Khi nào khởi công cầu Cát Lái nối TP.HCM với Đồng Nai?
20/08/2018
Dự án xây cầu Cát Lái nối Quận 2 (TP.HCM) với huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) dự kiến có thể bắt đầu khởi công từ năm 2020.
Dự án xây cầu Cát Lái nối Quận 2 (TP.HCM) với huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) dự kiến có thể bắt đầu khởi công từ năm 2020.
Kinh phí và phương án triển khai cầu Cát Lái
Đồng Nai và TP.HCM vừa có cuộc họp bàn việc thực hiện xây cầu Cát Lái, nối huyện Nhơn Trạch của tỉnh Đồng Nai với Quận 2 của TP.HCM. Bước đầu đưa ra quyết định Đồng Nai sẽ thực hiện dự án.
Tại cuộc họp, ông Trần Văn Vĩnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, đề nghị để tỉnh này nhận trách nhiệm xây cầu vì cho rằng địa phương cần kíp việc xây cầu hơn, nên muốn đứng ra chủ trì thực hiện dự án. Ông Nguyễn Văn Tám, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, tán thành với đề xuất này. Phía TP.HCM cho biết đang rất nhiều việc, nguồn kinh phí chưa tập trung được, khó triển khai nhanh nên nếu để Đồng Nai chủ trì thực hiện dự án cũng là hợp lý. Dự kiến công trình có thể bắt đầu khởi công từ năm 2020.
Cầu Cát Lái nối quận 2 (TP.HCM) với huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) sẽ được xây dựng thay thế phà Cát Lái hiện tại. Tổng chiều dài và đường dẫn của cầu khoảng 4 km, mặt cắt ngang 60 m. Sau khi hoàn thành, sẽ có 4 làn xe cơ giới và 2 làn hỗn hợp phục vụ các phương tiện giao thông.
Điểm đầu của cầu Cát Lái kết nối với nút giao thông Mỹ Thủy (quận 2, TP.HCM) và điểm cuối của cầu sẽ cách bến phà hiện hữu khoảng 1,2 km thuộc khu vực xã Phú Hữu, đô thị Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai). Về hướng tuyến, công trình chạy dọc theo đường Nguyễn Thị Định đến khoảng đầu đường nội bộ số 21 rẽ phải vượt sông Đồng Nai, hướng về đường Lý Thái Tổ - thuộc khu đô thị Nhơn Trạch, sau đó rẽ trái kết nối với đường Lý Thái Tổ.
Dự án có tổng kinh phí đầu tư tạm tính hơn 5.700 tỷ đồng (chưa bao gồm lãi vay và lợi nhuận đầu tư). Trong đó, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 1.225 tỷ đồng.
Cầu Cát Lái có thiết kế dạng dây văng với chiều dài cầu 4km
Hình ảnh phối cảnh cầu Cát Lái nối TPHCM và Đồng Nai
Trước đó, tháng 5/2017, sau khi được Thủ tướng đồng ý về chủ trương, TP.HCM khẩn trương bắt tay nghiên cứu thực hiện dự án xây cầu Cát Lái, đồng thời triển khai nhiều công trình cải tạo, nâng cấp đường, xây dựng nút giao Mỹ Thủy…, để giảm tải tình trạng ùn tắc, tai nạn quanh khu vực này.
Tuy nhiên, do tốc độ phát triển đô thị, nhu cầu đi lại tăng nhanh, dẫn đến áp lực giao thông trên các tuyến đường xung quanh cảng Cát Lái ngày càng lớn.
Phương án xây cầu Cát Lái. Ảnh Pháp Luật
Theo Khu Quản lý giao thông đô thị số 2 - Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, lưu lượng xe ra vào cảng Cát Lái trung bình vào khoảng 16.000 lượt xe/ngày đêm, cao điểm lên tới 19.000 lượt, vượt gần gấp đôi năng lực của các tuyến đường xung quanh. Căng thẳng nhất xảy ra trên đường Nguyễn Thị Định, khi toàn bộ lượng xe ra vào khu cảng nêu trên cùng phà Cát Lái đều phải qua tuyến đường này.
Tại khu vực Cát Lái hiện có cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, nối TP.HCM với Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu…, tuy nhiên tuyến cao tốc này đang chịu áp lực giao thông rất lớn và lại chỉ dành cho ôtô lưu thông. Vì vậy, nhu cầu đi lại, kết nối giữa quận 2, TP.HCM với Đồng Nai cùng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phụ thuộc nhiều vào phà Cát Lái.
Cầu Cát Lái sẽ thay thế cho phà Cát Lái
Cầu Cát Lái 5.700 tỷ đồng có ý nghĩa thế nào với TP.HCM và tỉnh Đồng Nai?
Không chỉ giúp người dân thoát cảnh "qua sông lụy phà", cầu Cát Lái được cho là sẽ kéo giảm ùn tắc, giãn dân và biến Nhơn Trạch (Đồng Nai) thành ngoại ô của TP.HCM.
Nhiều dự án tại khu đô thị Cát Lái và huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) sẽ được hưởng lợi từ quy hoạch hạ tầng
Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch hạ tầng, hiện ở khu vực Cát Lái đã có cao tốc TPHCM - Long Thành -Dầu Giây nối TP HCM với các tỉnh Đông Nam Bộ nhưng hướng tuyến chủ yếu vẫn là kết nối với Phan Thiết, Đà Lạt. Chưa kể, đường cao tốc chỉ dành cho ôtô, còn xe máy và các loại xe thô sơ nếu muốn từ Long Thành đến TP.HCM thì phải đi vòng khá xa. Do đó, việc cây cầu Cát Lái trong tương lai sẽ là sự kết nối tuyệt vời về giao thông giữa TP.HCM với Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, giúp đường từ Sài Gòn về Vũng Tàu giảm được hơn chục cây số mà không phải mất thời gian chờ phà như trước đây.
Song song với các trục giao thông đối ngoại như cao tốc TP.HCM - Long Thành – Dầu Giây, đường Vành Đai 2, Cát Lái còn sở hữu hệ thống giao thông đối nội hoàn chỉnh, chẳng hạn như đại lộ Võ Văn Kiệt, cầu Phú Mỹ, cầu Mỹ Thủy mới, cầu Sài Gòn 2, cầu Thủ Thiêm 1, 2 và hầm vượt sông Sài Gòn. Đó là chưa kể công trình cầu Cát Lái (nối Quận 2 với Đồng Nai), một khi được triển khai, dự án này, cùng với nút giao Mỹ Thủy chắc chắn sẽ tạo ra diện mạo mới cho Quận 2 nói chung và tạo đà cho KĐT Cát Lái “cất cánh”.
Chính nhờ hệ thống giao thông hoàn thiện nên việc di chuyển của cư dân đã trở nên dễ dàng hơn. Theo đó, từ KĐT Cái Lái, các cư dân chỉ mất tầm 10 phút để di chuyển đến các tiện ích ngoại khu mang tiêu chuẩn quốc tế như: Trường quốc tế ACG, Bệnh viện quốc tế Phúc An Khang, Parkson, Vincom Mega Mall, BigC, Metro An Phú,…
Trong khi đó, kể từ khi có thông tin xây dựng cầu Cát Lái, thị trường nhà đất Nhơn Trạch bỗng dưng sôi động hẳn lên, các nhà đầu tư đang đổ về đây tìm kiếm những cơ hội mới, "săn" tìm các lô đất đẹp, giá phù hợp. Nhiều tuyến đường chính đã có nhiều sàn giao dịch, cò đất hoạt động nhiều hơn. Theo cò đất nơi đây, lượng người đi ô tô từ Tp.HCM đổ về các cung đường chính tìm đất đã tăng lên, giá chào bán nhà đất đã bắt đầu tăng lên trông thấy, ước chừng khoảng 20% so với năm trước. Một loạt các dự án lớn đang dần hình thành tại Nhơn Trạch, chờ thời hưởng lợi từ dự án xây cầu Cát Lái, điển hình như: dự án Swan Bay của chủ đầu tư Swan City, dự án King Bay của chủ đầu tư Freeland...
Để xem chi tiết Quy Hoạch Tổng Thể Quận 2 đến 2020, bạn đọc có thể Tải tài liệu Miễn phí được Rever cung cấp theo đường dẫn dưới đây:
Những thông tin liên quan có thể bạn quan tâm:
- TP.HCM đầu tư thêm 7.056 tỷ vào hạ tầng khu Đông
- Điểm mặt 12 dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM
- Sắp khởi công đường song hành cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây
Hùng Phú (TH)
Từ khóa liên quan