Những quy định liên quan đến việc chia nhà đất khi ly hôn
05/12/2018
Nhà đất luôn là một khối tài sản to lớn mà không phải ai cũng có thể sở hữu do đó nó cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đối với các cặp vợ chồng khi quyết định phân chia tài sản khi ly hôn.
Nhà đất luôn là một khối tài sản to lớn mà không phải ai cũng có thể sở hữu do đó nó cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đối với các cặp vợ chồng khi quyết định phân chia tài sản khi ly hôn.
Hiện nay, việc các cặp vợ chồng có nhiều mâu thuẫn trong cuộc sống hôn nhân dẫn đến việc phải đi đến quyết định ly hôn diễn ra khá phổ biến và thường xuyên. Tuy nhiên, bên cạnh các vấn đề về mặt tình cảm thì việc phân chia các loại tài sản chung như nhà đất cũng là điều khiến nhiều người phải đau đầu.
Và để làm rõ hơn vấn đề này, hãy cùng Rever xem qua chia sẻ của các luật sư về việc phân chia nhà đất sau khi ly hôn.
Một số tình huống thắc mắc về việc phân chia nhà đất khi ly hôn
Tình huống số 1:
Xin chào luật sư, vợ chồng em hiện đang ly thân được 06 tháng. Trong thời gian này bố mẹ em có mua nhà đất muốn cho em làm tài sản riêng. Vậy trong trường hợp em và chồng ly hôn thì phần tài sản này có phải phân chia hay không?
Luật sư trả lời:
– Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:
- Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc quyền sở hữu riêng của vợ, chồng.
- Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Như vậy, căn nhà đó là tài sản bạn được tặng cho riêng nên kể cả khi chồng bạn biết được việc này, chồng bạn cũng không có quyền yêu cầu phân chia phần tài sản nhà đất đó.
Phân chia nhà đất khi ly hôn là vấn đề gây nhiều tranh chấp do đó cần hiểu rõ quy định
Tình huống số 2:
Thưa luật sư, vợ chồng tôi kết hôn được hơn 2 năm và trước khi cưới chồng tôi có đứng tên nhà đất. Nhưng về sau cần tiền để làm ăn nên chồng tôi đã mang giấy tờ nhà đi thế chấp ngân hàng vay vốn nên tôi không được thêm tên vào sổ nhà đất.
Sau khi cưới, tôi đã cùng chồng trả 350 triệu đồng tiền nợ ngân hàng vậy khi ly hôn phần tài sản đó tôi có được chia hay không?
Luật sư trả lời:
Căn cứ theo Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội quy định:
– Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng
- Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luậtnày; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
- Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
– Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
- Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng.
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập.
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
- Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
3. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này. Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Vì căn nhà này chồng bạn đứng tên từ trước khi cưới nên sẽ không được coi là tài sản chung mà là tài sản riêng của chồng bạn cho nên khi ly hôn, phần tài sản này sẽ không được phân chia. Còn về khoản nợ riêng chồng vay ngân hàng mà bạn đã có đóng góp để trả trong suốt thời kỳ hôn nhân thì bạn có thể thảo thuận để chồng bạn trả lại cho bạn.
Nắm rõ các quy định phân chia tài sản khi ly hôn giúp hạn chế tình trạng tranh chấp
Vấn đề chia nhà đất khi ly hôn theo quy định
Theo quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì khi ly hôn hai vợ chồng bạn tự thỏa thuận về tài sản bao gồm: nhà đất, căn hộ, đất đai, tiền bạc... và các khoản nợ chung. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết. Và về nguyên tắc, tòa sẽ căn cứ vào tài sản chung thì chia đôi còn tài sản riêng của ai thì thuộc về người đó.
Sau khi xem qua những thông tin trên, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về mức giá nhà, đất trên thị trường hãy liên hệ ngay với Rever qua số Hotline: 0901 777 667 để được tư vấn trực tiếp.
Hoặc tham khảo thông tin trong tài liệu dưới đây:
Xuân Anh (TH)
Từ khóa liên quan