Ngày 30/12/2016, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Quyết định số 2544 về mức Lãi suất của các ngân hàng thương mại (NHTM) áp dụng trong năm 2017 đối với dư nợ của các khoản vay hỗ trợ nhà ở (gói 30.000 tỷ đồng) là 5%/năm. Theo NHNN, tính đến ngày 30/11/2016, gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng đã giải ngân được 29.239 tỷ đồng, dư nợ là 24.166 tỷ đồng. Về cơ bản, gói 30.000 tỷ đồng đã được giải ngân gần hết. Dù
gói 30.000 tỷ đồng đã kết thúc nhưng khách hàng nào đã vay, giải ngân trong năm 2016 vẫn còn dư nợ, sẽ tiếp tục được hưởng mức Lãi suất ưu đãi là 5% trong năm 2017.
Bên cạnh đó, những người thu nhập thấp còn có thêm cơ hội
mua nhà ở xã hội với Lãi suất 5%
trong năm 2017 theo quy định tại Nghị định số 100 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Theo đó, mức Lãi suất cho vay ưu đãi vẫn là 5%, áp dụng trong năm 2016 và năm 2017 đối với dư nợ của các khoản cho vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở. Khách hàng được vay tối thiểu 15 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên; trường hợp khách hàng có nhu cầu vay với thời hạn thấp hơn thời hạn cho vay tối thiểu thì được thỏa thuận với ngân hàng.
Báo cáo của Bộ Xây dựng thừa nhận, so với mục tiêu phát triển nhà ở xã hội tới năm 2020, Việt Nam mới đạt 28% là do cân đối nguồn vốn ngân sách cho phát triển nhà ở xã hội gặp nhiều khó khăn, bố trí vốn không đủ theo tiến độ, nhiều địa phương chưa quan tâm đúng mức tới phát triển nhà ở xã hội.Trong đó khó khăn nhất vẫn là tìm được nguồn vốn hỗ trợ để giúp các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người có nhu cầu về nhà ở được vay nguồn vốn ưu đãi
Theo TS. Nguyễn Thị Kim Thanh, bên cạnh việc không ngừng hoàn thiện môi trường pháp lý cho thị trường bất động sản hoạt động thông suốt, thì chính sách tín dụng tạo thuận lợi cho lĩnh vực này đã có đóng góp tích cực.
“Từ những năm 2014 - 2016, chúng ta đã chứng kiến sự hồi phục rõ nét của thị trường bất động sản, nhất là năm 2016. Điều này thể hiện qua lượng giao dịch tăng, giá cả tương đối ổn định, lượng tồn kho bất động sản tiếp tục giảm, cơ cấu sản phẩm chuyển dịch theo hướng hợp lý, phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường. Có kết quả này, bên cạnh việc không ngừng hoàn thiện môi trường pháp lý cho thị trường bất động sản hoạt động thông suốt, thì chính sách tín dụng tạo thuận lợi cho lĩnh vực này đã có đóng góp tích cực”, TS Thanh nói.
Tuy nhiên để tránh những hậu quả của “bong bóng” bất động sản đã từng xảy ra trong những năm trước thì Thông tư số 06/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các TCTD có hiệu lực từ tháng 7/2016 được xem là cơ sở cho tín dụng lĩnh vực bất động sản năm nay tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ. Sửa đổi này đã xác định lộ trình giảm tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn về 50%. Đồng thời, hệ số rủi ro của các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản được tăng từ 150% lên 200%, là cơ sở đảm bảo an toàn cho các dòng vốn đổ vào thị trường bất động sản. Thêm vào đó, năm 2017 sẽ có “top 10” Ngân hàng thương mại đang chiếm 70- 80% thị phần tín dụng áp chuẩn Basel II. Theo đó, các ngân hàng sẽ chú trọng về quản lý doanh nghiệp, nâng cao khả năng quản lý rủi ro. Điều này không đồng nghĩa với việc hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng vào lĩnh vực bất động sản mà còn làm tăng thêm tính bền vững trong phát triển thị trường này.
Các thông tin liên quan:
Hoặc bạn có thể tiếp cận tất cả các lưu ý khi mua nhà tại tài liệu duy nhất do Rever biên soạn sau: