Các vấn đề về quyền thừa kế bất động sản, giải quyết như thế nào?
12/12/2018
Việc phân chia quyền thừa kế các loại bất động sản đang là chủ đề được nhiều người quan tâm. Vậy theo Luật pháp Việt Nam, vấn đề này được giải quyết như thế nào? Chúng ta cùng theo dõi.
Việc phân chia quyền thừa kế các loại bất động sản đang là chủ đề được nhiều người quan tâm. Vậy theo Luật pháp Việt Nam, vấn đề này được giải quyết như thế nào? Chúng ta cùng theo dõi.
Trong những trường hợp quyền thừa kế bất động sản được ghi rõ trong di chúc phân chia tài sản của người quá cố thì không có gì đáng nói nhưng đa số người Việt Nam chúng ta thường không lường trước trường hợp bản thân bị đột tử do bệnh tật, tai nạn... nên đa số các trường hợp tranh chấp về nhà cửa, đất đai, căn hộ, tiền bạc, cổ phần... đều rơi vào tình huống người mất không để lại di chúc.
Bên cạnh đó, còn có các trường hợp một số cá nhân có mối quan hệ liên quan đến quyền thừa kế cố tình gây tranh chấp để trục lợi từ các bất động sản thừa kế.
Câu chuyện số thứ nhất: Tranh chấp nhà cửa với em chồng
Chị Hà và anh Hải kết hôn với nhau đã được 20 năm; hiện chị đang kinh doanh buôn bán tại nhà. Hai vợ chồng đã tích góp mua nhà này trong thời gian chung sống. Trong năm 2012, anh chị có cho cô em gái của anh Hải nhập hộ khẩu và ở cho đến thời điểm hiện tại. Trong quá trình sinh sống cùng với vợ chồng anh, cô em gái cũng có phụ giúp việc trông coi nhà cửa.
Vừa qua, anh Hải bị tai nạn xe qua đời không để lại di chúc; cô em chồng liền yêu cầu chị Hà bán nhà để phân chia tài sản vì cho rằng mình là em gái duy nhất của anh Hải, có tên trong sổ hộ khẩu và đã có đóng góp vào ngôi nhà cho nên có quyền hưởng tài sản thừa kế là ngôi nhà mà anh cô đã bỏ tiền ra xây.
Chị Hà không đồng ý nên đã xảy ra tranh chấp; cô em chồng không cho chị buôn bán ở nhà nữa và thường xuyên kiếm chuyện.
Vậy trong trường hợp tranh chấp bất động sản này thì trong Luật về quyền thừa kế của nước ta quy định như thế nào?
Tranh chấp về quyền thừa kế bất động sản là vấn đề gây đau đầu đối với nhiều người
Luật sư trả lời:
Theo Luật thừa kế tài sản trong gia đình: Khi một người trong gia đình chết những người còn lại có quyền được hưởng thừa kế tài sản của người chết để lại, nếu người chết không để lại di chúc định đoạt cụ thể người hưởng di sản là ai và phần di sản được hưởng người được quyền thừa kế sẽ được xác định theo Điều 676 Bộ Luật Dân sự 2005 như sau:
- Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Do đó, trong trường hợp này, anh Hải khi mất đi không để lại di chúc thì tài sản thừa kế là căn nhà sẽ được chuyển nhượng quyền sở hữu cho chị Hà vợ anh. Và chị Hà sẽ là người quyết định duy nhất về tài sản này đồng thời cũng không cần phải chia cho cô em chồng dù có tên chung trong sổ hộ khẩu.
Để có quyền sở hữu bất động sản thừa kế cần thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết
Câu chuyện số thứ hai: Những thủ tục để nhận tài sản thừa kế
Trong thời điểm đầu năm 2018, do mẹ mất có để lại một khu đất nền cho anh chị em của anh Hùng nhưng vì thấy hoàn cảnh em mình khó khăn nên các anh chị quyết định dành phần bất động sản thừa kế này cho anh Hùng làm ăn.
Vậy để có thể hoàn tất quá trình chuyển nhượng quyền sở hữu phần bất động sản này thì anh Hùng phải thực hiện các loại hồ sơ, thủ tục gì?
Luật sư trả lời:
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 675 và Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 thì khi bố mẹ qua đời nhưng không để lại di chúc thì phần bất động sản thừa kế sẽ được chia đều theo pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Trong trường hợp này, mảnh đất thừa kế đã được tất cả thành viên thuộc diện thừa kế theo pháp luật thống nhất để lại cho anh Hùng thì những người này phải có văn bản kèm chữ ký đồng ý từ chối nhận phần bất động sản thừa kế hoặc cùng có văn bản tặng tài sản thừa kế cho anh Hùng.
Thêm vào đó, theo quy định tại các Điều 49, 50 Luật Công chứng, anh Hùng phải đến cơ quan Công chứng làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Tại đây, anh Hùng cần nộp đầy đủ các loại giấy tờ sau:
– Văn bản từ chối nhận phần bất động sản thừa kế hoặc văn bản tặng cho phần tài sản thừa kế này có chữ ký của những người thuộc diện thừa kết theo quy định của pháp luật.
– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản.
– Giấy khai tử của người mất.
– Giấy khai sinh của người thừa kế.
– Giấy tờ nhận nuôi (trong trường hợp người thừa kế là con nuôi, cháu nuôi... của người mất).
– Mẫu khai nhận di sản thừa kế do cơ quan công chứng cung cấp.
Như vậy, chỉ sau khi hoàn tất thủ tục này, anh Hùng mới đủ điều kiện để làm thủ tục đứng tên sở hữu bất động sản kể trên.
Sau khi xem qua những thông tin trên, nếu bạn cần hỗ trợ về các vấn đề mua bán bất động sản thì hãy liên hệ ngay với Rever qua số Hotline: 0901 777 667 để được tư vấn trực tiếp.
Hoặc tham khảo thông tin trong tài liệu dưới đây:
Xuân Anh (TH)
Từ khóa liên quan