TP.HCM di dời 10 bến cảng trên sông Sài Gòn, chuẩn bị xây cầu Thủ Thiêm 4

Thị TrườngĐầu tư nhà đất

03/14/2018

Nội dung bài viết

    Bộ GTVT xác định khu bến trên sông Sài Gòn phải thực hiện di dời, chuyển đổi công năng theo quyết định của Thủ tướng, với 10 bến cảng được xác định. Trong đó, di dời bến cảng Tân Thuận, quận 7 (thuộc cảng Sài Gòn) ra khu vực Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) phù hợp với tiến trình xây dựng cầu Thủ Thiêm 4).

    Tải tài liệu Phân tích và Đánh giá dự án GS Metrocity Nhà Bè

    Hàng loạt dự án hạ tầng sẽ hoàn thành trước 2020

    Theo công bố quy hoạch chi tiết về nhóm cảng biển Đông Nam Bộ giai đoạn 2020, định hướng đến năm 2030 của Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Bộ xác định nhóm cảng biển Đông Nam bộ có 4 cảng biển, gồm cảng TP.HCM, cảng Đồng Nai, cảng Vũng Tàu (bao gồm Côn Đảo) và cảng Bình Dương.

    Trong đó, nhóm cảng TP.HCM được xác định là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực, gồm khu bến trên sông Sài Gòn, khu bến Cát Lái trên sông Đồng Nai, khu bến trên sông Nhà Bè, khu bến Hiệp Phước trên sông Soài Rạp.

    Bộ GTVT xác định khu bến trên sông Sài Gòn phải thực hiện di dời, chuyển đổi công năng theo quyết định của Thủ tướng, với 10 bến cảng được xác định. Trong đó, di dời bến cảng Tân Thuận, quận 7 (thuộc cảng Sài Gòn) ra khu vực Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) phù hợp với tiến trình xây dựng cầu Thủ Thiêm 4).

    Công bố này cũng xác định khu bến cảng Hiệp Phước (sông Soài Rạp, Nhà Bè) là khu bến cảng chính của cảng biển TP.HCM trong tương lai, chủ yếu làm hàng tổng hợp, container, tiếp nhận tàu tổng hợp trọng tải đến 50.000 tấn, tàu chở container đến 4.000 TEU (1 TEU tương đương 1 container 20 feet); một số bến chuyên dùng phục vụ trực tiếp cơ sở công nghiệp liền kề.

    Riêng cảng Nhà Rồng - Khánh Hội, vào cuối năm 2017 UBND TP.HCM đã yêu cầu cảng Sài Gòn bảo đảm thời gian bàn giao mặt bằng trước ngày 31/12/2018. Sau khi đi dời xong, mặt bằng sẽ được bàn giao cho Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Đô thị Ngọc Viễn Đông thực hiện dự án Khu phức hợp Nhà Rồng - Khánh Hội.

    TP.HCM di dời 10 bến cảng trên sông Sài Gòn

    TP.HCM di dời 10 bến cảng trên sông Sài Gòn

    Dự án khu phức hợp Nhà Rồng - Khánh Hội là nhà cao tầng chức năng hỗn hợp, gồm trung tâm thương mại dịch vụ, với 3.116 căn hộ, biệt thự 32 căn, trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trạm y tế và cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo phê duyệt của UBND TP.HCM về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 của tiểu khu cảng quận 4.

    Địa điểm thực hiện dự án tại khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội là phường 12, 13 và 18 của quận 4, TP.HCM, với diện tích mặt đất, mặt nước sử dụng khoảng 31,5ha.

    Theo Bộ GTVT, những bến cảng chưa di dời tiếp tục hoạt động theo hiện trạng, không cải tạo nâng cấp, mở rộng và nghiên cứu di dời sau năm 2020, hoặc chấm dứt hoạt động khi hết thời hạn.

    Về định hướng ưu tiên đầu tư từ nay đến năm 2020, theo Bộ GTVT là phát triển cảng biển nhóm 5, sẽ đẩy nhanh tiến độ đầu tư khu bến cảng Cát Lái ra đường Vành đai 2, nút giao thông Mỹ Thủy (quận 2) và các nút kết nối với khu bến Cát Lái.

    Trong hạng mục đầu tư đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ tập trung xây dựng trước đoạn Biên Hòa - Cái Mép, tăng cường khả năng kết nối khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải. Trong đó có xây dựng tuyến đường liên cảng, các tuyến đường kết nối tới các bến cảng khu vực Cái Mép - Thị Vải; xây dựng đường vào các bến cảng khu vực Hiệp Phước... 

    Thông tin thêm về cầu Thủ Thiêm 4

    Theo đó, cầu Thủ Thiêm 4 sẽ có mức đầu tư hơn 5.200 tỷ đồng do liên danh Công ty CP phát triển bất động sản Phát Đạt - Công ty CP đầu tư và phát triển hạ tầng 620 - Công ty CP đầu tư phát triển xây dựng 168 làm nhà đầu tư. Dự án cầu Thủ Thiêm 4 được TP.HCM kiến nghị Thủ tướng cho xây sớm để tăng khả năng kết nối cho khu đô thị Thủ Thiêm và giải quyết ùn tắc từ phía Nam về trung tâm.

    Vị trí cầu Thủ Thiêm 4 trong quy hoạch TP.HCM

    Vị trí cầu Thủ Thiêm 4 trong quy hoạch TP.HCM

    Cầu Thủ Thiêm 4 có chiều dài hơn 2,1 km, tĩnh không 10 m, thiết kế dạng dây văng gồm phần cầu chính nối quận 2 và 7 với 6 làn xe, phần cầu dẫn trên đường Nguyễn Văn Linh bố trí từ trước nút giao Nguyễn Văn Linh - cầu Tân Thuận 2 và 2 nhánh cầu dẫn N1, N2 từ cầu chính phía quận 7 xuống đường Huỳnh Tấn Phát.

    Công trình này được thành phố xác định là "dự án cấp bách, cần ưu tiên đầu tư" nhằm tăng khả năng kết nối cho khu đô thị Thủ Thiêm và hoàn chỉnh hệ thống giao thông khu vực. Vì hiện Khu đô thị mới Thủ Thiêm chỉ kết nối giao thông với Khu trung tâm hiện hữu tại địa bàn quận Bình Thạnh và quận 1, chưa kết nối được với các quận 4, 7 và Khu đô thị Nam thành phố.

    Cầu Thủ Thiêm 4 được kỳ vọng sẽ giúp Bất động sản khu Nam "cất cánh

    Cầu Thủ Thiêm 4 được kỳ vọng sẽ giúp Bất động sản khu Nam "cất cánh". Ảnh minh họa

    Khi cầu Thủ Thiêm 4 hoàn thành cũng sẽ giải tỏa áp lực giao thông từ phía quận Bình Thạnh, quận Thủ Đức qua phía các quận 7, 8, huyện Bình Chánh, Nhà Bè (cầu Thủ Thiêm 1 - đường trục Bắc Nam trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm - cầu Thủ Thiêm 4); đồng thời, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

    Theo quy hoạch, sẽ có 5 cây cầu và một hầm chui nối các khu vực khác của thành phố với khu đô thị Thủ Thiêm (quận 2). Hiện cầu Thủ Thiêm 1 và hầm vượt sông Sài Gòn (nối quận 2 và quận 1) đã được xây dựng và đưa vào sử dụng. Đầu năm 2015, cầu Thủ Thiêm 2 với tổng số vốn gần 3.100 tỷ đồng cũng được khởi công và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2018.

    Thông tin thị trường khu Nam TP.HCM

    Thông tin liên quan:

    Thế An (TH)

    Danh Sách Nhà Đất Bán và Cho Thuê Giá Tốt Trên Rever

    Tìm mua nhà trên Rever
    Tìm mua nhà trên Rever

    Danh sách bất động sản bán trên Rever

    Tìm thuê nhà trên Rever
    Tìm thuê nhà trên Rever

    Danh sách bất động sản cho thuê trên Rever

    Đừng bỏ lỡ thông tin !

    Đăng ký cùng 14,000 nhà đầu tư bất động sản, nhận những thông tin mới nhất của thị trường được gửi hàng qua email hàng tuần.

    Bình luận