33.000 tỷ đồng để TP.HCM triển khai 8 dự án giao thông trọng điểm
05/06/2020
UBND TP HCM sẽ trình HĐND 8 công trình trọng điểm để kéo giảm ùn tắc với tổng mức đầu tư hơn 33.000 tỷ đồng tại kỳ họp tháng 7.
UBND TP HCM sẽ trình HĐND 8 công trình trọng điểm để kéo giảm ùn tắc với tổng mức đầu tư hơn 33.000 tỷ đồng tại kỳ họp tháng 7.
Làm việc với HĐND TP HCM ngày 4/6, ông Lương Minh Phúc (Giám đốc Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông) cho biết đây là những dự án quan trọng, cấp bách, không vướng đền bù giải tỏa được UBND thành phố giao cho đơn vị chuẩn bị hồ sơ trình HĐND.
Trong đó, cao tốc TP HCM - Mộc Bài (tổng vốn hơn 13.600 tỷ đồng) dài khoảng 50 km, 4 làn xe; 2 cây cầu (198 tỷ đồng) trên tuyến đường N2 và N4 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm; hai đoạn đường Vành đai 2 (hơn 13.300 tỷ đồng); nút giao An Phú (hơn 1.000 tỷ đồng, quận 2); mở rộng quốc lộ 50 (gần 1.500 tỷ đồng); cải tạo quốc lộ 22 (935 tỷ đồng) và cầu đường Nguyễn Khoái (2.556 tỷ đồng) nối quận 1, 4 và 7.
Tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài. Ảnh Internet
Ông Cao Thanh Bình (Phó Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thành phố) đề nghị Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông sớm hoàn chỉnh hồ sơ để HĐND thành phố nghiên cứu và có ý kiến.
Ông Bình lưu ý, một số dự án có thời gian hoàn thành đã cận kề, khó đảm bảo kịp tiến độ nên cần điều chỉnh ngay, tránh tình trạng đến khi thực hiện phải xin điều chỉnh tiến độ. "Ban cũng cần tính toán để tránh giải toả 2-3 lần ở một khu vực để hạn chế ảnh hưởng đến đời sống người dân", ông Bình nói.
Dẫn trường hợp dự án nút giao Mỹ Thuỷ phải điều chỉnh tổng mức đầu tư 3 lần (từ 838 lên gần 2.000 tỷ đồng), đại biểu Nguyễn Tấn Tuyến đề nghị Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông tính toán kỹ tổng mức vốn đầu tư, tránh điều chỉnh thêm.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch HĐND TP HCM Nguyễn Thị Lệ đề nghị Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông và các đơn vị liên quan đánh giá tác động, hiệu quả từng dự án. Nếu không sẽ xảy ra cảnh khởi công ồ ạt nhưng kéo dài thời gian hoàn thành, ảnh hưởng người dân.
Ảnh minh họa
Như dự án cầu Bưng ở quận Tân Phú chỉ vướng một phần sân của 2 doanh nghiệp mà 3 năm chưa xong; dự án cầu Long Kiểng ở huyện Nhà Bè được duyệt quy hoạch gần 20 năm hiện còn dang dở do thiếu nền bố trí tái định cư.
"Tôi cảm giác đang có sự đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan liên quan. Người dân sẵn sàng hy sinh dời nhà để có mặt bằng thi công nhưng chỉ vướng mắc một vài trường hợp khiến cả công trình đình trệ", bà Lệ nói và đặt câu hỏi: "Nếu là người dân ở ngay dự án liệu mình có buồn phiền không?".
Bạn đang theo dõi bài viết 33.000 tỷ đồng để TP.HCM triển khai 8 dự án giao thông trọng điểm. Ngoài ra, bạn cũng có thể tải về tài liệu phân tích tiềm năng đầu tư bất động sản khu Đông:
Có thể bạn quan tâm:
- Bảng giá bán và giá thuê căn hộ chung cư Quận 9 - Cập nhật tháng 05/2020
- Bảng giá chi tiết dự án chung cư Quận 4 - Cập nhật 2020
- Quận 4: Giá bán các căn hộ thay đổi ra sao so với thời điểm mở bán
- Bảng giá chi tiết dự án chung cư Quận 7 - Cập nhật tháng 05/2020
Theo VnExpress
Từ khóa liên quan