Hướng dẫn đầu tư bất động sản Việt Nam dưới con mắt nhà đầu tư nước ngoài
10/05/2018
Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những vấn đề liên quan đến đầu tư địa ốc dưới con mắt nhà đầu tư nước ngoài.
Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những vấn đề liên quan đến đầu tư địa ốc dưới con mắt nhà đầu tư nước ngoài.
Điều kiện thuận lợi để người nước ngoài đầu tư vào bất động sản Việt Nam
Những năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam khá nhanh. Trong suốt những năm 90 đến nay, bình quân tăng trưởng GDP hàng năm là 7%. Trong khi nước đông dân là Trung Quốc đang thực hiện nhiều chính sách bảo hộ công ty nội địa thì ngày càng nhiều các công ty nước ngoài hướng đến đầu tư vào lĩnh vực sản xuất ở Việt Nam.
Đặc biệt cho tới năm 2015, chính phủ Việt Nam đã nới lỏng các quy định về sở hữu tài sản cho các nhà đầu tư nước ngoài. Bất kỳ ai có thị thực du lịch hoặc thị thực cư trú 3 tháng đều có thể mua bất động sản theo hợp đồng thuê lại 50 năm.
Cùng với sự thông thoáng hơn về chính sách, có nhiều lý do khác thuyết phục người nước ngoài đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam:
- Việt Nam là nước đông dân thứ 3 Đông Nam Á, dân số trẻ và vẫn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Trong khi các quốc gia lân cận như Trung Quốc và Thái Lan sắp đứng trước sự suy giảm thì dân số Việt Nam dự kiến sẽ tăng từ khoảng 95 triệu người lên gần 120 triệu vào năm 2040. Điều này thúc đẩy đô thị hóa và tất nhiên giá bất động sản ở trung tâm của tất cả các thành phố lớn sẽ gia tăng.
Thị trường bất động sản Việt Nam thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài
- Thứ hai, Việt Nam là một trong những nước phát triển nhanh nhất trên thế giới. Nền kinh tế của nước ta đã mở rộng hơn 6% vào năm 2016. Nhà nước Việt Nam cũng đang nới lỏng các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài.
- Mua bất động sản ở Việt Nam khá an toàn bởi ở nước ta, Chính Phủ có đầy đủ dữ liệu về đất đai và họ theo dõi chi tiết các mảnh đất ở tất cả các thành phố lớn (trừ một số khu vực nông thôn). Những vấn đề gặp phải đều đến từ những người bán hàng chứ không phải là Chính Phủ.
Những điều người nước ngoài cần biết khi đầu tư vào bất động sản Việt Nam
Về hình thức và số lượng bất động sản người nước ngoài được sở hữu tại Việt Nam
Như vậy, người nước ngoài hoàn toàn có thể đầu tư vào bất động sản Việt Nam. Nhưng Luật sở hữu tài sản với người nước ngoài quy định họ không được phép sở hữu đất vĩnh viễn mà chỉ được thuê 50 năm. Cho dù bạn là người Việt Nam hay nước ngoài, tất cả các lô đất đều thuộc sở hữu chung của nhà nước.
Hơn thế người nước ngoài chỉ có thể sở hữu lên đến 30% đơn vị trong một dự án. Và chỉ tối đa 250 căn hộ trong một dự án cho phép người nước ngoài sở hữu.
Thuế chuyển nhượng Tài sản ở Việt Nam là bao nhiêu?
Khi chuyển nhượng bất động sản ở Việt Nam, người mua phải trả lệ phí. Có thuế GTGT 5% cộng với phí trước bạ 0,05% giá trị của tài sản.
Nếu có lợi nhuận từ đầu tư bạn sẽ còn phải nộp thuế thu nhập 0.15% trên số tiền đó. Nếu cho thuê số tiền nộp là 20%.
Hình thức thanh toán
Một trong những khía cạnh độc đáo nhất về thị trường bất động sản Việt Nam là thực tế giao dịch thường được thực hiện bằng vàng chứ không phải là tiền mặt.
Điều này được lý giải bằng thói quen giao dịch. Hơn thế đồng tiền Việt Nam có giá trị khá thấp và bị lạm phát trong thời gian khá dài. Và người dân thường thận trọng trong các giao dịch lớn. Do đó họ chọn vàng hoặc đô la.
Chọn nhà đầu tư uy tín
Như đã nói đầu tư bất động sản ở Việt Nam khá an toàn. Và bất kỳ vấn đề nào có thế xảy ra đều đến từ những người bán hàng chứ không phải là Chính phủ. Vì thế bạn cần tìm đến các chủ đầu tư uy tín khi có ý định mua. Điều quan trọng là phải thực hiện kiểm tra tài sản và giấy tờ kỹ lưỡng trước khi quyết định.
Nhà đầu tư nước ngoài nên chọn những chủ đầu tư uy tín
Nếu chọn phải những công ty nhỏ, ít danh tiếng bạn sẽ dễ gặp phải một số nguy cơ như: dự án không tiến hành đúng kế hoạch ... trong trường hợp xấu nhất là không tiến hành xây dựng.
Môi giới bất động sản ở Việt Nam
Người dân Việt Nam họ chủ yếu tìm mua bất động sản thông qua bạn bè, gia đình và đồng nghiệp. Các đại lý bất động sản ở Việt Nam sẽ giúp cho người mua nước ngoài không thông thạo tiếng Việt dễ dàng giao dịch hơn. Nhưng khi làm việc với họ, hãy nhớ rằng bạn phải trả hoa hồng cho họ. Vì thế nếu bạn chỉ cần giúp đỡ trong quá trình chuyển đổi, hãy trao đổi với luật sư phụ trách.
Gợi ý một số địa điểm đầu tư
Nhiều nhà đầu tư chọn bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) hoặc Hà Nội. Phần lớn những người còn lại đều chọn các thành phố và khu nghỉ dưỡng ven biển như Nha Trang hoặc Đà Nẵng.
Thành phố Hồ Chí Minh: Đây là đô thị và trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt Nam và là một trong những thành phố phát triển nhanh nhất ở Châu Á. Người dân địa phương gọi thành phố này là Sài Gòn. Hầu hết mọi thứ có tầm quan trọng trong kinh doanh ở Việt Nam đều phải đặt ở đây.
TP.HCM chính thức có 19 quận nội thành và 4 huyện ngoại thành. Những trung tâm và quan trọng nhất là Quận 1 và Quận 3. Ngoài ra Quận 2 ở phía đông đang được phát triển mạnh. Các vùng ngoại ô phía Tây và Bắc của trung tâm thành phố đang tiếp tục mở rộng.
TP.HCM là khu vực tập trung nhiều dự án căn hộ cao cấp
+ Quận 1: Là điểm đầu mối của Việt Nam về kinh doanh, thương mại và tài chính. Nơi đây tập trung rất nhiều khách sạn, văn phòng và những tòa nhà chọc trời. Theo đó giá bất động sản ở đây là cao nhất. Thậm chí còn cao hơn cả Kuala Lumpur.
+ Quận 2: Nằm bên kia sông cách trung tâm thành phố 1 cây cầu. Nơi này cũng khá phát triển. Có nhiều dự án lớn tạo thành một nơi an cư của giới nhà giàu. Quận 2 cũng là nơi tập trung các bệnh viện, trường học quốc tế và nhiều nhà hàng, trung tâm thương mại hàng đầu.
+ Quận 3: Quận 3 được xem là có khu dân cư cao cấp nhất. Nhiều người nước ngoài thích sống ở Quận 3 vì gần các nhà hàng, quán bar, và các tiện nghi khác của Quận 1. Quận 3 giống như Thong Lor ở Bangkok. Giá bất động sản cao nhưng vẫn thấp hơn Quận 1.
Ngoài ra, Quận 5 và Quận 10 cũng là những những nơi đáng quan tâm để đầu tư tại TP.HCM.
Hà Nội
Cũng là một thành phố lớn nhưng thủ đô Hà Nội mang lại cảm giác rất khác so với Thành phố Hồ Chí Minh. Giá bất động sản Hà Nội có vẻ thấp hơn Sài Gòn. Bởi vì đó là trung tâm chính trị của Việt Nam chứ không phải là trung tâm kinh tế. Nhiều doanh nhân cũng như người nước ngoài hay chuyển từ Hà Nội vào Sài Gòn sinh sống. Nhưng không phải vì thế người nước ngoài không nên đầu tư bất động sản ở Hà Nội. Ở Thủ Đô vẫn có nhiều đại sứ quán, các tổ chức phi chính phủ và các doanh nghiệp mới thành lập.
Một số quận tiêu biểu của Hà Nội:
+ Tây Hồ: Rất nhiều nhà lãnh đạo cao cấp trong giới chính trị và các đại sứ nước ngoài của Việt Nam thích sống ở đây. Được xây dựng xung quanh một hồ lớn có cùng tên, quận Tây Hồ có vị trí có một không hai. Hơn thế nó lại chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội và trung tâm chính trị của quốc gia chỉ một quãng đường ngắn.Vì thế giá bất động sản ở Tây Hồ thuộc hàng đắt đỏ nhất Hà Nội.
Ba Đình: Đây là nơi tập trung hầu hết các đại sứ quán và các tòa nhà chính phủ của Việt Nam. Giá bất động sản ở Ba Đình cũng rất cao.
Hoàn Kiếm: được biết đến như là khu phố cổ Hà Nội. Đây cũng là một trong những khu du lịch nổi tiếng nhất của Việt Nam. Bất động sản ở đây chủ yếu thuộc sở hữu của người địa phương đã sống ở đây qua nhiều thế hệ. Và nó ít khi được bán.
Hai Bà Trung và Đống Đa cũng là những quận mà người nước ngoài có thể lưu ý để đầu tư
Đà Nẵng
Đây là thành phố lớn thứ ba của Việt Nam. Đà Nẵng là một trong những thành phố biển được người nước ngoài yêu thích nhất Việt Nam. Nơi này bạn có thể tìm thấy rất nhiều khách sạn sang trọng. Và kể các những thương hiệu quốc tế uy tín như Sheraton, Hyatt cũng có mặt tại đây.
Hội An
Một đô thị nhỏ cách Đà Nẵng khoảng 25 km. Tuy nhiên ở Hội An người nước ngoài có ít sự lựa chọn hơn khi mua bất động sản. Đô thị này nhằm vào khách du lịch nhiều hơn để ở.
Nha Trang
Một thành phố biển nằm không xa TP.HCM. Nha Trang giống với Pattaya ở Thái Lan. Đây là nơi thích hợp cho những người muốn sở hữu căn nhà thứ hai và những người tìm kiếm một nơi nghỉ cuối tuần.
Bên cạnh một số thuận lợi thì đầu tư bất động sản Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế. Trong đó đáng chú ý là giá trị đồng tiền thấp cùng với cơ chế còn khá quan liêu vẫn tồn tại. Tuy nhiên đầu tư vào bất động sản ở Việt Nam cũng không phải là một ý tưởng tồi và bạn có thể sẽ có lợi nhuận. Trong khi chính sách mở cửa đang được thực hiện thì cơ hội sẽ đến với bạn càng nhiều hơn.
Bạn đang theo dõi bài viết Hướng dẫn đầu tư bất động sản Việt Nam dưới con mắt nhà đầu tư nước ngoài trong chuyên mục Hướng dẫn Rever. Ngoài ra, để nắm rõ hơn về kiến thức mua bán nhà đất, bạn có thể tải về tài liệu Cẩm nang mua bán nhà qua đường dẫn dưới đây:
Có thể bạn quan tâm:
- Bằng cách nào Rever giúp bạn mua bán bất động sản hiệu quả hơn?
- Người nước ngoài có thể sở hữu nhà đến 99 năm
- Những điều bạn cần biết khi cho người nước ngoài thuê nhà
Phan Tâm (TH)
Từ khóa liên quan