Cách tính phí quản lý chung cư dành cho cư dân [CẬP NHẬT 2020]
27/05/2017
Nhiều cư dân sống trong các căn hộ chung cư thường gặp vấn đề liên quan đến cách tính phí quản lý chung cư. Việc này được quy định và cách tính như thế nào?
Nhiều cư dân sống trong các căn hộ chung cư thường gặp vấn đề liên quan đến cách tính phí quản lý chung cư. Nhiều người chưa hiểu cách tính, cũng như không đánh giá được sự quan trọng của phí quản lý chung cư trong cuộc sống hằng ngày.
Thông thường một số chung cư có mức phí quản lý được tính dựa trên diện tích căn hộ theo hợp đồng mua bán, nhưng cũng có một số trường hợp được tính phí căn cứ trên diện tích thông thủy.
Dù phí quản lý chung cư được tính như thế nào, thì vẫn có những điều cần phải xem xem xét. Thông qua bài viết dưới đây, Rever.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Những điều cần biết về phí quản lý chung cư
Cách tính diện tích khi tính kinh phí quản lý chung cư thì được quy định tại Điều 31 Thông tư số 02/2016/TT-BXD. |
Cụ thể Điều 31. Kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư:
- Kinh phí quản lý vận hành nhà ở, mặt bằng chung cư do các chủ sở hữu, người sử dụng thuê ở nhà chung cư đóng hàng tháng hoặc theo định kỳ (bao gồm trường hợp đã nhận bàn giao căn hộ, hoặc diện tích khác trong nhà chung cư mà chưa sử dụng), để đơn vị quản lý vận hành thực hiện các công việc quy định tại Khoản 1 Điều 10 của Quy chế này.
- Kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư được tính bằng giá dịch vụ quản lý vận hành quy định tại Điều 30 của Quy chế này nhân (x) với diện tích (m2) sử dụng căn hộ, hoặc phần diện tích khác không phải căn hộ trong nhà chung cư.
- Đối với nhà chung cư thuộc sở hữu nhà nước thì việc thu phí quản lý vận hành được thực hiện theo giá dịch vụ quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 106 của Luật Nhà ở.
- Diện tích sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác không phải căn hộ trong nhà chung cư làm cơ sở để tính kinh phí quản lý vận hành.
- Trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận): thì diện tích làm cơ sở để tính kinh phí quản lý vận hành là diện tích ghi trong Giấy chứng nhận.
- Trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận: thì diện tích làm cơ sở để tính kinh phí quản lý vận hành là diện tích sử dụng thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu (diện tích thông thủy được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 101 của Luật Nhà ở); diện tích này được xác định trong hợp đồng mua bán nhà đất, hoặc hợp đồng thuê căn hộ hoặc xác định theo thực tế.
Chi phí quản lý chung cư sẽ được chủ đầu tư dùng cho nhiều mục đích khác nhau nhằm giúp cuộc sống của cư dân tốt hơn.
Cách tính phí quản lý chung cư phổ biến hiện tại
Bất động sản nhà ở có rất nhiều dạng sản phẩm khác nhau, nhất là các dự án căn hộ chung cư khi có rất nhiều tiêu chuẩn và mỗi tiêu chuẩn, sẽ có một mức trần phí quản lý chung cư khác nhau.
Căn hộ chung cư trở nên thông dụng kể từ 2014, khi người mua được hỗ trợ nhiều phương án để mua nhà, trong đó phương án trả góp là phương án được chọn nhiều nhất. Về vấn đề mua trả góp, Rever cũng có một bài viết nói về điều này. Bạn có thể nhấp vào xem nếu có quan tâm: Mua chung cư trả góp, và những điều tối kỵ hay mắc phải. |
Các trường hợp phí quản lý phổ biến hiện nay, là tùy vào tiêu chuẩn của dự án, như cao cấp, thông thường hay chung cư giá rẻ mà khoản phí quản lý này có mức chênh lệch khác nhau.
Mức phí quản lý chung cư này cũng tùy từng địa phương chứ không giống nhau hết. Ví dụ như:
- Chung cư Hà Nội: trung bình từ 5.000/m2 – 10.000/m2.
- Chung cư ở Thành Phố Hồ Chí Minh: trung bình từ 7.000/m2 – 18.000/m2.
Ở mỗi địa phương như thế, các dự án sẽ có một mức thu khác nhau nhưng không được vượt trần của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi xây dựng chung cư đó (ngoại trừ trường hợp có thỏa thuận riêng giữa chủ đầu tư dự án và khách hàng).
Như vậy, chủ đầu tư có quyền chủ động đề xuất mức phí dịch vụ trong khuôn khổ quy định của UBND cấp tỉnh. Tuy nhiên, mức giá đó có được áp dụng tại khu chung cư hay không, chủ đầu tư cần phải thương lượng với cư dân trong chung cư để có được sự thống nhất. |
Phí quản lý chung cư được dùng cho các khoản nào?
Thông thường, chủ đầu tư dự án sẽ dùng phí quản lý chung cư vào các công việc sau:
- Phí tiện ích cho các khu vực chung, bao gồm: Lau dọn và bảo dưỡng các khu vực chung, làm đẹp cảnh quan của các khu vực chung; Bảo dưỡng sân vườn; Trồng cây, duy trì, chăm sóc và trồng lại các cây ở các khu vực trang trí của toàn nhà...
- Chi phí an ninh.
- Trả lương cho Ban quản lý & chi phí cho các nhân viên liên quan (bảo vệ, nhân viên vệ sinh).
- Công việc hành chính chung.
- Chi phí để mua và thuê trang thiết bị, máy móc cần thiết cho việc quản lý bảo dưỡng khu đất cũng như của tòa nhà.
- Các hạng mục khác theo xác định của chủ đầu tư hoặc Ban Quản lý quyết định vào từng thời điểm để tòa nhà có thể hoạt động và được bảo dưỡng đúng mức.
- Phí sửa chữa, bảo dưỡng các khu vực chung, khu vực ngoài trời thuộc tòa nhà và các dịch vụ liên quan mà thời gian ban đầu chủ đầu tư, sau đó là Ban quản lý cho là cần thiết.
- Hệ thống chiếu sáng, bao gồm các đèn báo khẩn cấp trong các khu vực chung.
- Thay bóng đèn trong khu vực chung.
- Vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống thông gió đứng.
- Trang trí và sửa chữa bên ngoài.
- Thiết bị thu gom rác.
- Đường nội bộ.
Xem thêm: 4 bước xác định uy tín chủ đầu tư
Trên đây, Rever đã điểm qua cách tính phí quản lý chung cư, cũng như phí quản lý đó sẽ được dùng cho mục đích gì. Thông qua bài viết, hy vọng các cư dân đang chuẩn bị, hoặc đã sinh sống trong các dự án căn hộ chung cư sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn.
Ngoài ra, Rever cũng có các tin tức nhà đất khác liên quan có thể bạn sẽ cần tìm hiểu thêm. Ngoài ra, Rever nghĩ bạn cần tìm hiểu thêm về Luật Nhà Ở hiện hành, được trình bày lại theo cách dễ hiểu nhất của Rever ngay bên dưới.
- Sở hữu chung, sở hữu riêng trong tòa nhà chung cư được quy định ra sao?
- Giải đáp thắc mắc về việc đóng thuế khi cho thuê căn hộ
- Thời hạn bảo hành căn hộ chung cư được tính thế nào?
- Giải đáp thắc mắc về việc đóng thuế khi cho thuê căn hộ
Ngọc Hải (TH)
Từ khóa liên quan