Hướng dẫn thủ tục thêm tên vợ hoặc chồng vào sổ đỏ
19/03/2018
Cách đây 3 năm, vợ chồng anh Bình có mua một căn nhà phố tại Quận 2, nhưng sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) chỉ đứng tên anh Bình. Nay anh Bình có nhu cầu muốn thêm tên vợ vào sổ đỏ thì thủ tục thực hiện ra sao?
Cách đây 3 năm, vợ chồng anh Bình có mua một căn nhà phố tại Quận 2, nhưng sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) chỉ đứng tên anh Bình. Nay anh Bình có nhu cầu muốn thêm tên vợ vào sổ đỏ thì thủ tục thực hiện ra sao?
Thủ tục thêm tên vào sổ đỏ được thực hiện như sau:
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 98, Luật Đất đai năm 2013, trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào sổ đỏ, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.
Trường hợp tài sản đó là tài sản chung của vợ và chồng mà sổ đỏ đã cấp chỉ ghi họ, tên của một người (vợ hoặc chồng) thì được cấp đổi sang sổ mới để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.
Theo Điều 76, Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về thủ tục đổi sổ đỏ, người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp đổi sổ đỏ gồm đơn đề nghị cấp đổi sổ đỏ theo Mẫu số 10/ĐK và bản gốc sổ đỏ đã cấp (theo quy định tại Điều 10 Thông tư 24/2014/TT- BTNMT).
Hồ sơ được nộp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấp đổi sổ đỏ; lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ; cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao sổ đỏ cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Hồ sơ để thêm tên vào sổ đỏ được nộp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Ảnh minh họa
Các nghĩa vụ tài chính phải thực hiện khi làm thủ tục thêm tên vào sổ đỏ
Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại b3, điểm b, khoản 2, Điều 3, Thông tư 02/2014/TT-BTC mức thu tùy từng điều kiện cụ thể của từng địa bàn và chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mà quy định mức thu phù hợp, đảm bảo nguyên tắc mức thu tối đa áp dụng theo Thông tư 02/2014/TT-BTC là tối đa không quá 100.000 đồng/giấy đối với cấp mới; 50.000 đồng/giấy đối với cấp lại, cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận. Trường hợp giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất), thì áp dụng mức thu tối đa không quá 25.000 đồng/giấy đối với cấp mới; 20.000 đồng/giấy đối với cấp lại, cấp đổi, xác nhận bổ sung.
Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính, phí thẩm cấp quyền sử dụng đất theo quy định tại a6, a7, điểm a, khoản 2, Điều 3, Thông tư 02/2014/TT-BTC...
Khác biệt giữa sổ đỏ cấp cho 'hộ gia đình' và sổ mang tên cá nhân
Giấy chứng nhận bất động sản gồm các tên gọi khác nhau như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất… được cấp qua các thời kỳ (thường gọi là sổ đỏ, sổ hồng) ghi tên cá nhân hay hộ gia đình là để phân biệt hình thức sở hữu.
Cần lưu ý giữa giấy chứng nhận ghi tên cá nhân và giấy chứng nhận ghi tên hộ gia đình
Đối với giấy chứng nhận ghi tên cá nhân (ghi đích danh tên của một hoặc nhiều người) thì chỉ người (những người) có tên trên giấy chứng nhận mới là chủ sở hữu, chủ sử dụng tài sản được chứng nhận, trừ trường hợp tài sản được xác định là tài sản chung vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình. Giấy chứng nhận ghi tên cá nhân thường được cấp ở khu vực đô thị.
Đối với giấy chứng nhận ghi tên hộ gia đình thì người đứng tên trên giấy chỉ là người đại diện của hộ gia đình (thường là chủ hộ). Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản được ghi trên giấy chứng nhận thuộc về tất cả những người có tên trong sổ hộ khẩu gia đình mà không phân biệt đã thành niên hay chưa thành niên. Tuy nhiên, cũng có trường hợp hộ gia đình chỉ có một người nhưng vẫn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo hình thức hộ gia đình. Giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình thường được cấp ở khu vực nông thôn.
Luật Đất đai các năm 1993, 2003 và 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành các luật này đều có quy định về hai hình thức giấy chứng nhận nói trên.
Trên đây là Hướng dẫn làm thủ tục thêm tên vợ hoặc chồng vào sổ đỏ để bạn tham khảo. Ngoài ra, Rever cũng gửi đến bạn đọc tài liệu Cẩm nang mua bán nhà qua đường tải về dưới đây:
Có thể bạn quan tâm:
- Người dân phải làm gì để nhà đất mua bán giấy tay được cấp sổ đỏ?
- Hỏi đáp nhanh về vay vốn ngân hàng bằng thế chấp sổ đỏ nhà đất
- Hướng dẫn thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ cho đất thổ cư, căn hộ chung cư
- Sổ đỏ cấp cho hộ gia đình và cá nhân có gì khác biệt?
Thế An (TH)
Từ khóa liên quan