Căn hộ Shophouse phù hợp với những đối tượng nào?
11/04/2018
Đầu tư shophouse (căn hộ thương mại) cần một số vốn khá lớn và không phải ai cũng nên mua đầu tư loại căn hộ này. Hãy xem liệu bạn có phù hợp để mua shophouse không?
Đầu tư shophouse (căn hộ thương mại) cần một số vốn khá lớn và không phải ai cũng nên mua đầu tư loại căn hộ này. Hãy xem liệu bạn có phù hợp để mua shophouse không?
Khách hàng muốn có một nơi vừa để ở vừa kinh doanh
Shophouse được biết đến là kênh đầu tư "đa năng", nơi mà bạn vừa có thể ở thoải mái lại vừa có thể lập nghiệp ngay tại chính căn nhà mình đang sở hữu. Mặc dù căn hộ shophouse có giá bán cao hơn hẳn những loại hình bất động sản khác nhưng vẫn luôn trong tình trạng “thiếu chỗ”, nhất là shophouse tại các dự án chung cư, khu đô thị có lượng dân cư và khách vãng lai đông đúc.
Hãy hình dung căn hộ shophouse của bạn nằm tại một dự án chung cư quy mô lớn như Vinhomes Central Park (Quận Bình Thạnh), nơi có số lượng cư dân lên đến hàng chục ngàn người cùng lượng khách du lịch đến tham quan mỗi ngày thì thực sự đây là một con số khá lớn… tạo tiền đề cho việc kinh doanh tốt tại các căn shophouse.
Khách hàng muốn mua đầu tư và cho thuê lại
Sau khi mua shophouse, nếu bạn không có dự định tự kinh doanh sản phẩm của mình thì hoàn toàn có thể cho người khác thuê lại căn shophouse. Với lợi thế của các căn shophouse là gần khu dân cư đông đúc và thu nhập trung bình cao nên việc nhiều người có nhu cầu thuê lại shophouse là khá lớn. Ngoài ra, nếu căn shophouse của bạn có vị trí đắc địa tại nhiều mặt tiền đường, phố đi bộ ven sông thì tiềm năng tăng giá trong tương lai rất khả thi.
Khách hàng muốn ở tầng thấp
Nếu không có ý định kinh doanh hay cho thuê nhưng lại thích ở những căn hộ tầng thấp thì shophouse cũng là sự lựa chọn bạn nên cân nhắc. Thông thường những người mua shophouse sẽ chọn cho thuê lại tầng 1, còn gia đình sẽ ở các tầng phía trên tách biệt. Hiện nay các khu shophouse đều có thiết kế 2 cửa, trong đó một cửa dành cho cửa hàng kinh doanh và một cửa dành cho nơi ở.
Loại hình căn hộ shophouse thường có vị trí rất đẹp trong khu căn hộ
Khách hàng muốn có một kênh đầu tư an toàn ngoài gửi tiết kiệm ngân hàng
Ngoài các đối tượng đã kể trên thì shophouse còn phù hợp với những người đã về hưu hay những doanh nhân trẻ có khoản tiền tiết kiệm lớn từ 5 tỷ trở lên, mong muốn tìm một kênh đầu tư cho thuê an toàn, ổn đinh và sinh lời cao hơn tiền gửi ngân hàng.
Rủi ro khi mua căn hộ shophouse bạn nên biết
Trước khi dự định đầu tư vào căn hộ shophouse chắc hẳn nhà đầu tư sẽ rất quan tâm tới rủi ro của dòng sản phẩm này là gì? Dưới đây là một số rủi ro nhà đầu tư có thể gặp phải:
Shophouse giá cao hơn giá căn hộ: Shophouse là dòng sản phẩm dịch vụ đặc thù, có mức giá cao hơn ít nhất từ 20% trở lên so với giá căn hộ cùng tòa nhà. Đặc biệt, có những dự án siêu sang shophouse có mức giá gấp đôi mức giá căn hộ. Với mức giá như vậy, hẳn các nhà đầu tư sẽ rất băn khoăn về khả năng thanh khoản.
Với dòng sản phẩm 2 tính năng như Shophouse, giá cao là lẽ hiển nhiên. Tuy nhiên nhà đầu tư cần xem xét kỹ về tiềm năng phát triển của dự án để việc đầu tư đem lại hiệu quả tốt tốt nhất.
Căn hộ shophouse dự án Lexington Residence
Shophouse chỉ có thời gian sử dụng 50 năm: Hầu hết các căn hộ shophouse đều có thời gian sử dụng đối với diện tích ở (house) là vĩnh viễn và phần diện tích kinh doanh (shop) là 50 năm. Đây cũng là 1 rào cản mà rất nhiều nhà đầu tư quan ngại khi có dự định đầu tư lâu dài.
Nếu bạn là nhà đầu tư lướt sóng, đây không phải là vấn đề nghiêm trọng. Nhưng nếu bạn đầu tư đường dài, hãy đọc kỹ cam kết của chủ đầu tư, vì một số dự án chủ đầu tư cam kết tiếp tục gia hạn thêm 20 năm thời gian sử dụng.
Rủi ro về tiến độ bàn giao: Không giống như đầu tư căn hộ để ở, rủi ro về tiến độ bàn giao đối với dòng sản phẩm Shophouse gây hậu quả nặng nề cho nhà đầu tư dài hạn. Với việc mặt bằng kinh doanh bị chủ đầu tư chậm tiến độ bàn giao vài tháng có thể khiến nhà đầu tư thiệt hại nặng nề về chi phí duy trì mặt bằng thay thế, lợi nhuận kinh doanh hoặc cho thuê.
Do đó hãy tìm hiểu kỹ về chủ đầu tư dự án về tiềm lực tài chính, chất lượng công trình... nghiên cứu kỹ những dự án trước đây mà chủ đầu tư này đầu tư. Có dự án nào chậm tiến độ bàn giao không? Thời gian chậm là bao lâu? Cam kết tiến độ như thế nào?
Trên đây, Rever đã đưa ra những lợi ích cũng như những rủi ro khi mua loại hình căn hộ Shophouse để bạn đọc tham khảo, từ đó tự cân nhắc khả năng và đưa ra quyết định có nên đầu tư vào loại hình căn hộ này không. Ngoài ra, Rever cũng gửi đến bạn tài liệu Bảng tính lãi suất ngân hàng mua nhà hàng tháng qua đường dẫn dưới đây.
Có thể bạn quan tâm:
- Những yếu tố giúp bạn xác định có nên mua căn hộ shophouse không?
- 8 câu hỏi bạn nên biết khi đầu tư căn hộ Shophouse
Hùng Phú
Từ khóa liên quan