Hướng dẫn Việt Kiều chuẩn bị giấy tờ khi mua nhà tại Việt Nam

Dưới đây là những thủ tục, giấy tờ Việt kiều cần chuẩn bị khi tiến hành các giao dịch mua bán nhà đất tại Việt Nam.

Từ ngày nhà nước "nới" chính sách cho Việt Kiều mua nhà ở tại Việt Nam, tỷ lệ Việt Kiều sở hữu nhà ở trong nước ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, hiện vẫn còn khá nhiều Việt Kiều e ngại việc mua nhà trong nước bởi thủ tục mua bán khá phức tạp. Qua bài viết này, Rever sẽ hướng dẫn Việt Kiều chuẩn bị giấy tờ, thủ tục mua bán nhà tại Việt Nam một cách dễ hiểu nhất.


597c6f06-afa8-4d62-977a-86a1c8a9022d

Theo luật Nhà ở năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2015 quy định Việt Kiều (hay còn gọi là: người Việt Nam định cư ở nước ngoài) là một trong ba đối tượng được sở hữu Nhà ở tại Việt Nam. Cụ thể Điều 7 Luật Nhà ở 2014 quy định đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.

Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở đối với Việt Kiều là họ phải nhập cảnh vào Việt Nam và có nhà ở hợp pháp thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây được gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận, tặng cho, nhân đôi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình cá nhân, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức nhà ở theo quy định pháp luật. Xem thêmLuật Nhà Ở cho người nước ngoài, Việt kiều mua nhà tại Việt Nam.

vietkieu.jpeg

Việt Kiều quan tâm dự án Vinhomes Central Park

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài muốn mua nhà trong nước phải chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý, xuất nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu. Hộ chiếu gồm ba loại hộ chiếu: hộ chiếu phổ thông, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu ngoại giao. Hộ chiếu (passport) là một loại giấy tờ quan trọng do chính phủ cấp cho công dân nước mình như một giấy phép được quyền xuất cảnh khỏi đất nước và được quyền nhập cảnh trở lại từ nước ngoài.

Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý, xuất nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo các giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc có giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam (Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch ở Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài) do Sở tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc các giấy tờ khác theo quy định pháp luật Việt Nam.

Đọc ngayHướng dẫn cách thanh toán tiền mua nhà an toàn, đúng pháp luật.

muabannha-4.jpg

Chính sách thông thoáng giúp Việt Kiều dễ dàng sở hữu nhà tại Việt Nam

Cụ thể, giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm:

  • Giấy tờ về hộ tịch, quốc tịch, hộ khẩu, căn cước hoặc các giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam qua các thời kì từ năm 1945 đến trước ngày 1 tháng 7 năm 2009, trong đó có ghi rõ quốc tịch Việt Nam hoặc có thông tin liên quan đến quốc tịch Việt Nam.
  • Giấy tờ về hộ tịch, quốc tịch, hộ khẩu, căn cước hoặc các giấy tờ khác do chế độ cũ cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 ở Miền Nam Việt Nam hoặc do cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài cấp trong đó có thông tin liên quan đến quốc tịch Việt Nam, cũng được coi là cơ sở tham khảo để xem xét, xác định quốc tịch Việt Nam.
Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định pháp luật bao gồm:
  • Giấy khai sinh, trường hợp giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch của cha mẹ.

  • Giấy chứng minh nhân dân - Hộ chiếu Việt Nam.

  • Quyết định cho nhập quốc tịch. Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam. Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài. Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
Lưu ý: Nếu không chứng minh được mình là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải mua nhà tại Việt Nam với tư cách là người nước ngoài với một số hạn chế nhất định.

Xem thêmBằng cách nào Rever giúp bạn mua bán bất động sản hiệu quả hơn?

Việt kiều có bị giới hạn thời gian sở hữu nhà tại Việt Nam?

Theo quy định của Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài không bị giới hạn về thời hạn được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài, trừ trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn theo thỏa thuận hợp đồng mua bán nhà ở thương mại quy định tại Điều 123 Luật Nhà ở.

Căn cứ pháp lý

Điều 7. Luật Nhà ở 2014

"Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này."

Điều 8. Luật Nhà ở 2014

Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở

"1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật này.

2. Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:

a) Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;

c) Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 159 của Luật này."

Điều 5. Nghị định 99/2015/ NĐ -CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở.

"Giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở

1. Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) thì phải có giấy tờ xác định nhân thân đối tượng theo quy định về cấp Giấy chứng nhận của pháp luật đất đai.

2. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có giấy tờ theo quy định sau đây:

a) Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;

b) Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có giấy tờ chứng minh đối tượng theo quy định tại Điều 74 của Nghị định này; trường hợp cá nhân nước ngoài có giấy tờ xác nhận là gốc Việt Nam thì chỉ được quyền lựa chọn một đối tượng áp dụng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài để xác định quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam."

Điều 3. Luật Quốc tịch Việt Nam

"Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Quốc tịch nước ngoài là quốc tịch của một nước khác không phải là quốc tịch Việt Nam.

2. Người không quốc tịch là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài.

3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

4. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

5. Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam."

Trên đây, Rever đã hướng dẫn Việt Kiều chuẩn bị các loại giấy tờ khi giao dịch nhà đất tại Việt Nam cũng như trích dẫn một số văn bản pháp luật về quy định Việt Kiều và người nước ngoài mua nhà trong nước. Ngoài ra, nhằm giúp Việt Kiều an tâm hơn trong quá trình mua bán nhà tại Việt Nam, Rever cung cấp tài liệu Cẩm nang mua bán nhà qua đường dẫn tải về Miễn phí dưới đây:

ba4201cb-0062-4592-ac5a-b0df798601c5

Có thể bạn quan tâm:

Thế An (TH)

Từ khóa liên quan

Bài viết cùng chủ đề

8 điều người Việt về nước mua nhà cần lưu ý
8 điều người Việt về nước mua nhà cần lưu ý

Kiều bào muốn mua nhà đất trong nước cần phải chuẩn bị nhiều bước: xác minh nguồn gốc Việt Nam, quy trình chuyển tiền, tìm đơn vị môi giới uy tín...

Hướng Dẫn
21/08/2017
Người nước ngoài có thể sở hữu nhà đến 99 năm
Người nước ngoài có thể sở hữu nhà đến 99 năm

Nếu dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt được thực thi, thời gian sở hữu nhà của người nước ngoài có thể tăng gấp đôi từ 50 năm lên 99 năm.

Thị trường
07/08/2017
Góc nhìn: Có nên “nới room” cho người nước ngoài mua nhà không?
Góc nhìn: Có nên “nới room” cho người nước ngoài mua nhà không?

Việc nới room cho người nước ngoài mua nhà, luôn là điều gây nhiều tranh cãi trong nhiều năm qua.

6 lưu ý cần nắm khi bán nhà cho người nước ngoài
6 lưu ý cần nắm khi bán nhà cho người nước ngoài

Trong bài viết này, Rever sẽ chỉ ra 6 lưu ý cần nắm khi bán nhà cho người nước ngoài.

Những lưu ý phải biết về tiến độ thanh toán khi mua nhà "trên giấy"
Những lưu ý phải biết về tiến độ thanh toán khi mua nhà "trên giấy"

Quy định về tiến độ thanh toán khi mua nhà trên giấy như thế nào? Cùng Rever tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Hướng Dẫn
06/09/2017
Vì sao giới đầu tư địa ốc đổ tiền vào căn hộ chung cư?
Vì sao giới đầu tư địa ốc đổ tiền vào căn hộ chung cư?

Tiện ích, an ninh, thanh toán theo tiến độ dự án... là những yếu tố khiến giới đầu tư bất động sản tại các đô thị lớn không ngại rót tiền vào chung cư.

Dự án
18/11/2017
8 loại giấy tờ người mua nhà cần chuẩn bị trước khi giao dịch
8 loại giấy tờ người mua nhà cần chuẩn bị trước khi giao dịch

Bên cạnh nguồn tài chính, người mua nhà cần chuẩn bị nhiều loại giấy tờ như: chứng minh thư, hộ khẩu, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân...

Những loại giấy tờ pháp lý người mua đất nền dự án phải biết
Những loại giấy tờ pháp lý người mua đất nền dự án phải biết

Để đảm bảo tính pháp lý đất nền dự án, người mua cần yêu cầu chủ đầu tư cung cấp đầy đủ giấy tờ tránh mua phải đất không thể cấp sổ đỏ, không có sổ đỏ riêng, chưa được cấp phép xây dựng…

Đầu tư
08/06/2021
Mua nhà trên giấy: Làm sao để không bị lừa và mất trắng?
Mua nhà trên giấy: Làm sao để không bị lừa và mất trắng?

Mua nhà trên giấy (hay Mua nhà hình thành trong tương lai) đem lại lợi nhuận cao nhưng rủi ro cũng rất lớn. Rever mách bạn 6 lưu ý dưới đây.

Việt kiều cần điều kiện gì để mua nhà ở Việt Nam? Luật sư tư vấn
Việt kiều cần điều kiện gì để mua nhà ở Việt Nam? Luật sư tư vấn

Kiều bào cần đáp ứng những điều kiện, giấy tờ nào để mua nhà ở Việt Nam? Thủ tục ra sao và thời gian hoàn tất giấy tờ, cho ra sổ là bao lâu? - Luật sư Lê Trung Phát (Đoàn Luật sư TP.HCM) tư vấn.

Hướng Dẫn
24/12/2020
Thủ tục và các loại giấy tờ cần thiết khi mua bán nhà
Thủ tục và các loại giấy tờ cần thiết khi mua bán nhà

Rever hướng dẫn bạn chuẩn bị một số giấy tờ cần thiết cũng như thủ tục mua bán nhà đất nhanh chóng và đúng pháp luật.

Hướng Dẫn
25/05/2017
Luật Nhà Ở cho người nước ngoài, Việt kiều mua nhà tại Việt Nam
Luật Nhà Ở cho người nước ngoài, Việt kiều mua nhà tại Việt Nam

Luật Nhà Ở (sửa đổi 2014) chính thức có hiệu hiệu lực từ ngày 01/07/2015. Các nghi định, qui định chi tiết và hướng dẫn cụ thể về Luật Nhà Ở sửa đổi này cũng đã hiệu lực từ ngày 10/12/2015.

Hướng Dẫn
11/08/2016
Q&A: 5 Câu hỏi thường gặp khi cho thuê nhà
Q&A: 5 Câu hỏi thường gặp khi cho thuê nhà

Cùng Rever điểm qua một số câu hỏi thường gặp với những người cho thuê nhà qua bài viết dưới đây.

8 lưu ý phải biết dành cho người mua nhà tại Việt Nam
8 lưu ý phải biết dành cho người mua nhà tại Việt Nam

Với đa số người, mua nhà là một việc lớn trong đời, cần thận trọng để mua được căn nhà như ý. Dưới đây là 8 vấn đề hàng đầu mà người mua nhà cần lưu ý.

Người nước ngoài muốn mua nhà tại Việt Nam cần những điều kiện gì?
Người nước ngoài muốn mua nhà tại Việt Nam cần những điều kiện gì?

Hướng dẫn thủ tục pháp lý, điều kiện để người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam - cập nhật quy định mới nhất năm 2019 do Luật sư Lê Trung Phát (Đoàn Luật sư TP.HCM) tư vấn

Hướng Dẫn
09/05/2022
Hướng dẫn trình tự cấp giấy chứng nhận mua nhà cho người nước ngoài
Hướng dẫn trình tự cấp giấy chứng nhận mua nhà cho người nước ngoài

Rever hướng dẫn 4 bước trình tự cấp giấy chứng nhận mua nhà cho người nước ngoài.

Hướng Dẫn
01/12/2017
7 điều cần chú ý cho "cư dân quốc tế" muốn mua nhà tại Việt Nam
7 điều cần chú ý cho "cư dân quốc tế" muốn mua nhà tại Việt Nam

Bạn đã biết gì về những điều cần lưu ý đối với một người nước ngoài khi muốn mua nhà tại Việt Nam? Hãy cùng tham khảo ý kiến của các chuyên gia để có lựa chọn tốt nhất!

Trường hợp nào người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam?
Trường hợp nào người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam?

Trong trường hợp nào người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được quyền mua nhà và đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà? Cùng Rever tìm hiểu rõ về vấn đề này nhé.

Hướng Dẫn
13/12/2016
Hướng dẫn làm sổ đỏ cho nhà đất mua bán viết tay
Hướng dẫn làm sổ đỏ cho nhà đất mua bán viết tay

Video dưới đây sẽ giúp bạn hình dung cụ thể từng bước để có được giấy chứng nhận chủ quyền khi mua nhà đất bằng giấy tay.

Hướng Dẫn
04/05/2017
Trong những trường hợp nào, bạn không được phép bán nhà?
Trong những trường hợp nào, bạn không được phép bán nhà?

Luật nhà ở năm 2014 quy định nhà ở tham gia giao dịch phải không thuộc diện đang có tranh chấp, không bị kê biên để thi hành án hoặc không thuộc diện có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.