Những lưu ý khi làm thủ tục công chứng mua bán nhà, đất

Khi đi công chứng giấy tờ mua bán nhà, đất; bạn cần chú ý những điều gì để tránh rủi ro không đáng có xảy ra?

Khi đi công chứng giấy tờ mua bán nhà, đất; bạn cần chú ý những điều gì để tránh rủi ro không đáng có xảy ra?

Trong quá trình mua bán nhà, đất luôn có nhiều rủi ro khó tránh khỏi; vì vậy chúng ta thường dùng hợp đồng để đảm bảo trách nhiệm và quyền lợi luôn được thực hiện đầy đủ.

Tuy nhiên, không phải tất cả các hợp đồng mua bán nhà, đất đều cần phải công chứng mà chỉ có một số trường hợp nhất định. Vậy trường hợp nào cần công chứng và trường hợp nào thì không cần? Những lưu ý  khi làm thủ tục công chứng để đảm bảo hợp đồng đạt được tính pháp lý cần thiết là gì?

bf55728b-089c-4893-b375-38eb0480b3dd

Những loại hợp đồng, giao dịch mua bán nhà, đất bắt buộc công chứng, chứng thực

Theo điểm a, khoản 3, Điều 167 Luật Đất đai 2013 thì những trường hợp đồng phải được công chứng hoặc chứng thực, bao gồm:

 – Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng nhà, đất phải được công chứng hoặc chứng thực.

 – Các văn bản về thừa kế quyền sử dụng nhà, đất cũng phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của Nhà nước.

 – Các hợp đồng giao dịch mua bán nhà, đất liên quan đến việc thực hiện các quyền của người sử dụng nhà, đất sẽ do các tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở trên địa bàn cấp tỉnh nơi có nhà, đất công chứng hoặc UBND cấp xã nơi có nhà, đất chứng thực.

mua-ban-nha

Khi làm hợp đồng mua bán nhà, đất cần chú ý các vấn đề công chứng

Những loại hợp đồng, giao dịch mua bán nhà, đất không bắt buộc công chứng, chứng thực

Tuy nhiên, việc công chứng mua bán nhà, đất không phải là bắt buộc trong mọi trường hợp; theo điểm b, khoản 3, Điều 167 Luật Đất đai 2013 vẫn có một số loại hợp đồng, giao dịch thực hiện quyền của người sử dụng nhà, đất mà không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Các trường hợp đó bao gồm:

- Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng nhà, đất; hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp.

- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng nhà,đất mà một hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.

Trong các trường hợp trên, việc công chứng hoặc chứng thực các hợp đồng, giao dịch mua bán nhà, đất sẽ được thực hiện theo yêu cầu của các bên.

mua-ban-nha

Khi thực hiện mua bán nhà, bạn được quyền chọn hình thức chứng nhận tính pháp lý của hợp đồng

Được quyền lựa chọn công chứng hoặc chứng thực

Theo Luật Nhà nước ta quy định khi thực hiện việc chứng nhận tính pháp lý của hợp đồng, giao dịch mua bán nhà, đất thì người dân được quyền chọn giữa hai hình thức sau:

– Một là công chứng các loại giấy tờ có liên quan.

– Hai là chứng thực các giấy tờ có liên quan.

Trước nay có nhiều người thường nhầm lẫn giữa công chứng và chứng thực nhưng đây là hai hình thức hoàn toàn khác nhau mà bạn cần chú ý. Để biết cụ thể, bạn có thể tham khảo thông tin trong bảng sau:

Tiêu chí Công chứng Chứng thực

Khái niệm

 Là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại mà theo quy định pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

(Khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014)

 Là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

(Khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP)

Thẩm quyền

 Do cơ quan bổ trợ tư pháp thực hiện.

 - Phòng công chứng (do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập, là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng).

 - Văn phòng công chứng (do 02 công chứng viên hợp danh trở lên thành lập theo loại hình tổ chức của công ty hợp danh, có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác).

 Chủ yếu cho cơ quan nhà nước thực hiện.

 - Phòng Tư pháp.

 - UBND xã, phường.

 - Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

 - Công chứng viên.

 Tùy từng loại giấy tờ mà thực hiện chứng thực ở các cơ quan khác nhau.

Bản chất

 Bảo đảm nội dung của một hợp đồng, một giao dịch, công chứng viên chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đó và qua việc bảo đảm tính hợp pháp để giảm thiểu rủi ro.

 - Mang tính pháp lý cao hơn.

 - Chứng nhận sự việc, không đề cập đến nội dung, chủ yếu chú trọng về mặt hình thức.

Giá trị pháp lý

 - Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

 - Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

 Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

 - Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.

 - Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

 - Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.

 - Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Ví dụ:

A và B đi công chứng hợp đồng mua bán. Công chứng viên phải kiểm tra giấy tờ: nhân thân của A, B; giấy tờ về tài sản. Từ đó soạn ra hợp đồng mua bán đưa cho A và B ký trước mặt mình. Cuối cùng chứng nhận vào trong hợp đồng mua bán. Như vậy, công chứng viên phải đảm bảo tính pháp lý của giao dịch, đảm bảo nội dung hợp đồng mua bán, đảm bảo việc giao dịch thực hiện trước sự chứng kiến của mình.

Tương tự, A và B ra chứng thực hợp đồng mua bán. Thì hợp đồng mua bán A và B phải soạn nội dung. Cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra giấy tờ nhân thân của A,B và làm chứng cho việc A và B đã ký vào hợp đồng mua bán, thời gian và địa điểm giao dịch. Họ không chịu trách nhiệm về mặt nội dung giao dịch.

cong-chung-hop-dong-mua-ban-nha-dat-min

Giá trị pháp lý của hình thức công chứng cao hơn so với chứng thực

Giá trị công chứng, chứng thực khác nhau thế nào?

Theo khoản 1, Điều 2, Luật Công chứng 2014, công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản… mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Toà án tuyên bố là vô hiệu.

Trong khi đó, thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch được thực hiện theo Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Theo đó, người có thẩm quyền khi thực hiện chứng thực kiểm tra và đảm bảo tính đầy đủ của hồ sơ, tại thời điểm chứng thực người yêu cầu chứng thực minh mẫn, nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

Người yêu cầu chứng thực chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung, tính hợp pháp của các loại giấy tờ, hợp đồng, giao dịch.

Còn hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Do công chứng có giá trị chứng minh cao hơn nên khi mua bán nhà đất người dân thường lựa chọn công chứng.

Sau khi xem qua những thông tin trên, nếu bạn cần hỗ trợ thêm về giá mua bán nhà đất tại các quận thuộc TP.HCM thì hãy liên hệ ngay với Rever qua số Hotline: 0901 777 667 để được tư vấn trực tiếp.

Hoặc tham khảo thông tin trong tài liệu dưới đây:

0036fca0-cfa5-49ac-9dd2-009e356c34b8

Có thể bạn quan tâm:

Xuân Anh (TH)

Từ khóa liên quan

Bài viết cùng chủ đề

Người mua nhà cần hiểu rõ những PHÁP LÝ này để tránh "tiền mất tật mang"
Người mua nhà cần hiểu rõ những PHÁP LÝ này để tránh "tiền mất tật mang"

Khi tiến hành mua bán nhà đất, người mua có QUYỀN yêu cầu bên bán cung cấp đầy đủ các giấy tờ để chứng minh giá trị pháp lý của bất động sản đang được giao dịch để hạn chế tối đa được rủi ro có thể xảy ra.

Hướng Dẫn
19/03/2020
Mua đất nền chưa có sổ đỏ có thể gặp rủi ro pháp lý nào?
Mua đất nền chưa có sổ đỏ có thể gặp rủi ro pháp lý nào?

Người mua đất nền chưa có sổ đỏ có thể gặp phải những tình huống rủi ro pháp lý, đó là những tình huống gì? Làm sao để mua đất nền an toàn nhất? - Tư vấn từ Luật sư Lê Trung Phát (Đoàn Luật sư TP.HCM)

Hướng Dẫn
29/12/2018
Những điều cần biết khi đặt cọc mua bán nhà
Những điều cần biết khi đặt cọc mua bán nhà

Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà có giá trị pháp lý rất cao bởi đó sẽ là cơ sở để giải quyết mọi tranh chấp xảy ra trong quá trình mua bán.

Tư vấn về việc hủy bỏ hợp đồng mua bán nhà đất đã công chứng
Tư vấn về việc hủy bỏ hợp đồng mua bán nhà đất đã công chứng

Hợp đồng mua bán nhà đất đã công chứng có được hủy bỏ được không? Cùng Rever tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Hướng Dẫn
26/12/2017
Lưu ý vấn đề công chứng hợp đồng trong mua bán
Lưu ý vấn đề công chứng hợp đồng trong mua bán

Việc chuyển nhượng, mua bán nhà đất được xem là hợp lệ phải thực hiện trên giấy tờ, hợp đồng, có công chứng và chứng thực dựa theo luật kinh doanh bất động sản. Dưới đây là một vài lưu ý trong công chứng hợp đồng mua bán.

Hướng Dẫn
20/06/2018
Tất cả những điều bạn cần biết về trình tự, thủ tục mua bán nhà đất có sổ đỏ
Tất cả những điều bạn cần biết về trình tự, thủ tục mua bán nhà đất có sổ đỏ

Mỗi ngày có hàng trăm giao dịch mua bán nhà đất diễn ra. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết trình tự, thủ tục mua bán nhà đất có sổ đỏ như thế nào

Hướng Dẫn
13/09/2019
Những loại giấy tờ pháp lý người mua đất nền dự án phải biết
Những loại giấy tờ pháp lý người mua đất nền dự án phải biết

Để đảm bảo tính pháp lý đất nền dự án, người mua cần yêu cầu chủ đầu tư cung cấp đầy đủ giấy tờ tránh mua phải đất không thể cấp sổ đỏ, không có sổ đỏ riêng, chưa được cấp phép xây dựng…

Đầu tư
08/06/2021
BẠN CÓ BIẾT những hợp đồng bắt buộc CÔNG CHỨNG khi mua bán nhà đất
BẠN CÓ BIẾT những hợp đồng bắt buộc CÔNG CHỨNG khi mua bán nhà đất

Rever gửi đến bạn danh sách những hợp đồng bắt buộc CÔNG CHỨNG khi mua bán nhà đất.

Những thủ tục hành chính cần phải có khi mua bán nhà đất
Những thủ tục hành chính cần phải có khi mua bán nhà đất

Khi tiến hành một giao dịch mua bán nhà, chúng ta cần phải đảm bảo một số thủ tục hành chính cơ bản được hoàn thành nhằm tránh rủi ro sau này.

Thủ tục và các loại giấy tờ cần thiết khi mua bán nhà
Thủ tục và các loại giấy tờ cần thiết khi mua bán nhà

Rever hướng dẫn bạn chuẩn bị một số giấy tờ cần thiết cũng như thủ tục mua bán nhà đất nhanh chóng và đúng pháp luật.

Hướng Dẫn
25/05/2017
Q&A: 5 câu hỏi thường gặp liên quan đến hợp đồng mua bán nhà đất
Q&A: 5 câu hỏi thường gặp liên quan đến hợp đồng mua bán nhà đất

Hợp đồng mua bán nhà đất là căn cứ pháp lý quan trọng của giao dịch mua bán nhà đất. Sau đây, Rever sẽ gửi đến bạn các câu hỏi thường gặp liên quan.

Đặt cọc mua bán nhà đất và những điều cần phải đặc biệt lưu ý
Đặt cọc mua bán nhà đất và những điều cần phải đặc biệt lưu ý

Hợp đồng đặt cọc nên được hiểu như thế nào? Làm sao để đảm bảo được quyền lợi của mình và giảm thiểu các rủi ro khi đặt cọc?

Hướng dẫn làm thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà
Hướng dẫn làm thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà

Rever hướng dẫn làm thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà dành cho những người đang có nhu cầu.

Hướng Dẫn
22/08/2017
7 câu hỏi giúp bạn nắm rõ quy định khi mua bán nhà
7 câu hỏi giúp bạn nắm rõ quy định khi mua bán nhà

Giấy tờ mua bán nhà có giá trị pháp lý khi nào? Ai phải chịu trách nhiệm sang tên sổ đỏ khi mua bán nhà?

Hướng Dẫn
27/07/2017
NÊN BIẾT: 7 điều cần lưu ý khi bán đất nền TP.HCM
NÊN BIẾT: 7 điều cần lưu ý khi bán đất nền TP.HCM

Người bán đất nền TP.HCM cần lưu ý 7 điều sau đây để việc mua bán diễn ra thuận lợi và đảm bảo quyền lợi của bản thân.

Giải quyết các tình huống đất nền đã bán nhưng bị chiếm dụng
Giải quyết các tình huống đất nền đã bán nhưng bị chiếm dụng

Mua đất nền nhưng lại không thể toàn quyền sử dụng vì bị người khác chiếm dụng; chuyện tưởng chừng như khó xảy ra nhưng vẫn đang tồn tại và dẫn đến nhiều tranh chấp không đáng có!

Hướng Dẫn
26/12/2018
Mua nhà đất lần đầu và những lưu ý đặc biệt cần biết
Mua nhà đất lần đầu và những lưu ý đặc biệt cần biết

Không phải ai trong chúng ta cũng có kinh nghiệm và hiểu về pháp luật trong lĩnh vực nhà đất. Dưới đây là một vài lưu ý cho những người lần đầu tiên mua nhà, đặc biệt là nhà đất thổ cư.

Hướng Dẫn
20/06/2016
Tổng hợp những điều cần biết về thủ tục pháp lý khi mua bán nhà
Tổng hợp những điều cần biết về thủ tục pháp lý khi mua bán nhà

Nhà, đất thuộc phạm vi tài sản sở hữu lớn nhất của mỗi người, chính vì vậy để quyết định và tích lũy đủ điều kiện mua bán nhà chúng ta cần hiểu rõ được những thủ tục và quy định pháp lý để tránh những rủi ro sau này.

Đầu tư
05/11/2018
Hướng dẫn thủ tục mua bán đất nông nghiệp
Hướng dẫn thủ tục mua bán đất nông nghiệp

Thủ tục mua bán đất nông nghiệp được thực hiện như thế nào để đảm bảo tính pháp lý và quyền lợi của hai bên?

Hướng Dẫn
04/01/2019
Những điều bạn phải chú ý trong hợp đồng mua bán nhà
Những điều bạn phải chú ý trong hợp đồng mua bán nhà

Nhiều khách hàng không biết nên chú ý những điểm nào trong hợp đồng mua bán để tránh được những rủi ro. Cùng Rever tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.