Xu hướng phát triển đô thị thông minh tại thị trường bất động sản Tp.HCM
30/08/2018
Với đề án phát triển đô thị thông minh ở Tp.HCM vừa được thông qua đang nhận được sự quan tâm của nhiều thành phần xã hội, đặc biệt là các chuyên gia, nhà đầu tư bất động sản Tp.HCM.
Với đề án phát triển đô thị thông minh ở Tp.HCM vừa được thông qua đang nhận được sự quan tâm của nhiều thành phần xã hội, đặc biệt là các chuyên gia, nhà đầu tư bất động sản Tp.HCM.
Doanh nghiệp bất động sản bỏ lỡ cuộc đua
Không phải bây giờ mà từ những năm 2008, một vài dự án hạng A đã đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ vào trong việc quản lý ngôi nhà theo hướng thông minh và tiện lợi. Tuy nhiên, phần lớn chủ đầu tư bất động sản Tp.HCM cũng mới chỉ dừng ở mức tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm để từ đó có được những lợi thế trong cạnh tranh chứ chưa thực sự có một quy chuẩn nào bắt buộc.
Một vài dự án hạng A đã đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ vào trong việc quản lý ngôi nhà theo hướng thông minh và tiện lợi
Thêm vào đó, dù công nghệ hiện đại mang đến sự tiện ích nhưng không phải dự án nào cũng có thể vận dụng được. Bởi vì nó còn phụ thuộc nhiều vào năng lực vận hành của đơn vị quản lý, về khả năng tài chính của chủ đầu tư, đặc biệt là khả năng chấp nhận từ khách hàng.
Vì thế, gần như những dự án ở phân khúc hạng A hay hạng sang có hướng ứng dụng những thiết bị thông minh nhiều hơn. Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi khả năng chi trả của khách hàng dành cho sản phẩm cao cấp luôn sẵn sàng hơn. Còn với những phân khúc khác, chủ đầu tư bất động sản Tp.HCM tuy cũng đã ứng dụng những công nghệ, thiết bị thông minh trong quản lý nhưng đều ở mức vừa phải.
Có thể nói, để có được công trình xây dựng thông minh thì phải đạt được sự đồng bộ hoá trong các khâu ý tưởng, thiết kế, cho đến vận hành. Tiếp đó, làm thế nào để cho khách hàng của bạn hiểu ý nghĩa, tầm quan trọng của những yếu tố thông minh để họ có thể sẵn sàng chi trả trong quá trình sử dụng.
Dù hiện tại, câu chuyện về xây dựng bất động sản Tp.HCM các khu đô thị thông minh và hướng tới thành phố thông minh vẫn còn đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng cho thấy nhiều tín hiệu lạc quan bởi xu hướng ứng dụng công nghiệp 4.0 vào trong các ngành nghề đang được đẩy mạnh, và tất nhiên thị trường bất động sản Tp.hcm sẽ không nằm ngoài cuộc chơi.
Xây dựng những khu đô thị sáng tạo trên phạm vi Tp.HCM
Theo như dự kiến Tp.HCM sẽ hình thành các khu đô thị sáng tạo trên địa bàn gồm các quận: quận 2, quận 9 và Thủ Đức với diện tích 212 km2, với sức chứa khoảng 943.390 người. Đến nay, những quận này đang quy tụ rất nhiều tiện ích, sở hữu các điều kiện mà những quận khác tại Tp.HCM không có.
Để có thể phát triển khu đô thị sáng tạo, Tp.HCM cần phải có sự kết hợp hài hòa giữa 3 trụ cột: khu vực công, khu vực tư nhân, khu vực đại học cùng những cơ chế, chính sách phù hợp.
Trong đó, khu vực công, chính quyền sẽ giữ vai trò đỡ đầu và định hướng phát triển khu đô thị sáng tạo. Thông qua việc quy hoạch phát triển đô thị, phát triển hệ thống hạ tầng đô thị, cấu trúc đô thị mà trước mắt là hạ tầng giao thông. Thực hiện quy trình và thủ tục hành chính đi theo nguyên tắc một cửa, thực hiện các chế độ ủy quyền đầy đủ cho cán bộ, công chức giải quyết những yêu cầu của doanh nghiệp nhanh nhất.
Theo như dự kiến Tp.HCM sẽ hình thành các khu đô thị sáng tạo trên địa bàn gồm các quận: quận 2, quận 9 và Thủ Đức
Còn khu vực đại học là Đại học quốc gia Tp.HCM cùng với những trường đại học trên địa bàn thành phố sẽ là hạt nhân tri thức sáng tạo. Theo đó, các trường đại học cần có chương trình, đề tài để hợp tác, kế hoạch, gắn kết với khu vực tư nhân, trước tiên là với những hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp, để có thể kết nối giữa khu vực tri thức sáng tạo đi cùng với nhu cầu của khu vực sản xuất.
Cuối cùng, động lực của khu đô thị sáng tạo đồng thời cũng là đối tượng thụ hưởng những thành quả chính đó là doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có doanh nghiệp bất động sản là nhà đầu tư cho các dự án, công trình đáp ứng được những tiêu chuẩn bắt buộc của một khu đô thị sáng tạo.
Đi cùng với những trụ cột trên, thành phố Tp.hcm cần phải có chính sách, cơ chế tạo điều kiện nhằm phát huy tối đa về nguồn lực tri thức, năng lực, vốn của khu vực tư nhân để tham gia tích cực vào trong quá trình hình thành các khu đô thị sáng tạo.
Có thể bạn quan tâm:
Từ khóa liên quan