Người Việt đang ngày càng khó mua nhà hơn?
31/08/2019
Sau đợt sốt đất lan rộng trong ba năm 2016 - 2018, giá trị nhà đất đã tăng nhanh lên rất nhiều lần trong khi đó người dân lại không kịp tích lũy tiền.
Sau cơn sốt đất lan rộng trong 3 năm 2016 - 2018, giá nhà đất bị đẩy lên quá cao một cách nhanh chóng. Trong khi đó, dòng tiền tích lũy đủ người dân tạo ra lại không đủ để theo kịp các đợt tăng giá này.
Giai đoạn 2016 - 2018, người Việt khó lòng mua nhà đất chỉ bằng tiền tích lũy?
Phó trưởng khoa Kinh doanh quốc tế - Marketing Đại học Kinh tế TP.HCM, Huỳnh Phước Nghĩa cho biết đã tiến hành cuộc khảo sát nhanh về tốc độ tăng giá bất động sản trong chu kỳ 3 năm sốt đất và một thập niên gần đây.
Theo kết quả khảo sát, giai đoạn 2016-2018, khi thị trường đang trải qua cơn sốt đất lan rộng, người dân không kịp tích lũy đủ tiền để mua bất động sản vì tốc độ kiếm tiền là quá chậm nếu so với tốc độ tăng giá bất động sản. Trong 3 năm qua, giá nhà đất tăng ít nhất 1,5 đến 2 lần, cao nhất lên tới 3-4 lần. Nếu tính trung bình thì giá nhà đất đã tăng gấp đôi chỉ trong vòng 3 năm. Trong bối cảnh đó, nếu người dân chỉ trong đợi vào tiền tích lũy từ các thu nhập cố định thì giấc mơ sở hữu bất động sản hầu như là điều không tưởng.
Theo chuyên gia Huỳnh Phước Nghĩa, trong giai đoạn 2016 -2018, để sở hữu bất động sản chỉ bằng vốn tích lũy hầu như là điều không tưởng
Chuyên gia này cũng chỉ ra rằng, hầu hết người Việt có thể mua được bất động sản trong giai đoạn 2016-2018 hầu như là nhờ vào việc chuyển đổi dòng tiền từ kinh doanh, sản xuất, đầu tư tài chính... sang nhà đất. Cũng có những trường hợp cá biệt, đó là giới đầu cơ bất động sản từ trước. Họ sẽ dễ dàng sở hữu, hoán đổi bất động sản trong giai đoạn này nhờ vào việc nương theo các cơn sốt đất. Các cơn sốt đất với giá trị tăng nhanh cũng tạo điều kiện để giới đầu cơ bất động sản tích lũy tài sản một cách nhanh chóng.
Cẩn thận bong bóng giá?
Cũng từ kết quả khảo sát này đã cho thấy, chỉ trong vòng 10 năm, tức giai đoạn 2009-2019, giá trị bất động sản đã tăng từ 4 - 10 lần, tùy vào từng khu vực. Đây cũng là chu kỳ đặc biệt chứng kiến sự biến thiên mạnh mẽ của thị trường khi diễn ra đầy đủ sắc thái từ nguội lạnh đến nóng sốt và giảm tốc.
Thực tế, tốc độ tăng giá bất động sản 4-10 lần chỉ trong vòng 10 năm được khuyến cáo là tồn tại nhiều rủi ro, thiếu bền vững vào dễ dàng tích tụ "bong bóng giá". Tuy nhiên, một điều khó hiểu là trong giai đoạn này giá trị bất động sản liên tục tăng cao ngất ngưởng, nhiều lần lập đỉnh mới nhưng lại được thì trường chấp nhận dễ dàng.
Ông Nghĩa cho biết, "bong bong giá" bất động sản quá lớn và liên tục phình to sẽ đem lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Đầu tiên là cơ hội sở hữu bất động sản của người dân sẽ càng hẹp dần, gây ra các căng thẳng xã hội. Kế tiếp, "bong bóng giá" cũng sẽ kìm hãm sự phát triển của các ngành sản xuất bởi giá nhà đất tăng cao khiến chi phí mặt bằng leo thang, ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa và dịch vụ và khiến nền kinh tế phát triển không đồng đều.
Người mua nhà, người đầu tư cần cận trọng không chạy theo các "cơn sốt ảo" để trắng gặp phải "bong bong giá"
2016-2018 được xem là giai đoạn sốt đất mạnh nhất trong một thập niên gần đây. Các điểm nóng xuất phát từ TP.HCM rồi lan ra các tỉnh lân cận. Giai đoạn này, sốt đất cũng diễn ra ở các địa bàn được quy hoạch đặc khu kinh tế.
Năm 2019, thị trường lại rơi vào tình trạng khan hiếm nguồn cung dự kiến kéo dài đến năm 2020 khiến người mua nhà ở thực có ít lựa chọn hơn.
Ngoài những thông tin trên, bạn có thể tham khảo các thông tin hữu ích khác qua tài liệu Rever tổng hợp dưới đây:
Có thể bạn chưa biết:
- Thị trường căn hộ chung cư hoàn thiện tại TP.HCM "âm thầm" tăng giá
- Thông tin mới nhất về dự án cầu Cát Lái nối Quận 2 và huyện Nhơn Trạch
- Nguy cơ rủi ro từ việc né thuế khi mua bán nhà đất
- Khu Nam bùng nổ mạnh mẽ với tuyến đường dự án tỷ đô
- Dành hết thanh xuân đi tìm thuê nhà, vợ chồng tôi ba lần trải qua kiếp nạn
Hoàng Triều (BT)
Từ khóa liên quan