Nên biết: Những loại tranh chấp thường xảy ra khi mua căn hộ chung cư
08/05/2021
Chung cư bị siết nợ, chậm làm sổ hồng, không bầu ban quản trị… là những tranh chấp phổ biến giữa cư dân và chủ đầu tư dự án căn hộ chung cư.
Chung cư bị siết nợ, chậm làm sổ hồng, không bầu ban quản trị… là những tranh chấp phổ biến giữa cư dân và chủ đầu tư dự án căn hộ chung cư.
Cùng điểm qua một vài tranh chấp điển hình thường phát sinh trong quá trình sử dụng căn hộ chung cư.
Tranh chấp khi chung cư bị siết nợ
Theo tình hình thị trường thực tế cho thấy, hiện nay một số lớn các dự án đang triển khai dựa trên nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Vì vậy để vay được tiền, các chủ đầu tư bắt buộc phải thế chấp tài sản nhưng điều đáng nói là đa số tài sản đem ra thế chấp kể trên chính là những dự án chung cư đang rao bán.
Và nếu khách mua nhà chẳng may gặp phải chủ đầu tư không giải chấp, chậm thanh toán nợ lại còn cố tình che giấu thông tin hoặc tự ý đem căn hộ thế chấp sau khi đã bán thì khi ngân hàng đến siết nợ, cư dân sẽ lâm vào tình cảnh khốn đốn, mất nhà chỉ trong một ngày.
Điều này kéo theo việc khiếu kiện giữa nhiều bên liên quan: doanh nghiệp, ngân hàng, người mua nhà. Dẫn đến lòng tin của khách mua giảm mạnh đối với sản phẩm căn hộ, gây hoang mang cho cộng đồng dân cư, rối loạn an ninh địa bàn và tạo nên tác động xấu đến thị trường chung.
Các tranh chấp gây ảnh hưởng xấu đến tình hình thị trường căn hộ tại địa bàn TP.HCM
Tranh chấp do chậm tổ chức hội nghị nhà chung cư
Theo quy định, hội nghị này được tổ chức nhằm mục đích bầu Ban quản trị tòa nhà nhưng do sự tắc trách của chủ đầu tư nên diễn ra chậm trễ. Nguyên nhân chủ yếu là do có không ít chủ đầu tư cố tình chậm tổ chức hội nghị nhà chung cư vì muốn tự quản lý vận hành để có thể trực tiếp nắm giữ, sử dụng các khoản chi phí bảo trì chung cư và khai thác phần diện tích thuộc sở hữu chung với mục đích cá nhân.. Hội nghị nhà chung cư được tổ chức nhằm mục đích bầu ra ban quản trị toà nhànhưng do sự tắc trách của chủ đầu tư nên diễn ra chậm trễ nguyên nhân chính là do không có
Mặt khác, do cư dân không tham gia đạt tỷ lệ quy định cũng sẽ dẫn đến việc chậm trễ trong việc bầu Ban quản trị tòa nhà và vì chủ đầu tư chậm báo cáo vấn đề này để UBND phường để nhờ chủ trì tổ chức hội nghị nhà chung cư bầu Ban quản trị chung cư nên xảy ra tình trạng tranh chấp.
Tranh chấp về quỹ bảo trì
Theo Luật Nhà ở, trước khi được bàn giao căn hộ, người mua chung cư phải đóng một khoản quỹ bảo trì tương đương 2% giá trị tài sản chốt trên hợp đồng. Số tiền này được lập thành quỹ chung, quản lý minh bạch và công khai, dùng vào việc bảo trì những hạng mục trong tòa nhà bị hư hỏng sau khi hết thời hạn bảo hành hoặc xuống cấp theo thời gian.
Tuy nhiên, tình trạng chủ đầu tư chiếm dụng quỹ bảo trì hoặc cố tình bắt cư dân đóng mức phí cao hơn quy định đang diễn ra phổ biến tại TP.HCM. Không ít chủ đầu tư trì hoãn bàn giao quỹ bảo trì cho Ban quản trị chung cư, thậm chí đã tiêu số tiền này vào mục đích riêng.
Các loại phí bảo trì căn hộ thường là vấn đề gây bức xúc đối với cư dân
Tranh chấp về dịch vụ quản lý vận hành
Tranh chấp xoay quanh các vấn đề như: mức thu phí vận hành quản lý tòa nhà sai quy định; chất lượng dịch vụ và các hạng mục dự án căn hộ trên thực tế không đồng nhất với những thông tin đã thỏa thuận trước khi mua bán; vấn đề thu – chi trong công tác quản lý vận hành nhà chung cư không minh bạch,...
Tranh chấp sở hữu chung – riêng
Những khiếu kiện này thường phát sinh do sự mập mờ, thiếu minh bạch trong việc công khai quyền sở hữu và khai thác nhà để xe, phòng sinh hoạt cộng đồng, các diện tích có thể kinh doanh cho thuê... Chủ đầu tư và cư dân thường đối đầu nhau gay gắt khi tranh chấp sở hữu chung.
Thời điểm các bất đồng này xảy ra là lúc tòa nhà có tỷ lệ lấp đầy cao, các hoạt động thương mại, dịch vụ được vận hành hiệu quả.
Tranh chấp về chất lượng xây dựng
Các tranh chấp này thường phát sinh ngay khi bàn giao căn hộ, người dân dọn về ở phát hiện những sai phạm, thiếu sót trong chất lượng thiết bị, kết cấu công trình, hệ thống phòng cháy chữa cháy...
Tuy nhiên, nếu tòa nhà được quản lý vận hành bài bản, chủ đầu tư chủ động đáp ứng các yêu cầu chính đáng của cư dân, những bất hòa này có thể được giải quyết kịp thời, không gây ra tác động xấu.
Các chủ đầu tư cần làm việc chuyên nghiệp hơn để hạn chế những trường hợp tranh chấp
Tranh chấp chậm giao căn hộ và chủ quyền nhà
Và loại tranh chấp cuối cùng thường xảy liên quan đến vấn đề chủ đầu tư chậm bàn giao căn hộ và chủ quyền nhà cho người dân. Hoặc chỉ bàn giao nhà, người dân đã dọn vào ở 2 – 3 năm nhưng vẫn không thấy chủ đầu tư đưa hồ sơ chủ quyền.
Tình huống tranh chấp này khiến cư dân rơi vào cảnh bế tắc trong cuộc chiến đòi chủ quyền nhà vì không có chế tài đủ mạnh để thúc đẩy chủ đầu tư thực thi nghĩa vụ. Đồng thời cư dân phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ mất nhà vì thiếu giấy tờ.
Có thể bạn quan tâm:
- Luật sư tư vấn những yếu tố pháp lý của một dự án bất động sản an toàn
- Cách nhận diện những dự án bất động sản có vấn đề
- Hướng dẫn đứng tên chung sổ nhà/đất tránh xảy ra tranh chấp? Luật sư tư vấn
- Bảng tiêu chuẩn bàn giao căn hộ dự án The Grand Manhattan Quận 1
Xuân Anh (Tổng hợp)
Theo Vnexpress
Từ khóa liên quan