Con sóng mới của bất động sản TP.HCM ở vùng ven, ngoại ô
30/08/2018
Với những quy hoạch và giãn dân về vùng ven thành phố, bất động sản TP. HCM có những bước chuyển hướng đáng kể, đặc biệt là vùng ven, ngoại ô.
Với những quy hoạch và giãn dân về vùng ven thành phố, bất động sản TP. HCM có những bước chuyển hướng đáng kể, đặc biệt là vùng ven, ngoại ô.
Ảnh hưởng từ việc quy hoạch thành phố
Giãn dân là một trong những chương trình trọng điểm mà TP. Hồ Chí Minh đã đề ra thực hiện trong vòng 5 năm (từ 2015 - 2020). Theo báo cáo tại HĐND TP. HCM trong cuộc họp tổng kết tình hình kinh tế - xã hội ở TP. HCM năm 2017, Chủ tịch UBND thành phố - ông Nguyễn Thành Phong cho biết, hạ tầng giao thông để phục vụ cho công tác, chính sách giãn dân về cơ bản đã hoàn thiện. Trong năm 2018 sẽ tiến hành những chính sách để giãn dân cư ra vùng ven.
Hạ tầng giao thông để phục vụ cho công tác, chính sách giãn dân về cơ bản đã hoàn thiện.
Cũng theo ông Phong, ngân sách đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện chương trình giảm ùn tắc giao thông 2017 là khoảng hơn 11.300 tỷ đồng, luỹ kế trong 2 năm 2016 - 2017 là 20.600 tỷ đồng, chiếm 33,6% so với kế hoạch 2016 - 2020. Phần còn lại phải thực hiện ở giai đoạn 2018 -2020 là 40.700 tỷ đồng.
Cơ sở hạ tầng hoàn thiện để kết nối trung tâm với vùng ngoại ô
Với số vốn đầu tư trong giai đoạn trước, đặc biệt là từ 2016 tới nay, cơ sở hạ tầng tại trung tâm TP. HCM kết nối với những quận huyện vùng ven đã dần hoàn thiện. Đơn cử là mở rộng tuyến đường từ Xa Lộ Hà Nội nối Bình Thạnh ra các Quận 2, Quận 9, Quận Thủ Đức đi Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
Thành phố cũng định hướng mở rộng tuyến Trường Chinh kết nối với khu Tây Bắc TP. HCM gồm: Củ Chi, Hóc Môn và một phần của huyện Đức Hòa, Long An đến trung tâm TP. HCM; Xây hầm An Sương thuộc tuyến đường Trường Chinh với Quốc lộ 22 đi về Tây Ninh.
Ngoài ra, thành phố cũng đã xây dựng xong tuyến Võ Văn Kiệt (Bình Tân) và khu Luỹ Bán Bích, Kinh Dương Vương (quận Tân Phú) để kết nối thông suốt khu trung tâm thành phố với khu Tây Nam đi về các huyện thuộc Long An, hoàn thiện các tuyến đường nối khu Nam vào trong trung tâm Thành phố như Quốc lộ 50, Nguyễn Văn Linh… Tất cả đã tạo nên hệ thống giao thông thông suốt, giảm ùn tắc trong khu nội đô. Và cũng chính vì thế cũng kéo theo sự ảnh hưởng bất động sản TP. HCM về các vùng ven, ngoại ô.
Các nhà đầu tư bất động sản đón đầu sóng vùng ven
Theo ông Bùi Văn Hiếu - Chánh văn phòng Sở Xây dựng TP. HCM cho biết, hiện nay danh sách xin triển khai các dự án bất động sản TP. HCM năm 2018, trong đó có số lượng lớn là các dự án vùng ven.
Nhiều chủ đầu tư đã "ôm" sẵn quỹ đất để chuẩn bị phát triển các dự sán bất động sản vùng ven khi cơ hội đến.
Từ năm 2015, đã có nhiều doanh nghiệp kinh doanh địa ốc tiến hành mua quỹ đất ở những vùng ven để phát triển các dự án bất động sản khi cơ hội đến. Trong đó, Him Lam Land hiện là chủ đầu tư có quỹ đất vùng ven khá lớn tại địa bàn Dĩ An (Bình Dương), Quận 9, Quận 2 (TP. HCM). Hưng Thịnh Corp cũng nắm trong tay hàng chục lô đất thuộc vùng ven ở huyện Bình Chánh, Quận 9, Quận 7, Quận Thủ Đức (TP. HCM).
Tương tự những doanh nghiệp khác, tập đoàn Đất Xanh cũng đã “ôm” sẵn quỹ đất tại khu vực Đồng Nai, Thủ Đức, Quận 7. Công ty CP Nhà Mơ chuẩn bị quỹ đất tại Quận 9, giáp Bình Chánh để phát triển dự án bất động sản TP. HCM với 2.000 căn hộ vào quý I/2018.
Những chủ đầu tư nhà đất khác như Keppel Land cũng chuẩn bị quỹ đất nằm ở Khu kinh tế mở thuộc Long Hưng (Đồng Nai), Đại Phúc Group manh nha chuẩn bị quỹ đất tại tỉnh Long An, Quận 7 (TP. HCM), Trần Anh Group chuẩn bị hàng trăm ha khu vực huyện Đức Hòa, Bến Lức (Long An), Cát Tường Group cũng nhảy vào cuộc chơi bất động sản TP. HCM khi góp mặt trong việc sở hữu hàng chục lô đất khoảng 200 ha tại Thủ Thừa, Đức Hòa (Long An)…
Ngoài ra, nếu bạn đang quan tâm đến tình hình đầu tư thị trường bất động sản Việt Nam, bạn có thể tham khảo thêm tài liệu chuyên đề dưới đây do Rever biên soạn:
Có thể bạn quan tâm:
Từ khóa liên quan