TP.HCM chi 110 tỷ đồng để nâng cấp, tu sửa 40 công trình chống ngập
23/01/2019
Các công trình này sau khi hoàn thành sẽ giúp ngăn triều cường, tiêu thoát nước, phòng, chống ngập úng, bảo vệ cho các khu vực dân cư có tổng diện tích khoảng 223ha với khoảng 20.000 hộ dân trên địa bàn quận Thủ Đức.
Các công trình này sau khi hoàn thành sẽ giúp ngăn triều cường, tiêu thoát nước, phòng, chống ngập úng, bảo vệ cho các khu vực dân cư có tổng diện tích khoảng 223ha với khoảng 20.000 hộ dân trên địa bàn quận Thủ Đức.
UBND TP.HCM vừa chấp thuận cho UBND quận Thủ Đức đầu tư nâng cấp 16 công trình xung yếu với tổng kinh phí khoảng 86 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố phân cấp có mục tiêu cho quận Thủ Đức năm 2019.
UBND TP.HCM cũng chấp thuận cho UBND quận Thủ Đức tu sửa cấp bách 25 công trình xung yếu với tổng kinh phí hơn 24 tỷ đồng từ nguồn Quỹ Phòng chống thiên tai TP.HCM năm 2019. Các công trình bờ bao này sau khi được đầu tư hoàn thành sẽ giúp ngăn triều cường, phòng, chống ngập úng, bảo vệ cho các khu vực dân cư có tổng diện tích khoảng 191ha với khoảng 16.000 hộ dân trên địa bàn quận.
Theo đó, các dự án này gồm: dự án Xây dựng hệ thống thoát nước đường Quốc lộ 22 (từ đường Liêu Bình Hương đến đường Nguyễn Văn Ni), dự án Xây dựng hệ thống thoát nước đường Quốc lộ 22 (từ đường Liêu Bình Hương đến đường Trần Văn Chẩm) và dự án Xây dựng hệ thống thoát nước đường Quốc lộ 22 (từ rạch Cống Nhĩ đến đường Nguyễn Thị Rành).
Song song đó, theo đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND TP.HCM cũng chấp thuận chủ trương thực hiện dự án hệ thống thu gom nước thải cho Nhà máy xử lý nước thải Tham Lương - Bến Cát bằng nguồn vốn xã hội hóa theo hình thức đối tác công tư PPP (Hợp đồng BLT). TP sẽ tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án này.
Được biết, tại hội nghị kêu gọi đầu tư vào các dự án chống ngập TP.HCM cuối năm ngoái, thành phố đã công bố danh mục các dự án chống ngập cấp bách được kêu gọi đầu tư trong giai đoạn tới.
Theo đó, có 7 dự án xây dựng hệ thống thu gom, nhà máy xử lý nước thải: Lưu vực Tây Sài Gòn với tổng mức đầu tư 7.700 tỉ đồng; lưu vực Bình Tân: 9.804 tỉ đồng; lưu vực Tân Hóa-Lò Gốm: 6.395 tỉ đồng; lưu vực Bắc Sài Gòn 1: 5.544 tỉ đồng; lưu vực Bắc Sài Gòn 2: 5.100 tỉ đồng; lưu vực rạch Cầu Dừa: 5.000 tỉ đồng; lưu vực Tây Bắc: 6.000 tỉ đồng.
6 dự án nạo vét, cải tạo các tuyến kênh rạch: Xây dựng bờ kênh và hạ tầng kỹ thuật kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Chợ Đệm: 8.825 tỉ đồng; xây dựng hệ thống thoát nước và ngăn triều lưu vực từ cầu Tham Lương đến sông Chợ Đệm: 1.097 tỉ đồng; nạo vét trục thoát nước rạch Thủ Đào: 522 tỉ đồng; nạo vét trục thoát nước rạch Ông Bé: 1.250 tỉ đồng; nạo vét trục thoát nước rạch Thầy Tiêu: 1.789 tỉ đồng; cải tạo hệ thống kênh Vĩnh Bình: 6.184 tỉ đồng.
3 dự án xây đê bao và các cống kiểm soát triều vòng ngoài của TP.HCM:Cống kiểm soát triều sông Kinh: 1.200 tỉ đồng; cống kiểm soát triều rạch Tra: 1.122 tỉ đồng; đê bao ven sông Sài Gòn từ Vàm Thuật đến sông Kinh đoạn còn lại: 3.400 tỉ đồng.
Để tìm hiểu thêm về tình trạng quy hoạch dự án hạ tầng nội thành, mời bạn xem qua Danh sách 180 dự án "treo" tại TP.HCM bị xoá bỏ:
Có thể bạn quan tâm:
- Vốn 1 tỷ đồng nên đầu tư đất nền ở TP.HCM hay vùng giáp ranh?
- Thông tin quy hoạch đường Vành Đai 2
- TP.HCM đẩy nhanh tiến độ thi công đường Vành đai 3
- Có nên đầu tư căn hộ quận 2, quận 9 TP.HCM trong năm 2019 - 2020?
- Nguồn cung căn hộ chung cư TP.HCM sẽ tập trung ở đâu trong năm 2019, 2020?
- 5 bí quyết đầu tư đất nền dự án không bao giờ lỗi thời
Theo Nhịp sống kinh tế
Từ khóa liên quan