4 bước xác định uy tín chủ đầu tư
28/12/2022
Làm thế nào để biết uy tín chủ đầu tư giữa hàng ngàn doanh nghiệp hiện nay không hề đơn giản, Rever sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất để tránh được rủi ro khi mua nhà tại các dự án là người mua nhà phải chọn được những chủ đầu tư uy tín. Tuy nhiên, làm thế nào để biết độ uy tín của chủ đầu tư giữa hàng ngàn doanh nghiệp hiện nay không hề đơn giản. Ngay bây giờ, Rever sẽ giúp bạn nắm rõ các bước xác định xem liệu một chủ đầu tư dự án có uy tín hay không?
Bước thứ nhất: Tra cứu ngay tiểu sử của chủ đầu tư
Chủ đầu tư bất động sản uy tín được định nghĩa một cách dễ hiểu nhất đó chính là những doanh nghiệp đã và đang đầu tư nhiều sản phẩm được thị trường và người tiêu dùng đón nhận cũng như đánh giá cao, hay nói cách khác đó là những chủ đầu tư có tiểu sử tốt.
Trong bước này, bạn cũng cần phải nắm được thông tin Năng lực tài chính của chủ đầu tư, thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất; Uy tín truyền thông của chủ đầu tư thể hiện trên các mặt báo trong và ngoài nước; khảo sát người dân đang sinh sống tại khu vực về mức độ hài lòng với các sản phẩm/dịch vụ mà chủ đầu tư đó đang cung cấp. Có thể thấy bước tra cứu tiểu sử này rất quan trọng và cần thiết để giúp bạn xác định uy tín của chủ đầu tư.
Bước thứ hai: Xem xét chủ đầu tư có hợp tác với các đơn vị phân phối không?
Độ uy tín của một chủ đầu tư cũng được đánh giá qua việc chủ đầu tư đó có sử dụng hay hợp tác với các đơn vị phân phối sản phẩm hay không. Các đơn vị phân phối này thường là những sàn bất động sản có uy tín, đã từng phân phối nhiều hàng hóa trên thị trường, minh bạch trong việc cung cấp thông tin của dự án đến khách hàng và làm việc một cách chuyên nghiệp.
Kiểm tra tiểu sử chủ đầu tư là một trong những bước quan trọng để xác định độ uy tín của chủ đầu tư
Bước thứ ba: Đánh giá chất lượng thông tin dự án mà chủ đầu tư cung cấp
Một chủ đầu tư tốt và uy tín chắc chắn sẽ rất minh bạch trong thông tin, đặc biệt là tính pháp lý của dự án, nhất là những dự án bất động sản hình thành trong tương lai. Ngoài ra, họ cũng sẽ cung cấp mọi thông tin trong khuôn khổ pháp luật khi được khách hàng yêu cầu, chẳng hạn như: văn bản chấp thuận của Sở xây dựng địa phương cho phép chủ đầu tư bán nhà ở trong tương lai hay các thông tin về thế chấp, cầm cố dự án tại ngân hàng.
Bước thứ tư: Áp dụng nguyên tắc "mắt thấy, tay sờ, miệng nếm, mũi ngửi"
Theo các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản, để có được đánh giá đúng nhất về uy tín chủ đầu tư, khách hàng có thể áp dụng nguyên tắc “mắt thấy, tay sờ, miệng nếm, mũi ngửi”. Điều này có nghĩa là bạn phải tận mắt xem xét dự án mà chủ đầu tư đó đang triển khai trên thị trường để tự đưa ra đánh giá. Nếu là người cẩn thận, bạn nên dành thời gian để đến thực tế dự án, quan sát tiến độ, thăm hỏi người dân đã và đang sống trong khu vực của dự án. (Có thể thông qua hỏi trực tiếp hoặc gián tiếp qua những kênh truyền thông hoặc mạng xã hội). Với việc làm trình tự các bước này, bạn sẽ dễ dàng nắm được sự thật.
Việc tham quan, kiểm chứng những dự án đã bàn giao của chủ đầu tư sẽ giúp bạn biết thêm độ uy tín của chủ đầu tư đó
Lưu ý các đặc điểm cần biết để xác định uy tín chủ đầu tư khi mua nhà
Uy tín của chủ đầu tư là một khái niệm định tính hơn là định lượng. Trên thị trường hiện nay đa số đánh giá uy tín chủ đầu tư dựa trên thực tế những dự án mà chủ đầu tư đã triển khai cũng như tôn chỉ kinh doanh của người đứng đầu doanh nghiệp, tuy nhiên như vậy là chưa đủ. Để xác định đúng nhất uy tín chủ đầu tư, ngoài 4 bước mà Rever đã đề ập ở trên, bạn cần chú ý một số đặc điểm sau:
-
Tiến độ thực hiện dự án và các cam kết của chủ đầu tư trong quá trình triển khai như các nhà thầu xây dựng, ngân hàng cho vay.
-
Đánh giá uy tín chủ đầu tư thông qua quá trình vận hành và quản lý dự án sau khi bàn giao cho cư dân.
-
Dựa vào các ý kiến đánh giá của người mua trước và cư dân tại dự án làm cơ sở để xác định uy tín của chủ đầu tư.
-
Hỏi trực tiếp người mua nhà của họ/đối tác làm việc trực tiếp với họ. Hỏi càng nhiều người, câu trả lời càng nhất quán thì độ chính xác càng cao. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý để các câu hỏi và trả lời sao cho bảo đảm tính khách quan. Nên hỏi những người bạn biết và tin tưởng nếu có thể.
-
Kiểm chứng những đánh giá của người được tham khảo bằng cách trực tiếp khảo sát dự án, tiếp xúc với nhân viên của họ, từ đó tự đưa ra đánh giá một cách chính xác.
-
Người mua cần dành thời gian tìm hiểu và khảo sát, mà trong giới đầu tư hay gọi là “Due diligence” – nôm na là khảo sát toàn diện. Không thể lười và viện cớ ít thời gian, vì có thể bạn sẽ phải trả một cái giá rất đắt cho những sai lầm của mình.
-
Nên có những buổi tham quan thực tế các dự án của chủ đầu tư bạn đang quan tâm.
-
Liên hệ các công ty chuyên về phân phối các dự án để có thêm thông tin.
Để kết thúc cho bài viết này, Rever cung cấp đến bạn Danh sách chi tiết các dự án tại TP.HCM, sắp xếp theo 25 chủ đầu tư lớn.
Hùng Phú (TH)
Từ khóa liên quan