Luật đất đai mới sửa đổi có gì đáng chú ý? [Mới nhất 2024]

Tại kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) với nhiều điểm mới quan trọng.

Luật Đất đai (sửa đổi) đã 'siết' điều kiện doanh nghiệp nhận quyền sử dụng đất để làm dự án nhà ở thương mại. Đây là một trong các điều kiện để Nhà nước giành thế chủ động trong việc phát triển các dự án nhà ở bài bản, tầm cỡ.

Theo quy định của Luật Đất đai 2013, khi cơ quan nhà nước phê duyệt, doanh nghiệp sẽ được thỏa thuận nhận chuyển nhượng, thuê, nhận góp vốn quyền sử dụng đất mà không phân biệt đất đó là loại đất gì.

Khu đất doanh nghiệp nhận quyền chỉ cần phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên, Luật Đất đai (sửa đổi) vừa thông qua chỉ cho phép doanh nghiệp thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất ở để làm dự án nhà ở thương mại. Doanh nghiệp đã có sẵn quỹ đất phải có tối thiểu 1m2 đất ở mới được làm dự án.

Luật đất đai mới sửa đổi: Hết thời gom đất rồi bỏ hoang

Trước khi Luật Đất đai (sửa đổi) được thông qua, nhiều ý kiến chuyên gia, đại biểu Quốc hội cho rằng không nhất thiết phải siết việc nhận chuyển quyền sử dụng đất của doanh nghiệp. Một khu vực đất miễn phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sẽ được làm dự án. Dù vậy, thực trạng phát triển các dự án nhà ở thương mại nhiều năm qua khiến nhà làm luật phải "siết" điều kiện lại.

Thực tế, có việc nhiều doanh nghiệp gom đất nông nghiệp ồ ạt rồi để hoang, không làm dự án. Cũng có tình trạng mua gom đất nông nghiệp sau đó xin điều chỉnh quy hoạch từ các chức năng khác sang phát triển dự án nhà ở.

Bà Trần Thị Cẩm Tú, tổng giám đốc Công ty bất động sản EximRS, nhìn nhận việc quy định như trên phần nào sẽ thanh lọc chủ đầu tư, tránh tình trạng gom đất, găm đất và không thực hiện dự án.

Sắp tới, các chủ đầu tư muốn làm dự án buộc phải có năng lực tài chính để chuẩn bị quỹ đất, bởi giá đất ở sẽ cao hơn đất nông nghiệp và các loại đất khác. Việc này cũng giúp ngân sách nhà nước khai thác được chênh lệch địa tô từ việc cho người dân chuyển mục đích, hoặc đấu giá đất sạch.

Theo bà Tú, với quy định của luật bắt buộc toàn bộ các thửa đất trong khu vực dự định làm dự án phải được chuyển 100% sang đất ở, sau đó doanh nghiệp mới thỏa thuận nhận chuyển nhượng để làm dự án.

datnenduan.jpg  

Doanh nghiệp có thể phải trông chờ vào việc Nhà nước đứng ra thu hồi đất sạch, sau đó bán đấu giá hoặc khoanh vùng dự án theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để đấu thầu dự án theo ý đồ phát triển đô thị của cơ quan quản lý. Như vậy, nếu làm tốt, Nhà nước đã "giành" thế chủ động trong việc phát triển các dự án nhà ở thương mại.

Từ đó, bà Tú cho rằng Nhà nước cần tạo điều kiện cung cấp quỹ đất sạch để doanh nghiệp tham gia đấu giá và thực hiện dự án.

"Nếu có quỹ đất sạch sẽ rút ngắn được thời gian đầu tư cho doanh nghiệp vì đã qua các bước quy hoạch, thu hồi, đền bù và tái định cư. Với các doanh nghiệp chưa có quỹ đất sẵn có, cánh cửa làm dự án sẽ hẹp hơn, đòi hỏi phải có năng lực tài chính và nắm rõ quy hoạch của địa phương để chọn lựa vị trí dự án phù hợp yêu cầu của địa phương đó", bà Tú nhận định.

Luật đất đai mới sửa đổi: Loại bỏ doanh nghiệp "tay không bắt giặc"

Luật sư Trần Quốc Dũng, phó tổng giám đốc Tập đoàn Hưng Thịnh, cho hay trước nay nhiều địa phương có tư tưởng dành đất làm dự án nên dùng một số biện pháp hành chính để hạn chế việc người dân có đất trong các khu vực quy hoạch đất ở chuyển sang đất ở.

Tuy nhiên, với quy định luật mới, trừ khi Nhà nước thu hồi bán đấu giá hoặc đấu thầu dự án, toàn bộ đất trong khu vực làm dự án phải là đất ở thì doanh nghiệp mới nhận chuyển nhượng được. Do vậy, ông Dũng đề nghị xây dựng nghị định phải tạo điều kiện tốt nhất để người dân có đất trong các khu quy hoạch đất ở được nhanh chóng chuyển mục đích đất.

Ông Dũng nhận định việc làm dự án tới đây sẽ khó hơn nhiều. Một số doanh nghiệp sẽ phải tính đến việc mua lại các dự án đã có nhưng làm dở dang. Số khác có quỹ đất tìm cách phát triển dự án trên quỹ đất đó. Về lâu dài, xu thế chủ đạo vẫn là đấu giá, đấu thầu để làm những dự án lớn. Đồng nghĩa với việc Nhà nước đứng ra tạo cơ chế thu hồi đất, doanh nghiệp sẽ bồi thường và Nhà nước thu chênh lệch địa tô.

"Thông điệp có thể thấy là Nhà nước muốn có các doanh nghiệp có năng lực thật sự để làm dự án. Số lượng doanh nghiệp này hiện đếm trên đầu ngón tay nên có thể có xu hướng các doanh nghiệp sẽ liên doanh, liên kết lại với nhau để đấu thầu, đấu giá dự án.

Việc này sẽ tạo ra một sân chơi phát triển dự án nhà ở. Các khu đô thị được hình thành qua hình thức đấu thầu, đấu giá khả năng sẽ tạo ra các khu đô thị bài bản hơn chứ không phải mạnh ai nấy làm như trước đây", ông Dũng phân tích.

Theo ông Dũng, vai trò của Nhà nước sắp tới rất lớn. Để có thể có quỹ đất, Nhà nước phải đồng bộ, cắt giảm các thủ tục hành chính, giảm bớt quy trình để có các quỹ đất phát triển phù hợp kêu gọi đầu tư. Mặt khác, tại một số khu vực, Nhà nước có trách nhiệm đầu tư hạ tầng kỹ thuật để tạo hạ tầng tốt mới kêu gọi được các doanh nghiệp về phát triển các dự án.

"Quan trọng bây giờ là từ trung ương tới địa phương phải hiểu được trách nhiệm đó để phát triển đô thị mang tính đồng bộ chứ không thể để việc tạo lập quỹ đất ì ạch như lâu nay. Các khu đất đã được quy hoạch là đất ở, làm khu đô thị cần nhanh chóng đưa vào kế hoạch để thu hồi tạo quỹ đất sạch hoặc đấu thầu để doanh nghiệp làm dự án", ông Dũng nói và lưu ý Nhà nước phải có cơ chế trích ngân sách để có tiền thu hồi đất, hoặc làm hạ tầng kêu gọi đầu tư.

Phát huy vai trò trung tâm phát triển quỹ đất địa phương

Khi đầu tư các dự án đô thị quy mô lớn, vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng nếu không có sự can thiệp của cơ quan quản lý nhà nước sẽ xảy ra tình trạng giá đất bị đẩy lên, người dân có đất chưa chắc đã được hưởng lợi mà là các đối tượng đầu cơ mua gom đất. Vì vậy, đầu tư các dự án đô thị quy mô lớn, đồng bộ hạ tầng luôn cần Nhà nước đứng ra thu hồi đất.

Cụ thể, cần thúc đẩy phát triển các mô hình trung tâm phát triển quỹ đất ở các tỉnh, thành phố và các trung tâm này như bên thứ ba để bảo đảm quyền lợi của người dân, doanh nghiệp.

Các trung tâm phát triển quỹ đất cấp tỉnh cần đóng vai trò điều tiết giá đất, giúp kiểm soát giá thành đất đai đầu vào, giúp người dân tiếp cận được nhà ở với giá phù hợp.

Muốn làm được điều này, các địa phương phải vận hành hiệu quả các trung tâm phát triển quỹ đất. Các trung tâm này nếu có đủ nguồn lực sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch để đấu giá đất, trường hợp trung tâm không có đủ nguồn lực để giải phóng mặt bằng sạch thì tổ chức đấu thầu để chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất.

quy-dat-dia-phuong.jpg Trên cơ sở đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất, các trung tâm phát triển quỹ đất phải đứng ra thực hiện nhiệm vụ thu hồi, giải phóng mặt bằng dự án.

Luật Đất đai 2024 cũng quy định các địa phương phải ban hành bảng giá đất hằng năm nên việc thu hồi sau đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất bảo đảm được quyền lợi của người dân bị thu hồi đất. Thực tế cũng cho thấy ở những địa phương vùng sâu, vùng xa nếu không có vai trò của Nhà nước thì không thể thu hút được nhà đầu tư bỏ vốn làm dự án.

Tâm lý chung của các nhà đầu tư là phải chắc chắn họ mới làm, nếu không họ sẽ không bỏ vốn để đánh cược. Cơ chế thỏa thuận trong thu hồi đất cũng chỉ phù hợp với những dự án nhỏ lẻ, trong những khu vực đô thị đã phát triển ổn định.

Luật Đất đai 2024 khuyến khích thực hiện đấu giá, đấu thầu quyền sử dụng đất để phát triển các dự án nhà ở thương mại, nhưng theo tôi cần thúc đẩy hoạt động đấu thầu dự án có sử dụng đất vì nó phù hợp với bối cảnh hiện nay - Nhà nước không đủ kinh phí có khi lên tới cả ngàn tỉ đồng để giải phóng mặt bằng các dự án khu đô thị quy mô lớn. Điều này cũng khắc phục tình trạng Nhà nước bỏ tiền giải phóng mặt bằng xong nhưng không thu hút được nhà đầu tư làm dự án.

Vấn đề đặt ra là Nhà nước cần đóng vai trò điều tiết thị trường đất đai bởi giá đất ở, giá nhà hiện nay quá cao so với thu nhập của người dân. Điều tiết để bảo đảm quyền lợi của người bị thu hồi đất nhưng cũng phải kiểm soát giá nhà đất ở mức hợp lý để nâng cao chất lượng sống cho đa số người dân. Trong bối cảnh hiện nay Nhà nước chưa thể thả nổi thị trường đất đai.

Luật đất đai mới sửa đổi: Ngăn đầu cơ, đáp ứng nhu cầu nhà ở của dân

Luật Đất đai 2024 đã tiếp cận nhiều hơn với nguyên tắc thị trường để bảo đảm hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp có nhu cầu phát triển kinh tế và người dân là chủ thể nhu cầu tiêu dùng nhà ở.

Hai nhu cầu này tương hỗ với nhau, song hành với nhau, đây là hai mặt của một vấn đề, mặt này thái quá sẽ triệt tiêu mặt kia.

Chúng ta đã tiếp cận gần hơn với nguyên tắc thị trường là để cho hai bên thỏa thuận với nhau trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất, Nhà nước chỉ thu hồi trong 32 trường hợp.

Sau khi nhà đầu tư tiếp cận được đất đai làm dự án thì vấn đề tiếp theo là trả tiền sử dụng đất dự án một lần hay trả tiền sử dụng đất hằng năm, điều này phụ thuộc vào mục đích nhu cầu phát triển kinh tế từng dự án.

quy-dat-dia-phuong.jpg  

Dưới góc nhìn kinh tế thì dự án đầu tư phải mang lại hiệu quả thì doanh nghiệp mới tái đầu tư trở lại xã hội được. Vì thế, tôi cho rằng quy định về tiền sử dụng đất dự án cần linh hoạt trong sử dụng nguồn vốn phát triển dự án của doanh nghiệp thay vì đưa ra khuôn khổ pháp lý cứng nhắc với chủ đầu tư.

Có thể thấy bối cảnh ra đời Luật Đất đai 2024 khác với Luật Đất đai 2013, xã hội đã phát triển ở nấc thang khác. Với tiềm lực xã hội, nhận thức của người dân ở thời điểm này rất khác với năm 2013 nên quy định Luật Đất đai 2024 phù hợp hơn với sự phát triển kinh tế - xã hội, định hướng mục tiêu của luật cũng rõ hơn.

Nguyên tắc là sử dụng đất phải phù hợp với mục đích sử dụng đất, dựa theo đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, con người để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng đất. Trên cơ sở này các cơ quan nhà nước đã ban hành ra quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Nội dung quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã tính toán, phân chia các mục đích sử dụng đất khác nhau. Trong các loại đất thì đất ở có giá trị thương mại lớn nhất, có tính thanh khoản lớn, các loại khác có giá trị thấp hơn. Việc sử dụng đất cần tuân thủ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Vấn đề kiểm soát giá đất trong đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất để không đẩy giá đất vống lên quá cao đã được đặt ra từ nghị quyết 19, Luật Đất đai 2013 và được nhắc lại trong nghị quyết 18 năm 2022, Luật Đất đai 2024 là hạn chế, ngăn chặn đầu cơ đất.

Hạn chế được đầu cơ đất, ngăn chặn tình trạng găm đất, đầu cơ đất để mua đi bán lại kiếm lời bằng chính sách đánh thuế cao với những người có nhiều thửa đất, nhiều nhà là giải pháp căn cơ để chống đầu cơ nhà ở, đất đai. Chống được đầu cơ thì đất đai, nhà ở sẽ hướng tới người tiêu dùng thực sự, người phát triển dự án thực sự, đất đai sẽ được trả giá đúng.

Luật đất đai mới sửa đổi: Rút gọn thủ tục, giảm chi phí cho doanh nghiệp

Luật Đất đai 2024 đã cân bằng lợi ích của cả người dân và doanh nghiệp, trong đó nổi bật là cơ chế thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa người dân và doanh nghiệp.

Cơ chế này sẽ làm cho giá đất thực hiện dự án cao lên, bám sát theo thị trường, quá trình thỏa thuận cũng khó khăn hơn, dễ xảy ra tranh chấp. Và để cân bằng lợi ích các bên doanh nghiệp sẽ phải tự điều chỉnh cho phù hợp.

Theo quy định của luật thì hằng năm các địa phương sẽ ban hành bảng giá đất, đây là cơ sở để cả doanh nghiệp và người dân thỏa thuận.

Luật Đất đai 2024 khuyến khích đấu giá đất, đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất, nhưng để kiểm soát giá đất Nhà nước cần đánh giá mức độ thị trường, hài hòa giữa thu ngân sách và mục tiêu kiểm soát giá đất ở mức phù hợp, không đẩy giá đất lên quá cao, nhà đầu tư trúng đấu giá nhưng không đầu tư dự án trên đất, bỏ cọc, gây lãng phí đất đai. Nếu giá trúng đấu giá đất quá cao sẽ vô tình đẩy giá đất trong khu vực lên cao, đẩy giá nhà lên cao.

Hơn nữa, cần rút gọn thủ tục đất đai để doanh nghiệp không mất nhiều thời gian chờ đợi thủ tục dự án như hiện nay. Với một doanh nghiệp đầu tư kinh doanh bất động sản, ngoài yếu tố lợi nhuận còn yếu tố thanh khoản dòng tiền đầu tư. Nếu chôn vốn trong dự án quá lâu, chi phí tăng cao thì giá nhà, giá đất lên cao mà doanh nghiệp chưa chắc đã có lời.

Chẳng hạn các doanh nghiệp làm dự án bất động sản công nghiệp hiện nay nếu cho thuê được 60% mặt bằng có thể được địa phương giao cho thực hiện dự án tiếp theo nên nhà đầu tư đôi khi không cần lợi nhuận quá cao, chỉ cần lợi nhuận vừa phải, thu hồi được dòng tiền để đầu tư dự án tiếp theo.

Có thể xây dựng nghị quyết thí điểm

Quy định về việc doanh nghiệp nhận chuyển nhượng đất làm dự án nhà ở thương mại là phù hợp và cũng kế thừa quy định tại Luật Nhà ở mới đã được Quốc hội thông qua trước đó.

Thực tế, việc để cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư tự đi "mua gom" các loại đất khác, sau đó lại chuyển mục đích thành đất ở sẽ có nhiều hệ lụy. Trong đó, các dự án, diện tích đất đai không phải đất ở để cho người dân, doanh nghiệp tự thỏa thuận, sau đó lại đi chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Điều này có thể gây ra bất bình đẳng về giá trị gia tăng từ các loại đất không phải đất ở với giá trị tăng lên khi doanh nghiệp xin chuyển đổi thành đất ở. Ngoài ra còn gây ra sự không công bằng với người có đất trước đó khi cá nhân không được tự chuyển đổi sang mục đích đất ở mà phải thỏa thuận bán cho doanh nghiệp với giá rẻ.

Chưa kể có thể gây thiệt hại cho lợi ích của xã hội khi đáng ra chuyển đổi mục đích sử dụng đất như vậy thì phần giá trị gia tăng phải được đấu thầu, đấu giá, thu tiền đó vào ngân sách... nhưng có thể không được tập trung vào mà lại rơi vào tay của cá nhân nào đó. Việc này hoàn toàn không phù hợp.

Tuy nhiên, trong báo cáo giải trình, tiếp thu trước khi thông qua luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã nêu rõ trường hợp cần thiết, đề nghị Chính phủ nghiên cứu, xây dựng đề án thí điểm trình cấp có thẩm quyền để trình Quốc hội xem xét ban hành nghị quyết cho phép thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất khác quy định của luật.

Đây là căn cứ quan trọng để khi thấy cần thiết hoặc có khó khăn, vướng mắc về thực hiện, Chính phủ có thể nghiên cứu, xây dựng nghị quyết để trình Quốc hội xem xét.

Cùng với đó, luật đã hướng đến giải quyết một vấn đề rất lớn liên quan đến chính sách đền bù, bồi thường khi người dân bị thu hồi đất.

Trước đây, người dân thường không bằng lòng khi thu hồi đất vì thường là chúng ta sẽ xác định giá đất không được sát với giá trị của thị trường, hoặc là bồi thường tái định cư cũng không đảm bảo cho người dân có một chỗ ở tương xứng với nơi ở cũ.

Phải làm tốt quỹ đất, tránh bị thiếu

Quy định đối với trường hợp sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại thì chỉ được thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất ở có thể dẫn đến 5-7 năm tới đây sẽ tiếp tục thiếu nguồn cung quỹ đất khiến thị trường bất động sản nhà ở thương mại thiếu nguồn cung.

Lý do là tổ chức phát triển quỹ đất chưa thể "tạo quỹ đất, phát triển quỹ đất; bảo đảm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội" để thực hiện giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án.

Hiệp hội hy vọng Quốc hội cho phép trường hợp xét thấy cần thiết thì Chính phủ nghiên cứu, xây dựng đề án thí điểm trình cấp có thẩm quyền để trình Quốc hội xem xét ban hành nghị quyết cho phép thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất khác quy định của Luật Đất đai.

Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

Bài viết cùng chủ đề

Mua đất nền chưa có sổ đỏ có thể gặp rủi ro pháp lý nào?
Mua đất nền chưa có sổ đỏ có thể gặp rủi ro pháp lý nào?

Người mua đất nền chưa có sổ đỏ có thể gặp phải những tình huống rủi ro pháp lý, đó là những tình huống gì? Làm sao để mua đất nền an toàn nhất? - Tư vấn từ Luật sư Lê Trung Phát (Đoàn Luật sư TP.HCM)

Hướng Dẫn
29/12/2018
Chỉnh sửa Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo luật mới như thế nào?
Chỉnh sửa Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo luật mới như thế nào?

Khi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị sai thông tin, cần làm gì để chỉnh sửa theo luật mới nhất?

Đầu tư
23/10/2018
Những điểm cơ bản về luật bất động sản 2017
Những điểm cơ bản về luật bất động sản 2017

Luật kinh doanh bất động sản 2017 có nhiều sửa đổi, bổ sung một số điều so với luật được ban hành 2014. Dưới đây là một vài thay đổi đáng chú ý mà chủ dự án, nhà đầu tư, chuyên viên môi giới bất động sản cần tham khảo.

Những lưu ý để tránh rủi ro khi mua đất thuộc diện quy hoạch
Những lưu ý để tránh rủi ro khi mua đất thuộc diện quy hoạch

Mua phải những mảnh đất nằm trong quy hoạch do không tìm hiểu kĩ có nhiều rủi ro. Nhưng không phải mua khu đất nào thuộc quy hoạch thì người mua đều bất lợi.

10 chính sách mới về Bất động sản có hiệu lực từ ngày 01/01/2021
10 chính sách mới về Bất động sản có hiệu lực từ ngày 01/01/2021

Rever gửi đến bạn 10 chính sách mới liên quan đến nhà cửa, đất đai sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021.

Thị trường
28/12/2021
Tất cả các Chính Sách mới về Bất động sản có hiệu lực từ tháng 1/2020
Tất cả các Chính Sách mới về Bất động sản có hiệu lực từ tháng 1/2020

Từ tháng 1/2020, một loạt các chính sách mới về đất đai có hiệu lực. Trong đó có 5 mức phạt mới về vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Thị trường
02/01/2020
Luật Nhà ở mới được sửa đổi thông qua có gì đáng chú ý?
Luật Nhà ở mới được sửa đổi thông qua có gì đáng chú ý?

Sáng 27/11, Luật Nhà ở (sửa đổi) đã được Quốc hội chính thức thông qua. Cơ bản Luật vẫn kế thừa hầu hết nội dung của Luật Nhà ở 2014, song cũng có nhiều điểm mới nổi bật.

Thị trường
18/12/2023
Quy định về việc cấp sổ hồng cho căn hộ chung cư
Quy định về việc cấp sổ hồng cho căn hộ chung cư

Việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (sổ hồng) cho căn hộ chung cư được quy định ra sao? Cùng Rever tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Đất nông nghiệp lên thổ cư: Phí chuyển đổi, Điều kiện theo quy định mới nhất
Đất nông nghiệp lên thổ cư: Phí chuyển đổi, Điều kiện theo quy định mới nhất

Đất nông nghiệp và đất thổ cư là hai loại đất có mục đích sử dụng khác nhau. Chính vì vậy khi người sử dụng có nhu cầu chuyển đất nông nghiệp lên thổ cư cần chú ý đáp ứng các điều kiện và thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Tham khảo bài viết dưới đây của Rever để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết.

Hướng Dẫn
10/12/2023
Làm sổ đỏ cho nhà mua trên đất nền dự án, thủ tục thế nào?
Làm sổ đỏ cho nhà mua trên đất nền dự án, thủ tục thế nào?

Hướng dẫn thủ tục làm sổ đỏ cho nhà mua trên đất nền dự án (Luật sư Lê Trung Phát - Đoàn Luật sư TP.HCM giải đáp).

Hướng Dẫn
20/12/2018
Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất mới nhất năm 2020
Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất mới nhất năm 2020

Rever gửi đến bạn tài liệu mẫu hợp đồng mua bán nhà đất đầy đủ pháp lý mới nhất năm 2020. Và một số yếu tố cần lưu ý trước khi ký vào các hợp đồng này.

Nên mua nhà TRƯỚC hay SAU Luật Đất đai sửa đổi 2024 chính thức có hiệu lực?
Nên mua nhà TRƯỚC hay SAU Luật Đất đai sửa đổi 2024 chính thức có hiệu lực?

Với những người muốn mua căn hộ hay đất nền xây nhà để phục vụ nhu cầu ở thực, chuyên gia cho rằng đều nên mua sau 1/1/2025 khi Luật Đất đai và Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi có hiệu lực.

Thị trường
04/03/2024
Quy định mới về thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng
Quy định mới về thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng

Quy định mới về thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng vừa được Chính phủ quy định cụ thể tại Nghị định số 123/2017/NĐ-CP.

Thị trường
16/11/2017
Đồng Nai ban hành quy định mới và cho phép tách thửa đất trở lại từ ngày 1/7/2020
Đồng Nai ban hành quy định mới và cho phép tách thửa đất trở lại từ ngày 1/7/2020

Đồng Nai vừa ban hành quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh (Quyết định số 22/2020/QĐ-UBND).

Thị trường
10/06/2020
Giải quyết các tình huống đất nền đã bán nhưng bị chiếm dụng
Giải quyết các tình huống đất nền đã bán nhưng bị chiếm dụng

Mua đất nền nhưng lại không thể toàn quyền sử dụng vì bị người khác chiếm dụng; chuyện tưởng chừng như khó xảy ra nhưng vẫn đang tồn tại và dẫn đến nhiều tranh chấp không đáng có!

Hướng Dẫn
26/12/2018
Cách tính giá đền bù đất nông nghiệp mới nhất năm 2023
Cách tính giá đền bù đất nông nghiệp mới nhất năm 2023

Luật Đất đai sửa đổi hiện chưa được thông qua và ban hành, chính vì thế quy định khung giá đền bù các loại đất nói chung, giá đền bù đất nông nghiệp nói riêng vẫn được thực hiện theo quy định tại khoản 2 điều 74 và điểm đ khoản 4, điều 114 Luật Đất đai 2013. Vậy Nhà nước quy định bảng giá đền bù đất nông nghiệp như thế nào, người dân có được thỏa thuận về mức giá này hay không? Cùng Rever tìm hiểu cách tính giá đền bù đất nông nghiệp mới nhất năm 2023.

Hướng Dẫn
09/12/2023
Có được quyền bán nếu nhà đất nằm trong diện quy hoạch?
Có được quyền bán nếu nhà đất nằm trong diện quy hoạch?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, tài sản nhà đất thuộc diện quy hoạch vẫn sẽ được quyền chuyển nhượng nếu thỏa một số điều kiện nhất định.

Bảng giá đất Quận 7 giai đoạn 2020 - 2024
Bảng giá đất Quận 7 giai đoạn 2020 - 2024

Rever gửi đến bạn bảng giá đất Quận 7 giai đoạn 2020 - 2024 được UBND TP.HCM Ban hành kèm Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND, ngày 16 tháng 01 năm 2020.

Quận 7
05/04/2021
Quy định mới nhất của việc quy hoạch và sử dụng đất đai thông qua nghị định 61
Quy định mới nhất của việc quy hoạch và sử dụng đất đai thông qua nghị định 61

Luật kinh doanh bất động sản có vài thay đổi theo nghị định số 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Hướng Dẫn
02/08/2018
Bảng giá đất huyện Bình Chánh giai đoạn 2020 - 2024
Bảng giá đất huyện Bình Chánh giai đoạn 2020 - 2024

Rever gửi đến bạn bảng giá đất huyện Bình Chánh giai đoạn 2020 - 2024, ban hành kèm Quyết định số 02/02/2020/QĐ-UBND ngày 16/01/2020 của UBND thành phố.

Thị trường
06/04/2021