Sang nhượng mặt bằng kinh doanh và những điều cần biết
30/11/2018
Sang nhượng mặt bằng kinh doanh – Hình thức đầu tư khá phổ biến hiện nay nhưng nếu không cẩn thận bạn rất dễ gặp phải nhiều vấn đề phiền toái khi ký kết hợp đồng.
Sang nhượng mặt bằng kinh doanh – Hình thức đầu tư khá phổ biến hiện nay nhưng nếu không cẩn thận bạn rất dễ gặp phải nhiều vấn đề phiền toái khi ký kết hợp đồng.
Hiện nay, nhu cầu tìm thuê mặt bằng kinh doanh tại TP.HCM đang ngày càng tăng nhưng nguồn cung thì khá khan hiếm do đó việc tìm được nơi cho thuê với giá tốt là điều không hề đơn giản. Vì vậy cho nên nhiều người tìm đến hình thức sang nhược lại hợp đồng thuê mặt bằng vừa có mức giá tốt hơn lại vừa có sẵn cơ sở vật chất, lượng khách hàng nhất định.
Mặc dù hình thức này nghe có vẻ khá lý tưởng nhưng cũng không tránh khỏi nhiều rủi ro tiềm ẩn nếu không có sự tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi quyết định đầu tư.
Những rắc rối cần tránh khi sang nhượng mặt bằng
Trước khi quyết định ký hợp đồng sang nhượng mặt bằng kinh doanh, bạn cần phải biết rõ lý do vì sao chủ cũ lại muốn sang nhượng. Thông thường sẽ có hai lý do chủ yếu:
– Thứ nhất là do kinh doanh không tốt
– Thứ hai là do sự chuyển đổi, di chuyển nơi ở của nhà kinh doanh hoặc những biến cố khác.
Đối với lý do thứ nhất thì bạn nên xem xét lại hoạt động kinh doanh của cửa hàng cũ để rút ra bài học kinh nghiệm cho chính mình về sau nhằm có những điều chỉnh hợp lý hơn sao cho phù hợp và thu hút khách hàng hiệu quả.
Còn đối với lý do thứ hai thì bạn cũng nên tìm hiểu xem vì sao lại muốn sang nhượng mặt bằng kinh doanh; do yếu tố khách quan hay chủ quan và bạn có thể thăm hỏi những người hàng xóm xung quanh để biết. Điều này cực kỳ quan trọng vì đã có trường hợp chủ cũ sang nhượng mặt bằng kinh doanh để trốn nợ và khi chủ nợ đến nơi quấy phá thì người vừa được sang nhượng mặt bằng lãnh đủ khiến cho khách hàng không dám ghé đến.
Sang nhượng mặt bằng kinh doanh quán cà phê là hình thức khá phổ biến hiện nay
Bên cạnh đó, bạn nên biết thông tin về thời hạn hợp đồng cho thuê mặt bằng mà họ sang nhượng còn thời hạn bao lâu và đã được sự đồng ý của chủ nhà hay chưa để tránh trường hợp ký hợp đồng sang nhượng, giao tiền xong thì chủ nhà đòi lại mặt bằng do thời gian cho thuê đã hết hạn hoặc không đồng ý với việc tự ý sang nhượng.
Do vậy để tránh rắc rối khi được sang nhượng mặt bằng kinh doanh, bạn nên đề nghị gặp chủ cũ gia hạn thêm hợp đồng và viết giấy chuyển nhượng cơ sở vật chất của quán đó trước mặt chủ nhà để sau này khi không làm nữa bạn mới có quyền thanh lý.
Những lưu ý khi sang nhượng mặt bằng kinh doanh
– Bạn cần xem xét giấy tờ liên quan bao gồm: hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh đã được công chứng và có chữ ký của chủ nhà và người thuê trước đó; CMND photo có công chứng của các bên liên quan, giấy đăng ký kinh doanh có chứng nhận của cơ quan Nhà nước; hợp đồng sang nhượng mặt bằng kinh doanh có chứng nhận tính pháp lý, giấy chứng nhận hình thức kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân, hay công ty...
– Bạn cần yêu cầu chủ cũ chốt số liệu điện, nước và thanh toán đầy đủ các chi phí liên quan trước khi ký hợp đồng sang nhượng mặt bằng kinh doanh.
– Bạn cần đảm bảo rằng người sang nhượng mặt bằng kinh doanh cho bạn được phép chuyển quyền kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật và không sang nhượng một mặt bằng cho nhiều người.
Cần xem xét kỹ các giấy tờ liên quan khi quyết định sang nhượng mặt bằng kinh doanh
– Bạn nên tìm hiểu kỹ về giá thiết bị cơ sở vật chất của cửa hàng khi thanh lý và giá trên thị trường để đưa ra mức thỏa thuận tốt nhất.
– Bạn nên xem xét tình hình an ninh tại cửa hàng
– Và điều cuối cùng cần lưu ý là bạn nên tham khảo giá cho thuê mặt bằng và thời hạn thuê tại nhiều nơi khác nhau để không bị " hớ " trong khi giao dịch.
Sau khi xem qua những thông tin cần lưu ý trên khi thuê mặt bằng kinh doanh, nếu bạn cần hỗ trợ thì hãy liên hệ ngay với Rever qua số Hotline: 0901 777 667 để được tư vấn trực tiếp.
Hoặc tham khảo thông tin trong tài liệu dưới đây:
Có thể bạn quan tâm:
- Muốn thuê mặt bằng kinh doanh tốt, người trẻ cần nắm vững 5 bước này.
- Căn hộ Shophouse phù hợp với những đối tượng nào?
- Thực trạng đầu tư bất động sản cho thuê hiện nay.
- 8 câu hỏi bạn nên biết khi đầu tư căn hộ Shophouse.
Xuân Anh (TH)
Từ khóa liên quan