Thực tế tiến độ cầu Thủ Thiêm 2: Khi nào đưa vào sử dụng?
18/03/2021
Thông tin tiến độ mới nhất của cầu Thủ Thiêm 2 trong tháng 03/2021.
Cầu Thủ Thiêm 2 là một công trình quan trọng của Thành Phố, và điều đó được thể hiện qua các luồng thông tin hằng tháng, khi tiến độ cầu Thủ Thiêm 2 luôn được cập nhật liên tục bằng nhiều cách. Trong dòng thông tin đó, người đọc quan tâm về cầu Thủ Thiêm 2 ở thời điểm tháng 3/2021 có thể đọc qua bài viết sau của Rever. Bài viết bao gồm những hình ảnh và thông tin mới nhất về công trình này.
Tiến độ cầu Thủ Thiêm 2 trong tháng 3/2021 đang diễn ra tới đâu?
Khởi công năm 2015, cầu Thủ Thiêm 2 có chiều dài hơn 1,4 km với 6 làn xe, tổng vốn gần 3.100 tỉ đồng đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao). Công trình nhằm kết nối giao thông giữa Khu đô thị mới Thủ Thiêm (Thành phố Thủ Đức) với quận 1 – khu trung tâm TPHCM hiện hữu, tạo thuận lợi cho người dân đi lại, giảm áp lực giao thông cho cầu Sài Gòn, đường hầm sông Sài Gòn.
Theo báo Lao Động, tính đến thời điểm tháng 9.2020, công trình cầu Thủ Thiêm 2 đạt khoảng 70% khối lượng thì phải tạm dừng thi công do mặt bằng phía quận 1 và ở khu vực nhà máy Ba Son chưa giải tỏa xong. Do đó, nhà thầu chưa thể thi công nối nhịp cầu và lắp đặt dây văng nhịp cầu từ phía Khu đô thị mới Thủ Thiêm sang bờ quận 1 và chưa thể thi công các nhánh cầu ở phía quận 1.
Hiện nay, mặt bằng dự án ở quận 1 còn vướng đền bù giải tỏa 11.114m2 đất của nhà máy Ba Son, 1.607m2 đất của Bộ Tư lệnh Hải quân và 158,7m2 đất của Văn phòng Chính phủ quản lý.
Lãnh đạo Sở GTVT TPHCM vừa cho biết phải đến giữa năm 2022, cầu Thủ Thiêm 2 mới được đưa vào khai thác nhưng với điều kiện có mặt bằng sạch phía quận 1 trong tháng 6 năm nay.
Tiến độ dự án cầu Thủ Thiêm 2 nhìn từ dự án The River Thủ Thiêm.
Dự án 4 tuyến đường chính trong KĐT mới Thủ Thiêm "lùi ngày về đích"
Theo Báo Thanh Niên, DA 4 tuyến đường chính trong Thủ Thiêm có tổng mức đầu tư được phê duyệt 12.182 tỉ đồng, khởi công từ tháng 2.2014, dự kiến hoàn thành sau 36 tháng nhưng đến nay mới đạt hơn 87% khối lượng. Dù 4 tuyến đường chính đã hoàn thành từ 89 - 98% nhưng các gói thầu khác về cung cấp dây điện, di dời và tái lập hạ tầng hiện hữu, lắp đặt điện nước tạm phục vụ thi công, cầu cạn qua quảng trường trung tâm... mới đạt hơn 44,7%.
Hiện DA 4 tuyến đường chính còn vướng mặt bằng của 10 hộ dân, 1 đơn vị, 1 cơ sở tôn giáo và 6 ngôi mộ với tổng diện tích hơn 1,8 ha. Do chậm bàn giao mặt bằng nên tháng 6.2017, UBND TP và chủ đầu tư là Công ty Đại Quang Minh đã ký phụ lục hợp đồng để gia hạn tiến độ hoàn thành công trình tại các vị trí vướng mặt bằng.
Đối với một số đoạn đường hoàn thành, Sở GTVT đã tiếp nhận, quản lý và khai thác tạm thời. Chủ đầu tư cho biết thực tế nhiều phân đoạn không vướng mặt bằng đã hoàn thiện hệ thống chiếu sáng, cây xanh, cấp nước nhưng chưa được nghiệm thu do chưa đấu nối được với hệ thống cấp nước, điện của TP.HCM. Ngoài ra, các phân đoạn được bàn giao cho TP.HCM khai thác, sử dụng nhưng nhà đầu tư vẫn phải chi trả chi phí tưới cây.
Có thể bạn quan tâm:
- Bức tranh toàn cảnh hạ tầng và thị trường bất động sản Quận 4 năm 2020
- Rục rịch khởi công cầu Nguyễn Khoái hơn 2.000 tỷ nối khu Nam và khu trung tâm TP
- 11 nhà ga trên cao tuyến Metro số 1 của TP.HCM hiện triển khai đến đâu?
- Dự án cầu sắt An Phú Đông nối Gò Vấp và Quận 12 hiện ra sao?
- “22 Thỏi Nam Châm”Đầy Giá Trị Với Bất Động Sản Quận 2
Từ khóa liên quan