Bí quyết đàm phán giá cả khi đầu tư nhà phố
29/06/2021
Để đầu tư nhà phố đạt được lợi nhuận mong muốn, bạn đừng dè dặt trong vấn đề đàm phán giá cả. Một nhà đầu tư thành công luôn nắm vững kĩ năng đàm phán.
Để đầu tư nhà phố đạt được lợi nhuận mong muốn, bạn đừng dè dặt trong vấn đề đàm phán giá cả. Một nhà đầu tư thành công luôn nắm vững kĩ năng đàm phán.
Hãy giữ mức giá chốt cuối cùng cho riêng bạn
Khi bắt đầu đàm phán, người bán và người môi giới thường sẽ hỏi bạn mức giá bạn có thể đưa ra cho căn nhà. Nếu bạn thật thà trả lời con số mà bạn mong muốn thật sự thì khả năng cao bạn sẽ hối hận về sau.
Có thể, người bán và người môi giới đã định sẵn trong đầu một mức giá thấp hơn vì nhiều lí do (cần tiền mặt gấp, nhà đăng bán đã lâu,…) nhưng giờ bạn chỉ có thể chấp nhận mức giá bạn vừa đưa ra hoặc tệ hơn là phải trả thêm vài khoản chi phí phát sinh nào đó.
Thay vì trả lời thành thật mức giá của mình, bạn hãy chủ động đề nghị chủ nhà đưa ra mức giá bán của họ.
Khoan đồng ý ngay với mức giá hời mà người bán đưa ra
Khi đàm phán đầu tư nhà phố, thật thà không mang lại nhiều ý nghĩa, phương pháp đàm phán mới thật sự mang lại hiệu quả. Bạn có bao giờ cảm thấy bị lợi dụng khi đối phương đồng ý ngay với mức giá bạn đưa ra? Có phải bạn cảm thấy mình đã bỏ lỡ điều gì?
Trong đầu tư nhà phố cũng vậy, khi người bán đưa ra cho bạn một mức giá hời nhưng chưa chính thức ký kết hợp đồng, khoan hãy đồng ý ngay lập tức với họ, bạn sẽ khiến chủ nhà cảm giác như họ là “người bị hại” đấy!
Trong đầu tư nhà phố, khi người bán đưa ra cho bạn một mức giá hời nhưng chưa chính thức ký kết hợp đồng, khoan hãy đồng ý với họ.
Trường hợp anh Tân – một người đầu tư nhà phố ở TP.HCM. Tháng 3/2019 anh được người quen giới thiệu mua một căn nhà phố 42m2 trên đường Đoàn Văn Bơ, Quận 4. Người bán đưa ra mức giá ban đầu là 3.1 tỷ và anh đã đồng ý ngay, hẹn ngày mốt sẽ làm hợp đồng. Nhưng tối đó, người bán đã liên hệ lại với anh và đề nghị nâng mức giá lên 3.8 tỷ. Anh hỏi lại người quen tìm hiểu lý do mới biết được, tối đó, chủ nhà đã trao đổi lại với gia đình và cảm thấy mình đã đưa ra mức giá quá rẻ cho nên anh mới đồng ý nhanh như vậy!
Để tránh trường hợp đó, dù người bán đưa ra một mức giá vô cùng hợp lý, bạn vẫn hãy tỏ ra rằng mình cần một mức giá thấp hơn hoặc sẽ đồng ý với mức giá của người bán với vài điều kiện kèm theo, chẳng hạn như sẽ thanh toán theo đợt. Có thể người bán sẽ nói “Không!” và lúc đó bạn “miễn cưỡng chấp nhận” cũng chưa muộn.
Tìm hiểu thật kĩ thông tin căn nhà và khu vực xung quanh
Khi bạn nắm chắc mọi thông tin cần thiết bạn sẽ tự tin bước vào cuộc đàm phán. Bạn nên chuẩn bị trước danh sách những lý do khiến chủ nhà phải giảm giá hoặc đồng ý với những điều khoản bạn muốn thêm vào hợp đồng. Bạn có thể nhắc đến những lỗi phong thủy, tình trạng điện ngầm, nguồn nước, hệ thống thoát nước,… để tăng ưu thế cho đề nghị mặc cả của bạn.
Để đầu tư nhà phố thành công, bạn phải nắm chắc mọi thông tin về căn nhà và địa bàn xung quanh.
Nhiều người đầu tư nhà phố trong khu vực đang có cơn “sốt” thường e dè khi mặc cả, có tâm lý sợ mất lòng hay sợ vuột mất căn nhà yêu thích nên cuối cùng nhận phần thiệt thòi về mình. Ở trường hợp này, bạn không nên để sự nóng sốt của thị trường tác động mà hãy chú ý vào giá trị thực của căn nhà. Đồng thời, người đầu tư nhà phố nên nhớ rằng còn nhiều căn nhà thích hợp hơn ngoài kia.
Luôn giữ thái độ vui vẻ, thiện chí
Tuy đây là một cuộc mặc cả nhưng khi đầu tư nhà phố, bạn cần đàm phán với thái độ cởi mở, vui vẻ, ngầm thể hiện rằng mình là một khách hàng đầy thiện chí với mục đích đôi bên cùng có lợi. Nhiều trường hợp chủ nhà ngã giá theo cảm xúc, nếu bạn lỡ rơi vào danh sách khách hàng không tiềm năng, chủ nhà sẽ từ chối mọi đề nghị của bạn.
Bạn cần thật sự quan tâm đến những ý kiến của chủ nhà vì người ta thường tin tưởng những người lắng nghe họ. Bạn có thể nhắc lại hoặc diễn giải những lời chủ nhà nói, điều này tốt hơn nhiều việc bạn chỉ thao thao bất tuyệt về những yêu cầu của mình. Người đầu tư nhà phố cần biết kiểm soát bản thân, cân nhắc ý kiến của chủ nhà và đừng nên tỏ ra lấn át họ trong cuộc đàm phán.
Sau khi xem qua những lưu ý trong đàm phán đầu tư nhà phố trên đây, nếu bạn cần hỗ trợ thêm thì hãy liên hệ ngay với Rever qua số Hotline: 1800 234 546 để được tư vấn trực tiếp.
Hoặc tham khảo thông tin trong tài liệu dưới đây:
Có thể bạn quan tâm:
- Bí quyết để tăng tính thanh khoản khi đầu tư nhà phố
- 6 bước phòng tránh rủi ro thường gặp khi đầu tư nhà phố
- Các loại hình đầu tư nhà phố TP.HCM bạn cần phải biết
- 8 loại giấy tờ người mua nhà cần chuẩn bị trước khi giao dịch
Phương Nguyên (BT)
Từ khóa liên quan