124 triệu USD đầu tư tuyến xe bus nhanh BRT tại TP. HCM
01/06/2017
Dự án “Phát triển giao thông xanh TP.HCM” là một trong những dự án trọng điểm về giao thông công cộng của Thành phố, giảm phương tiện giao thông cá nhân, giảm ủn tắc và tai nạn giao thông.
Dự án “tuyến xe bus nhanh BRT tại TP.HCM” là một trong những dự án trọng điểm về giao thông công cộng của Thành phố, giảm phương tiện giao thông cá nhân, giảm ủn tắc và tai nạn giao thông. Với Saigon BRT, người dân sẽ có cái nhìn khác về phương tiện xe buýt: nhanh - sạch - an toàn - văn minh, thay đổi 100% so với hệ thống vận tải xe buýt hiện nay.
Có tổng vốn đầu tư 137.5 triệu USD (trong đó 124 triệu USD sử dụng vốn vay ODA ưu đãi của Ngân hàng Thế giới và 13,5 triệu USD từ nguồn vốn đối ứng của thành phố) với nhiệm vụ chính là xây dựng tuyến Xe Buýt Nhanh BRT số 1 với tổng chiều dài 23km.
Để phục vụ cho Saigon BRT Số 1, hàng loạt cơ sở hạ tầng sẽ được đầu tư cải tạo và xây mới, bao gồm: 28 trạm dừng được bố trí ở trung tâm của con đường để đảm bảo không ảnh hưởng tới hành lang cây xanh 2 bên đường; 17 cầu đi bộ (11 cầu xây mới, 6 cầu cải tạo), 1 ga cuối tuyến, 1 bãi hậu cần kỹ thuật, 8 bãi gửi xe cá nhân, cải thiện vỉa hè cùng các không gian công cộng như công viên, quảng trường và cảnh quan trên tuyến. Sử dụng nhiên liệu sạch CNG để giảm tác động gây hiệu ứng nhà kính; đầu tư hệ thống giao thông thông minh (ITS): bao gồm hệ thống quản lý giao thông tiên tiến (tín hiệu quả giao thông thông minh, camera, hệ thống thông tin điện tử và hệ thống vận hành quản lý xe buýt (hệ thống định vị toàn cầu, thiết bị giao tiếp). Được biết, với hệ thống quán lý giao thông thông minh này, người dân chỉ cần sử dụng 1 thẻ duy nhất để đi lại bằng BRT và Metro. Công tác đấu thầu xây lắp dự kiến sẽ tiến hành trong giai đoạn 2015-2016, triển khai xây dựng từ 2017-2018, và hoàn thành dự kiến vào tháng 12/2018.
Bên cạnh đó, UBND TP cũng đồng ý việc nghiên cứu bổ sung hạng mục nhà ga cuối của tuyến xe buýt nhanh BRT số 1 lồng ghép vào khu vực Quảng trường ga của Khu Liên hợp Thể dục thể thao Rạch Chiếc (phường An Phú, quận 2, TP HCM); đồng thời duy trì vị trí ga trung chuyển của tuyến BRT số 1 tại khu vực Ga Thủ Thiêm (quận 2).Theo ông Lương Minh Phúc, Trưởng ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị thành phố (đơn vị được UBND TP giao làm chủ đầu tư dự án BRT số 1) xe buýt nhanh với lợi thế là thời gian thi công ngắn, chi phí đầu tư thấp (bằng 1/40 vốn đầu tư của metro). Trong khi đó, khả năng vận chuyển lớn với 200 chỗ và tốc độ nhanh (khoảng 40 km/h, gấp đôi xe buýt hiện nay vì có làn đường riêng) nên rất phù hợp với các nước đang phát triển, các thành phố lớn đông dân trên thế giới.
BRT có khả năng vận chuyển cao gấp 2-3 lần xe buýt và có chi phí rẻ hơn metro rất nhiều.
Tuyến xe buýt BRT giúp phát triển giao thông xanh TP Hồ Chí Minh
Sau khi hoàn thành, tuyến BRT số 1 sẽ góp phần nâng cao hiệu quả và phát triển hành khách công cộng của thành phố, thông qua việc tái cấu trúc lại mạng lưới tuyến xe buýt thành phố, kết hợp với các tuyến tầu điện ngầm hình thành mạng lưới vận tải hành khách công cộng đô thị khối lượng lớn, tốc độ cao, có vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Các thông tin liên quan:
Từ khóa liên quan