủ tiện nghi đồng thời được học các lớp liên kết với các Tập đoàn hàng đầu về công nghệ thông tin như IBM, Microsoft, SunJava,… Sau khi học, sinh viên sẽ được cấp các chứng chỉ quốc tế phục vụ đắc lực cho việc ứng tuyển vào các tập đoàn lớn trong nước và quốc tế. Tiếng Anh cũng được UIT rất chú trọng với những chương trình học theo tiêu chuẩn quốc tế, giúp sinh viên thành thạo tiếng Anh khi tốt nghiệp.
Đại học Quốc tế TP.HCM - Đại học Quốc gia TP.HCM (IU)
Bề ngoài ấn tượng của trường đại học quốc tế TP.HCM. Ảnh: Internet
Trường Đại học Quốc Tế TP.HCM được thành lập vào năm 2003, là 1 trong 6 trường Đại học trực thuộc Đại học Quốc Gia TPHCM. Đây cũng là trường Đại Học công lập đầu tiên của Việt Nam sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ giảng dạy và nghiên cứu. Đại học Quốc Tế tọa lạc ở làng Đại Học thuộc quận Thủ Đức. Đây cũng là nơi tập trung rất đông sinh viên đến từ các trường thuộc hệ thống của Đại học Quốc Gia TPHCM. Khuôn viên của trường đại học Quốc Tế được xây dựng trên khuôn viên khá rộng rãi với tông màu đỏ làm chủ đạo, rất nổi bật khi nhìn từ xa.
Khuôn viên ngập tràn cây xanh. Ảnh: Internet
Đặc biệt, Đại học quốc tế TP.HCM có thiết kế đến hai thư viện. Một thư viện "xanh" tập trung về nghiên cứu và học tập, là nơi rất yên tĩnh. Thư viện còn lại gọi là thư viện "đỏ", là nơi lý tưởng để học nhóm, trao đổi hay thư giãn.
Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM - Đại học quốc gia TP.HCM (US)
Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM đẹp từ mọi góc cạnh. Ảnh: Internet
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (cơ sở Linh Trung, quận Thủ Đức) sở hữu một khuôn viên rộng cùng cảnh quan đẹp tựa như một khu vườn với đủ loại cây xanh. Đặc biệt, khuôn viên trường được trồng nhiều loại cây cảnh, góp phần tạo nên khung cảnh xanh ngắt cho toàn trường.
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM (USSH)
Trường ĐHKHXH&NV có lịch sử gần 60 năm hình thành và phát triển. Sau Hiệp định Genève 1954, trên cơ sở Đại học Văn khoa ở Hà Nội, Trường được tái lập ở Sài Gòn vào tháng 11 năm 1955 với tên gọi là Trường Cao đẳng dự bị Văn khoa Pháp và là trường thành viên của Viện Đại học Quốc gia Việt Nam ở Sài Gòn.
Tòa nhà trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đến ngày 01-3-1957, Trường được chính thức thành lập với tên gọi Trường Đại học Văn khoa thuộc Viện Đại học Sài Gòn. Từ năm 1976 đến năm 1996, Trường trở thành bộ phận các ngành khoa học xã hội và nhân văn trong Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 30-3-1996, Trường mang tên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc hệ thống Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh theo quyết định số 1233/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Hồng Quân.
Cơ cấu ngành đào tạo của Trường được xác lập theo định hướng nghiên cứu; củng cố và nâng cao chất lượng các ngành học cơ bản - truyền thống, đồng thời chú trọng phát triển các ngành học ứng dụng - hiện đại; thực hiện quy mô hợp lý đối với các phương thức và loại hình đào tạo: ổn định quy mô hệ chính quy và văn bằng 2, giảm quy mô hệ vừa làm vừa học, và mở thêm hệ đào tạo chất lượng cao (hai ngành Quan hệ quốc tế; Báo chí – Truyền thông).
Con đường dẫn vào hai trường ĐH KHXH&NV và Công nghệ thông tin còn được gọi là “cung đường tình yêu”.
Nhà trường là đơn vị tiên phong trong việc khai mở ra những ngành đào tạo, nghiên cứu khoa học mới, đáp ứng nhu cầu xã hội, như: Việt Nam học, Đông phương học, Nhân học, Quan hệ quốc tế, Đô thị học, Ngữ văn Tây Ban Nha, Ngữ văn Ý...; là đơn vị dẫn đầu cả nước về việc thu hút sinh viên và học viên quốc tế với trên 250 học viên cao học, nghiên cứu sinh, sinh viên đến từ 73 quốc gia và vùng lãnh thổ đến học tập toàn thời gian và trên 2.500 lượt học viên, sinh viên đến học tập, nghiên cứu ngắn hạn tại Trường hàng năm.
Ở làng đại học quốc gia TP.HCM có gì chơi?
Ký túc xá làng đại học
Ký túc xá tại Làng Đại học Thủ Đức đã được quy hoạch bởi chính quyền địa phương và ban lãnh đạo Đại học Quốc gia, bao gồm 2 khu vực với tổng sức chứa hơn 50000 sinh viên. Do còn nhiều diện tích trống, việc mở rộng và cải tiến Làng Đại học trong suốt nhiều năm đã tiến bộ không ngừng.
Đặc biệt, các công trình cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông liên tục được nâng cấp, đem lại sức đẩy mạnh cho sự biến đổi diện mạo khu vực Đông TPHCM và trung tâm hành chính mới tại Dĩ An. Nơi đây có diện tích rộng lớn và thường được chọn là nơi tổ chức các buổi Liveshow ca nhạc lớn với cơ hội được nắm tay các idol ca nhạc. Vì vậy, dù ở phía Đông xa xôi, nhiều bạn trẻ vẫn cố gắng đến vui chơi và quẩy thật sung trong đêm ca nhạc.
Nhà văn hóa sinh viên
Nhà Văn hóa Sinh viên làng đại học Thủ Đức được mệnh danh là “Nhà Trắng của sinh viên” vì toàn bộ tòa nhà với diện tích gần 40.000 m2 đều được sơn màu trắng tinh khôi. Hoàn thành từ năm 2020, tòa nhà gây ấn tượng bởi thiết kế hình lục giác với 3.000 thanh lam bê tông nhẹ màu trắng bao quanh và giếng trời ở chính giữa toà nhà giúp công trình thông gió tốt, tận dụng ánh sáng tự nhiên mà không bị chói mắt.
Thiết kế công trình hướng đến sự phát triển bền vững, hòa hợp với thiên nhiên. Những thanh lam bao quanh vừa là chi tiết tạo hình khối liên tục, vừa là hệ thống chắn nắng, cách nhiệt hiệu quả cho các không gian chức năng bên trong. Những thanh lam uốn lượn, giúp công trình trở nên mềm mại hơn.
Toàn cảnh nhà văn hóa sinh viên lộng lẫy giữa Làng Đại học, nơi sinh viên không cần vào trung tâm chơi vì ở đây có đầy đủ mọi hình thức giải trí dành cho giới trẻ. Nhà Văn hóa còn là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa của sinh viên như: Rạp chiếu phim, khán phòng 900 chỗ, khu vực truyền thống, khu vực sinh hoạt lớn, không gian phục vụ thể thao, giải trí,... Ngoài ra, còn có khu vực sân thể thao đa chức năng tạo môi trường cũng như không gian cho các clb sinh hoạt đội nhóm. Sinh viên tại đây có thể đến để học tập, họp nhóm, tập văn nghệ, thể thao…
Chợ đêm mới ở Làng Đại Học
Đặc biệt khi về đêm,khu chợ đêm sinh viên với hơn 200 gian hàng sẽ đồng loạt sáng đèn tạo nên không khí vui nhộn, lung linh khắp làng đại học. Nhiều mặt hàng được bày bán như quần áo, phụ kiện, giày dép,... Ngoài ra, khu vực ẩm thực cũng phong phú không kém. Khu chợ đêm càng làm cho đời sống sinh viên thêm nhiều sắc màu nhộn nhịp.
Không khí náo nhiệt tại Chợ Đêm bao quanh nhà văn hóa sinh viên. Đây là nơi vui chơi, hẹn hò lý tưởng dành cho các bạn trẻ.
Ở 6 trường đại học hàng đầu TPHCM, khu trung tâm đại học quốc gia không chỉ mang lại kiến thức chuyên môn mà còn nuôi dưỡng giá trị tinh thần, giúp hơn 69 nghìn sinh viên tại đây phát triển toàn diện. Chính vì những giá trị quý báu này, Làng Đại Học Thủ Đức trở thành điểm đến ưu tiên cho học sinh trong thành phố và nhất là những sinh viên từ các tỉnh lân cận.
Từ khóa liên quan