Lăn lộn trời Tây 20 năm không bằng 'ôm đất' ở Việt Nam
25/09/2020
Đầu thập niên 1990, gia đình tôi bán cái ao 350 m2 giá 10 nghìn USD để tôi đi định cư ở Đức.
Đầu thập niên 1990, gia đình tôi bán cái ao 350 m2 giá 10 nghìn USD để tôi đi định cư ở Đức.
Năm 1991 quê tôi, một ngôi làng thuộc quận Hà Đông (Hà Nội), dù chỉ cách trung tâm thủ đô chưa tới 10km nhưng vẫn chưa phát triển, vẫn là một làng quê nông nghiệp.
Nhà tôi trong một xóm ngay đầu làng, ngoài đất nhà ở còn có một cái ao hơn một sào bắc bộ (khoảng 350 m2) nằm bên con đường dẫn vào làng. Năm đó tôi học năm nhất đại học.
Trong họ có một ông chú đi lao động ở Đức từ cuối những năm 80. Sau khi hết thời hạn lao động, chú lấy vợ và ở lại đó. Hàng năm chú hay gửi tiền về giúp đỡ gia đình, không nhiều nhưng mấy trăm đôla lúc đó rất to. Năm đó chú nghỉ phép về thăm Việt Nam và thổi bùng cho tôi ngọn lủa xuất ngoại bằng những câu chuyện nơi trời tây, cũng như những phong cách của chú.
Ngoài ra, chú nói có thể lo được cho tôi đi sang định cư với cái giá là 7.000 USD. Sau khi bàn bạc với gia đình, cuối cùng bố mẹ tôi cũng đồng ý bán cái ao nơi đầu làng để lấy tiền cho tôi đi tây. Cái ao đó nhanh chóng được bán đi với giá 10.000 USD. Tôi nghỉ học đại học, các thủ tục xuất cảnh cũng dần được thực hiện và cuối năm đó tôi đi Tây với 7.000 USD chi phí, hành trang là 3.000 USD tiền mặt phòng thân và một niềm hy vọng nơi miền đất hứa.
Nghĩa là cuộc du cư của tôi được đánh đổi bằng trọn vẹn cái ao nơi đầu làng. Khỏi phải nói những ngày bươn chải nơi xứ người với bao mồ hôi, nước mắt, buồn tủi... Cuối cùng tôi cũng được gọi là thành công nơi xứ người với vợ, con, nhà cửa, xe cộ và công ăn việc làm ổn định.
Lại nói về quê tôi dần thay da đổi thịt. Đặc biệt là cuộc sáp nhập vào Hà Nội năm 2007, cả làng giờ đã là phố. Những khu đô thị sầm uất mọc trên cánh đồng năm nào. Từ những năm tháng làng quê trở thành quận của Hà Nội, tôi thường xuyên về thăm quê và sau những tháng ngày trăn trở, cuối cùng gia đình chúng tôi đã quyết định bán hết tài sản về lại Việt Nam.
Một góc thị trường nhà ở tại TP.HCM. Ảnh minh họa
Đó là năm 2010, chúng tôi thuộc diện Việt kiều làm ăn chăm chỉ và hiệu quả nhất nhì trong thành phố. Nhưng sau khi bán hết tài sản thì cũng chỉ mang về Việt Nam được khoảng 20 tỷ đồng (khoảng hơn một triệu USD lúc đó). Đây là một tài sản rất lớn đối với bà con kiều bào.
Nhưng đắng một cái là khi đó mang về Việt Nam lại chẳng mua nổi một căn biệt thự trong khu đô thị trên cánh đồng làng năm xưa. Trùng lặp hơn, cái ao nhà tôi năm xưa sau nhiều lần sang tên đổi chủ và họ mới bán khoảng 30 tỷ đồng( tức là bằng 1,5 lần tổng tài sản của tôi mang về Việt Nam).
Gần 20 năm xa xứ, cũng có cái được, cái mất. Cùng đợt sang thì cũng có người giàu hơn, nhưng cũng có người vẫn ăn thất nghiệp, ở nhà thuê. Bạn bè cùng làng ở Việt Nam và thời đại học cũng có người đã là đại gia, quan chức to. Nhưng cũng có người đang ở tù, hoặc nghiện ngập. Thôi thì cũng chẳng biết sao mà so sánh được và mất. Chỉ một điều tôi biết chắc chắn rằng: 20 năm lăn lộn trời tây lại chẳng bằng ngồi im ở Việt Nam mà ôm miếng đất.
Có thể bạn quan tâm:
- Hối hận vì ham mua nhà rẻ: Giờ bán không ai mua, cho thuê không ai thèm ở!
- Vợ chồng lương 15 triệu/tháng: 20 năm sống tiết kiệm vẫn chưa mua được nhà!
- Đây là cách người thức thời mua nhà
- 9 năm có 3 căn hộ và đây là cách tôi không sa lầy trong đống nợ
- Mua đất xa Sài Gòn và 4 bài học quý giá về đầu tư bất động sản
- Muốn mua được nhà tốt - giá tốt, hãy tránh xa 4 “tử huyệt” này
- "Nếu biết cách đầu tư thì tiền sẽ đẻ ra tiền, nhà sẽ đẻ ra nhà"
- Những lưu ý phải biết khi góp tiền mua nhà cùng người thân, bạn bè
Từ khóa liên quan