Chỉ mặt 20 tình huống tranh chấp mua bán nhà đất phổ biến nhất (Phần 1)
30/12/2020
Cùng Rever điểm qua 20 tình huống tranh chấp thường gặp khi mua bán nhà đất, giúp bạn có thêm kinh nghiệm cần thiết, tránh được các rủi ro.
Cũng giống như bao hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận khác, hoạt động mua bán nhà đất thường rất dễ phát sinh các tranh chấp. Đó có thể là các vấn đề về pháp lý, hoặc do một bên cố tình vi phạm một thỏa thuận nào đó dẫn đến mâu thuẫn.
Cùng Rever điểm qua 20 tình huống tranh chấp nhà đất phổ biến nhất hiện nay. Hãy xem bạn có đang mắc phải tình huống nào không?
Theo CaseLaw Việt Nam, đa phần các trường hợp phát sinh tranh chấp nhà đất thường do sự cố bất ngờ về pháp lý. Chính vì thế, người đầu tư nên tham khảo các trường hợp đã từng có tiền lệ trước đó để có thể phòng ngừa rủi ro.
Và dựa trên các bản án tranh chấp phát sinh khi mua bán nhà đất có thật tại thị trường Việt Nam, đơn vị CaseLaw đã liệt kê ra 20 tình huống tranh chấp mua bán nhà đất phổ biến nhất để giúp người đầu tư dự báo được những rủi ro khi giao dịch bất động sản.
Tình huống tranh chấp nhà đất thứ nhất: Bên bán nhà bất ngờ qua đời trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán
Trong trường hợp hai bên đã thỏa thuận xong và lập thành hợp đồng mua bán nhà đất đã được công chứng. Lúc này bên mua có quyền yêu cầu người nhận thừa kế tài sản tiếp tục thực hiện hợp đồng mua bán nhà đất trước đó.
Lúc này sẽ tiến hành lập một hợp đồng mua bán mới mà người bán chính là người thừa kế tài sản.
Tình huống tranh chấp nhà đất thứ hai: Bên bán nhà tự ý tăng giá bán so với thỏa thuận trước đó
Còn tùy theo việc thỏa thuận của hai bên đã được lập thành hợp đồng mua bán, được ký kết, công chứng hay chưa. Nếu chưa lập thành hợp đồng mua bán thì người bán có quyền tăng giá vì chưa có sự ràng buộc nào cả.
Còn trường hợp hợp đồng mua bán đã được ký kết. Nếu bên bán tự ý tăng giá thì bạn có quyền yêu cầu giữ nguyên mức giá đã thỏa thuận. Nếu không bạn hoàn toàn có thể khởi kiện và yêu cầu bồi thường vì bên bán vi phạm hợp đồng.
Các điều khoản trong hợp đồng mua bán nhà đất rất quan trọng với cả người mua và người bán. Nên cần đặc biệt lưu ý
Tình huống tranh chấp nhà đất thứ ba: Chủ sở hữu nhà đã bán nhà và hoàn tất xong thủ tục với bên mua, nhưng người thuê bất động sản lại không chịu bàn giao cho bên mua
Thường có khá nhiều trường hợp bất động sản khi mua bán hiện tại vẫn đang kinh doanh cho thuê. Cách tốt nhất trong trường hợp này cả ba bên nên cùng ngồi lại để trao đổi, tìm phương án giải quyết.
Nếu vẫn không được thì người mua nhà có thể khởi kiện ra tòa, yêu cầu người thuê nhà bàn giao tài sản bị chiếm dụng trái phép.
Về phía người thuê, nếu người bán nhà tự ý bán mà không thông báo cho người thuê và người thuê vẫn đang còn thời hạn hợp đồng thì có thể khởi kiện bên bán đòi đền bù tổn thất.
Tình huống tranh chấp nhà đất thứ tư: Người được ủy quyền không được ủy quyền hợp lệ để bán nhà vì bị cho là mất năng lực hành vi dân sự
Với tình huống này, người mua nhà có thể yêu cầu người đứng tên chính chủ đứng ra thực hiện giao dịch. Ngay cả trong trường hợp khi ủy quyền thì vẫn còn năng lực hành vi dân sự nhưng khi thực hiện giao dịch thì bị mất năng lực cũng vậy.
Nếu người sở hữu chính chủ không đứng ra thực hiện giao dịch bạn có thể khởi kiện đòi bồi thường vì đã gây ra thiệt hại cho người mua nhà.
Tình huống tranh chấp nhà đất thứ năm: Chủ nhà đã bán bất động sản và hoàn tất xong thủ tục với bên mua nhưng người đang sống trong căn nhà không chịu bàn giao cho bên mua
Tương tự như tình huống 2, bạn có thể khởi kiện người đang cư ngụ trong bất động sản phải bàn giao tài sản đang chiếm dụng trái phép.
Cần cẩn trọng với các trường hợp lừa đảo mua bán nhà đất
Tình huống tranh chấp nhà đất thứ sáu: Bên bán và bên mua hủy thỏa thuận và hủy hợp đồng đặt cọc mua bán nhà
Nếu cả hai bên đều đồng thuận, chấp nhận hủy bỏ thỏa thuận, hợp đồng đặt cọc mua bán trước đó thì hoàn toàn không có vấn đề gì xảy ra.
Nhưng nếu một trong hai bên tự ý hủy bỏ thỏa thuận, hủy hợp đồng đặt cọc thì bên còn lại có thể khởi kiện, đòi bồi thường vì đã vi phạm hợp đồng.
Tình huống tranh chấp nhà đất thứ bảy: Chủ đầu tư chậm bàn giao nhà và tự ý thay đổi thiết kế
Đây có lẽ là mâu thuẫn thường phát sinh nhất khi đầu tư mua dự án. Nếu lý do chủ đầu tư chậm bàn giao nhà vì bị đứt vốn, dự án bị đình trệ thì bạn có quyền yêu cầu chủ đầu tư trả lại tiền mua nhà. Hoặc khởi kiện đòi hủy hợp đồng mua bán vì phía chủ đầu tư đã vi phạm điều khoản trong hợp đồng.
Còn nếu là nguyên nhân khác như dự án trục trặc về vấn đề pháp lý thì bạn có thể đợi hoặc đòi bồi thường theo điều khoản chậm bàn giao trong hợp đồng mua bán nhà đất. Ngoài ra, trường hợp chủ đầu tư có dấu hiệu lừa đảo thì bạn nên nhanh chóng trình báo cơ quan chức năng.
Đối với việc chủ đầu tư tự ý sửa chữa thiết kế cũng vậy, bạn có thể tiến hành khởi kiện đòi bồi thường, trả lại tiền hoặc hủy hợp đồng thanh toán.
Khi đầu từ mua dự án, bạn nên chú ý đến điều khoản bồi thường nếu chủ đầu tư chậm bàn giao nhà
Tình huống tranh chấp nhà đất thứ tám: Bên bán nhà không đảm bảo quyền sở hữu để bán nhà thuộc sở hữu chung
Trong trường hợp này, lỗi thuộc về phía người bán. Bên mua chỉ còn cách tiếp tục đàm phán với những người đồng sở hữu khác để có thể tiếp tục mua bán nhà đất. Và có thể khởi kiện người bán để đòi bồi thường thiệt hại.
Tình huống tranh chấp nhà đất thứ chín: Nhà được đem ra bán khi vẫn đang còn thế chấp tại ngân hàng
Thực tế, nếu người bán cố tình bán nhà vẫn còn đang thế chấp thì đó là hành vi lừa đảo. Nếu giải quyết êm thấm thì bạn có thể yêu cầu người bán nhà trả lại tiền. Còn nếu không, khi bạn khởi kiện mọi chuyện không còn đơn giản nữa mà người bán có thể đi tù vì tội lừa đảo.
Tình huống tranh chấp nhà đất thứ mười: Bên mua nhà cho rằng không có đủ điều kiện để bán nhà (không đảm bảo quyền sở hữu…)
Trường hợp này bạn có thể yêu cầu người bán chứng minh được quyền sở hữu của mình đối với nhà đất rồi tiến hành giao dịch bình thường. Còn nếu không bạn có thể yêu cầu người bán trả lại tiền. Hoặc khởi kiện đòi bồi thường vì người bán đã gây thiệt hại hoặc có dấu hiệu lừa đảo mua bán nhà đất.
Với Rever, mọi rủi ro mua bán nhà đất của bạn sẽ được giảm đến mức thấp nhất
(Còn tiếp...)
Bạn đang theo dõi bài viết Chỉ mặt 20 tình huống tranh chấp mua bán nhà đất phổ biến nhất (Phần 1). Bên cạnh đó, bạn có thể tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích liên quan đền hoạt động mua bán nhà đất qua tài liệu Rever tổng hợp sau đây:
Có thể bạn quan tâm:
- Bán nhà giá cao hơn kỳ vọng chỉ với các mẹo đơn giản này!
- Nhà đất khu Đông rục rịch bung hàng dịp cuối năm
- Tất tần các loại Thuế, Phí bạn cần phải đóng khi cho THUÊ NHÀ
- Căn hộ chung cư chưa có sổ hồng: Muốn bán phải làm sao?
- Đăng tin bán nhà mãi không được? Hãy xem bạn có mắc 5 sai lầm này!
Hoàng Triều (BT)
Từ khóa liên quan