Đề án an ninh kinh tế trong lĩnh vực bất động sản là gì?
17/08/2018
Đề án an ninh kinh tế đang được Bộ xây dựng hoàn thiện nhằm áp dụng trong lĩnh vực bất động sản Việt Nam. Trong đó, vấn đề an ninh cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam là chủ đề gây nhiều chú ý. Cùng Rever tìm hiểu sâu hơn về đề án an ninh kinh tế trong bất động sản thông qua bài viết dưới đây
Đề án an ninh kinh tế đang được Bộ xây dựng hoàn thiện nhằm áp dụng trong lĩnh vực bất động sản Việt Nam. Đề án bao gồm đánh giá tình hình, dự báo xu hướng, đề xuất giải pháp thị trường, cơ chế chính sách, quản lý để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định. Trong đó, vấn đề an ninh cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam là chủ đề gây nhiều chú ý. Cùng Rever tìm hiểu sâu hơn về đề án an ninh kinh tế trong bất động sản thông qua bài viết dưới đây:
Thông tin mới cập nhật về đề án kinh tế trong lĩnh vực bất động sản
Trong đề án này, vào trước tháng 12/2018, Bộ xây dựng sẽ đánh giá tình hình an ninh trong nhiều vấn đề liên quan đến bất động sản để trình Chính Phủ.
Các vấn đề trọng tâm sẽ xoay quanh việc đánh giá an ninh kinh tế trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, cho người nước ngoài mua nhà, tín dụng, bong bóng bất động sản, quản lý vận hành, tranh chấp nhà chung cư,…
Đề án an ninh kinh tế trong lĩnh vực bất động sản sẽ xoay quanh đầu tư nước ngoài, cho người nước ngoài mua nhà, tín dụng,...
Cũng theo Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản cũng cho biết, hiện Bộ Xây dựng đã làm xong đề cương và gửi đi lấy ý kiến các địa phương về đề án an ninh kinh tế trong lĩnh vực bất động sản. Ngoài ra, không chỉ Bộ Xây dựng mà nhiều bộ ngành khác cũng được Chính phủ giao xây dựng đề án an ninh kinh tế.
Theo dự báo, trong năm 2018 sẽ không xảy ra tình trạng bong bóng bất động sản như nhiều người lo ngại. Bộ Xây dựng cũng đang làm đề án, dự báo tình hình thị trường về trung hạn (2018-2025) để trình Chính phủ.
Bên cạnh đó là nghiên cứu xây dựng đề án "An ninh kinh tế trong lĩnh vực nhà ở và thị trường bất động sản đảm bảo an sinh xã hội". Đồng thời cũng xây dựng đề án "Phát triển và quản lý nhà ở công vụ của Chính phủ giai đoạn 2018-2021". Ngoài ra, Bộ cũng tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản.
Quá trình đôn đốc, kiểm tra thực hiện đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ xuống cấp, gây nguy hiểm, quá niên hạn sử dụng tại các đô thị, đặc biệt là tại Hà Nội và Tp.HCM cũng được chú trọng.
Đề án đáp ứng xu thế lo ngại của nhiều người
Theo đó, việc Bộ đề ra và xây dựng an ninh kinh tế trong lĩnh vực bất động sản đúng trong bối cảnh nhiều người lo ngại trước vấn đề người nước ngoài mua nhà, thậm chí nhờ mua nhà tại Việt Nam. Rất nhiều ý kiến lo ngại vấn đề người nước ngoài sở hữu nhà tại các khu vực nhạy cảm sẽ ảnh hưởng đến tình hình an ninh, quốc phòng.
Trước đó, theo quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở của người nước ngoài ở Việt Nam, Luật Nhà ở năm 2014 quy định: cho phép cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua việc “mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 5 Luật Đất đai 2013, người nước ngoài không được liệt kê trong số các đối tượng có quyền sử dụng đất tại Việt Nam. Trong khi đó, Khoản 1, Điều 19 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 yêu cầu “việc mua bán nhà, công trình xây dựng phải gắn với quyền sử dụng đất”.
Nhiều ý kiến cho rằng cho người nước ngoài mua nhà sẽ không đảm bảo an ninh ở một số khu vực nhạy cảm
Từ thực tế trên có thể thấy, cá nhân người nước ngoài có nhu cầu mua nhà ở riêng lẻ sẽ có nhiều bối rối, hoài nghi. Theo họ, Luật đất đai thì không quy định họ là người sử dụng đất. Pháp luật nhà ở lại cho phép mua nhà ở riêng lẻ. Tuy nhiên lại không có quy định về việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất kèm theo nhà ở. Riêng Luật Kinh doanh bất động sản lại quy định việc mua bán nhà, công trình xây dựng phải gắn với quyền sử dụng đất.
Vì vậy, vấn đề quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nước ngoài nếu mua nhà riêng lẻ còn là một câu hỏi khó. Nhiều doanh nghiệp đã kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần có quy định, hướng dẫn cụ thể vấn đề này.
Cũng liên quan đến vấn đề này, tại hội nghị về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất cho người Việt Nam ở nước ngoài ngoài. Các cơ quan, quản lý nhà nước cho biết, dù luật pháp cho phéo người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam nhưng do vướng nhiều thủ tục nên hơn hai năm qua, chỉ có 15 người nước ngoài có thể an cư tại Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm:
Từ khóa liên quan