Tính pháp lý và những lưu ý phải biết khi ký hợp đồng góp vốn mua nhà

Pháp luật có thừa nhận việc góp vốn mua nhà hay không? Đây là câu hỏi nhiều người đặt ra và Rever sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Vài năm trước đây khi tình trạng bong bóng bất động sản xuất hiện, khiến thị trường đình trệ, nhiều dự án bị "trùm mền" kéo dài, chủ đầu tư chậm giao nhà cho khách hàng theo đúng hợp đồng góp vốn mua nhà, nên phát sinh hàng loạt vụ tranh chấp, khiếu kiện. Pháp luật có thừa nhận việc góp vốn mua nhà hay không? Đây là câu hỏi nhiều người đặt ra và Rever sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây:

597c6f06-afa8-4d62-977a-86a1c8a9022d

Pháp luật Việt Nam không cho phép chủ đầu tư có thể bán nhà từ trong dự án nhưng các chủ đầu tư đã lách luật bằng cách sáng tạo ra “hợp đồng góp vốn” với hình thức huy động vốn từ các nhà đầu tư, nhưng bản chất nó lại là hợp đồng mua bán nhà. Hiện nay, cách thức góp vốn này chịu sự chi phối trực tiếp của các quy định pháp luật sau đây:

Điều 39 Luật Nhà ở quy định: “Chủ đầu tư huy động vốn từ tiền ứng trước của người có nhu cầu mua hoặc thuê nhà, chỉ được áp dụng trong trường hợp thiết kế nhà ở đã được phê duyệt và đã được xây dựng xong phần móng. Tổng số tiền huy động trước khi bàn giao nhà ở cho người có nhu cầu không được vượt quá 70% giá trị nhà ở ghi trong hợp đồng”.

Điều 9 Nghị định 71/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở quy định: “Chủ đầu tư chỉ được ký hợp đồng, văn bản góp vốn hoặc hợp đồng, văn bản hợp tác đầu tư sau khi đã có dự án phát triển nhà ở được phê duyệt, đã thực hiện khởi công xây dựng công trình nhà ở và đã thông báo cho Sở Xây dựng nơi có dự án phát triển nhà ở biết trước ít nhất 15 ngày, tính đến ngày ký hợp đồng huy động vốn. Đối với trường hợp huy động vốn từ tiền mua nhà ứng trước, chủ đầu tư chỉ được huy động sau khi đã có thiết kế kỹ thuật nhà ở được phê duyệt, đã xây dựng xong phần móng của nhà ở, đã hoàn thành thủ tục mua bán qua sàn giao dịch bất động sản theo đúng quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản và thông báo cho Sở Xây dựng, nơi có dự án phát triển nhà ở theo quy định”.

Xem thêmChọn mua dự án căn hộ Quận 2 theo giá bán.

gopvon.jpg

Hãy xem xét kỹ thông tin chủ đầu tư dự án trước khi ký vào hợp đồng góp vốn mua nhà

Điều 14 Luật Kinh doanh bất động sản quy định: “Chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản và khách hàng được thỏa thuận trong hợp đồng về việc mua bán nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo hình thức ứng tiền trước và phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây: Việc ứng tiền trước được thực hiện nhiều lần, lần đầu chỉ được thực hiện khi chủ đầu tư đã xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho bất động sản theo nội dung, tiến độ của dự án đã được phê duyệt, các lần huy động tiếp theo phù hợp với tiến độ thực hiện đầu tư tạo lập bất động sản”.

Đây được xem là hình thức huy động vốn hợp lý và phù hợp với tình hình bất động sản ở nước ta hiện nay. Bởi lẽ chủ đầu tư cần vốn để triển khai dự án kịp tiến độ và ổn định đầu ra, còn người góp vốn có thể mua được một căn hộ giá gốc để ở hoặc bán lại kiếm lời. Tuy nhiên, hình thức này vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro mà người bị thiệt hại lớn nhất chính là người góp vốn. Rủi ro đầu tiên chính là chủ đầu tư thường lợi dụng việc người góp vốn ít có khả năng tiếp cận thông tin bất động sản hoặc chưa nắm bắt đầy đủ thông tin về dự án, để ký hợp đồng trong khi dự án còn chưa hoàn thiện về các thủ tục pháp lý, chưa đền bù giải phóng mặt bằng, chưa có quyết định giao đất…

Đọc ngayĐiểm mặt những tình huống tranh chấp dễ xảy ra khi mua bán nhà.

Khi tranh chấp hoặc thiệt hại xảy ra, người góp vốn có thể sẽ phải gánh chịu nhiều rủi ro về tài sản, như không đòi được phần vốn góp, không nhận được phần bồi thường thiệt hại, vì hợp đồng được giao kết không đúng với các quy định của pháp luật. Không những vậy, người góp vốn luôn là người bị động trong hợp đồng giao dịch: khi chủ đầu tư tăng giá, người góp vốn phải chịu bù; dự án chậm, người góp vốn đành phải chờ, trong khi lãi vay ngân hàng để được nguồn vốn đầu tư vẫn phải trả; cá nhân góp vốn phải luôn góp vốn theo đúng thời hạn cam kết, trong khi tiến độ thi công dự án và tình trạng chất lượng công trình ra sao thì lại không được biết rõ ràng, thậm chí người góp vốn còn có nguy cơ bị chủ đầu tư chiếm dụng vốn góp.

Còn rủi ro hơn nữa khi đa số các hợp đồng góp vốn được ký kết đều là hợp đồng mẫu do chủ đầu tư soạn thảo, thiếu chặt chẽ, không đảm bảo quyền lợi của người góp vốn. Điều này rất dễ thấy trong các mẫu hợp đồng góp vốn của phần lớn các dự án trên thực tế.

giay.jpg

Những Lưu ý phải biết khi ký hợp đồng góp vốn mua nhà dành cho các cá nhân góp vốn:

  • Nên tìm hiểu đầy đủ thông tin, năng lực chủ đầu tư, dự án đầu tư, nắm rõ toàn bộ nội dung, điều khoản chi tiết trong hợp đồng; tiến độ thực hiện dự án và tỷ lệ trượt giá... Nếu cá nhân góp vốn chưa nắm được thông tin, cần hợp tác với các nhà tư vấn luật có hiểu biết về Bất động sản.

  • Nên quan tâm đến các quy định của Luật Nhà ở và Nghị định 71/2010/NĐ-CP về điều kiện để các chủ đầu tư huy động vốn.

  • Thường xuyên theo dõi tiến độ góp vốn có hợp lý so với tiến độ thi công dự án hay không.

  • Giải quyết các tình huống rủi ro trong hợp đồng, cụ thể: Nếu chủ đầu tư chậm giao nhà thì phải trả lãi suất hàng tháng trên số vốn đã góp cho cá nhân góp vốn. Trường hợp dự án không thể triển khai, cá nhân góp vốn buộc chủ đầu tư phải trả lại tiền, đồng thời nên ràng buộc chủ đầu tư phải bồi thường.

  • Giải quyết tranh chấp theo thỏa thuận hai bên nếu không ổn thỏa, cá nhân góp vốn cần đưa vấn đề ra tòa vì nguyên tắc hợp đồng giữa hai bên là hợp đồng dân sự.
Trên đây, Rever đã gửi đến bạn thông tin 20 tình huống tranh chấp phổ biến khi mua bán nhà tại Việt Nam. Ngoài ra, nhằm giúp bạn phòng tránh những rắc rối dễ xảy ra khi mua bán nhà, Rever gửi đến bạn tài liệu   Cẩm nang mua bán nhà   qua đường dẫn tải về Miễn phí dưới đây:

ba4201cb-0062-4592-ac5a-b0df798601c5

Có thể bạn quan tâm:

Thế An (TH theo SGGP)

Từ khóa liên quan

Bài viết cùng chủ đề

4 tranh chấp thường xảy ra khi đặt cọc mua bán nhà đất
4 tranh chấp thường xảy ra khi đặt cọc mua bán nhà đất

Tiền cọc có thể chỉ là một số tiền nhỏ so với tổng giá trị hợp đồng mua bán nhà đất nhưng nếu không xét kỹ, bạn có thể vướng vào các tranh chấp rắc rối.

Đầu tư
17/02/2022
Khách hàng có được từ chối nhận căn hộ chung cư chưa đủ điều kiện đã bàn giao?
Khách hàng có được từ chối nhận căn hộ chung cư chưa đủ điều kiện đã bàn giao?

Khi nhận bàn giao căn hộ nhưng thấy chưa đáp ứng được yêu cầu an toàn, khách hàng có được từ chối nhận căn hộ chung cư cho đến khi CĐT đáp ứng đủ điều kiện?

Hướng Dẫn
16/09/2017
Những lưu ý về pháp lý cần biết khi mua căn hộ chung cư
Những lưu ý về pháp lý cần biết khi mua căn hộ chung cư

Nhằm giúp người mua hạn chế được các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình mua bán căn hộ, Rever liệt kê một số lưu ý về pháp lý qua bài viết dưới đây.

Hướng Dẫn
31/07/2017
Những lưu ý khi ký hợp đồng thuê nhà viết tay
Những lưu ý khi ký hợp đồng thuê nhà viết tay

Để hợp đồng thuê nhà viết tay không phát sinh những tranh chấp, Rever gửi đến bạn một số lưu ý sau.

Những lưu ý trong hợp đồng cho thuê nhà mà bạn cần phải biết
Những lưu ý trong hợp đồng cho thuê nhà mà bạn cần phải biết

Hợp đồng cho thuê nhà là cơ sở để bảo vệ quyền lợi của người cho thuê và người thuê. Vậy trước khi đặt bút ký vào bản hợp đồng, cần nên lưu ý điều gì?

Người mua chung cư phải biết: Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu nhà chung cư
Người mua chung cư phải biết: Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu nhà chung cư

Chủ sở hữu căn hộ chung cư có quyền và trách nhiệm ra sao? Cùng Rever tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Hướng Dẫn
22/04/2021
Liệu có thể từ chối nhận căn hộ chung cư chưa đủ điều kiện đã bàn giao?
Liệu có thể từ chối nhận căn hộ chung cư chưa đủ điều kiện đã bàn giao?

Có hay không việc từ chối nhận căn hộ chung cư không đủ tiêu chuẩn bàn giao? Pháp luật hiện hành hiện quy định như thế nào về vấn đề này.

9 điều người mua căn hộ chung cư tại TP.HCM nên biết
9 điều người mua căn hộ chung cư tại TP.HCM nên biết

Dưới đây là danh sách 9 điều người mua căn hộ chung cư tại TP.HCM nên biết, được sắp xếp theo mức độ quan trọng giảm dần.

Những lưu ý không thể bỏ qua trước khi đặt cọc mua nhà
Những lưu ý không thể bỏ qua trước khi đặt cọc mua nhà

Đặt cọc mua nhà cần chú ý những điểm này để tránh mất tiền cọc oan uổng hoặc mua nhầm nhà khó sử dụng, chuyển nhượng

Đầu tư
08/05/2021
4 rủi ro pháp lý phổ biến nhất khi đầu tư dự án bất động sản
4 rủi ro pháp lý phổ biến nhất khi đầu tư dự án bất động sản

Bên cạnh việc tìm hiểu thông tin về vị trí, giá bán, chủ đầu tư... của một dự án bất động sản thì người đầu tư cũng cần lưu ý đến những rủi ro về mặt pháp lý của dự án để tránh "tiền mất tật mang".

4 điểm cần lưu ý trước khi ký vào hợp đồng thuê nhà
4 điểm cần lưu ý trước khi ký vào hợp đồng thuê nhà

Trước khi đặt bút ký vào bản Hợp đồng thuê nhà, chủ nhà và khách thuê cần nắm rõ đầy đủ các thông tin trong hợp đồng để đảm bảo quyền lợi và tránh các tranh chấp có thể xảy ra trong tương lai.

Hướng Dẫn
10/04/2017
Chỉ mặt 20 tình huống tranh chấp mua bán nhà đất phổ biến nhất (Phần 1)
Chỉ mặt 20 tình huống tranh chấp mua bán nhà đất phổ biến nhất (Phần 1)

Cùng Rever điểm qua 20 tình huống tranh chấp thường gặp khi mua bán nhà đất, giúp bạn có thêm kinh nghiệm cần thiết, tránh được các rủi ro.

Hiểu sao cho đúng về việc thế chấp dự án của các chủ đầu tư
Hiểu sao cho đúng về việc thế chấp dự án của các chủ đầu tư

Thế chấp dự án - Một khái niệm không hề mới nhưng không phải ai cũng biết rõ về nó. Nên hiểu sao cho đúng về vấn đề này và cần lưu ý gì để tránh rủi ro khi mua dự án được thế chấp?

Đầu tư
28/01/2019
Các vấn đề pháp lý cần biết khi mua căn hộ chung cư
Các vấn đề pháp lý cần biết khi mua căn hộ chung cư

Để hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra, trước khi mua căn hộ chung cư, người mua cần tìm hiểu kỹ càng những vấn đề pháp lý liên quan đến dự án.

Hướng Dẫn
21/04/2023
Chỉ mặt, gọi tên 11 rủi ro khiến nhà đầu tư bất động sản mất sạch vốn
Chỉ mặt, gọi tên 11 rủi ro khiến nhà đầu tư bất động sản mất sạch vốn

Đầu tư bất động sản có thể đem lại cho bạn khoản lợi khổng lồ những đồng thơi nó cũng tồn tại những rủi ro có thể khiến bạn mất tất cả

Hướng Dẫn
23/03/2021
7 điều cần lưu ý khi ký hợp đồng mua bán căn hộ năm 2018
7 điều cần lưu ý khi ký hợp đồng mua bán căn hộ năm 2018

Dựa trên những tranh chấp thường hay xảy ra, Rever.vn tổng hợp những điểm quan trọng trong hợp đồng mua bán căn hộ mà bạn không nên bỏ qua để tự bảo vệ quyền lợi của mình.

Bất động sản cao cấp bị siết vốn
Bất động sản cao cấp bị siết vốn

Trước tình trạng mất cân bằng trên thị trường bất động sản hiện nay, ngân hàng nhà nước đã vào cuộc để hạn chế sự dư thừa nguồn cung căn hộ cao cấp và tìm lại thế bình ổn cho thị trường nhà đất.

Dự án
13/10/2016
Tổng hợp những điều cần biết về thủ tục pháp lý khi mua bán nhà
Tổng hợp những điều cần biết về thủ tục pháp lý khi mua bán nhà

Nhà, đất thuộc phạm vi tài sản sở hữu lớn nhất của mỗi người, chính vì vậy để quyết định và tích lũy đủ điều kiện mua bán nhà chúng ta cần hiểu rõ được những thủ tục và quy định pháp lý để tránh những rủi ro sau này.

Đầu tư
05/11/2018
7 lưu ý nhất định phải biết khi ký hợp đồng mua căn hộ
7 lưu ý nhất định phải biết khi ký hợp đồng mua căn hộ

Nhằm bảo vệ quyền lợi của mình và những rủi ro có thể xảy ra về sau, vì thế trước khi đặt bút ký hợp đồng mua căn hộ người mua cần lưu ý những điểm sau.

Hướng Dẫn
21/07/2021
Những điều bạn phải chú ý trong hợp đồng mua bán nhà
Những điều bạn phải chú ý trong hợp đồng mua bán nhà

Nhiều khách hàng không biết nên chú ý những điểm nào trong hợp đồng mua bán để tránh được những rủi ro. Cùng Rever tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.