Tiền đặt cọc mua nhà, đất nền dự án có lấy lại được không?
28/12/2018
Bạn đã đặt cọc tiền đặt mua nhà/đất nền dự án nhưng rồi quyết định không mua nữa - có lấy lại tiền đặc cọc đã đóng không? - Luật sư Lê Trung Phát (Đoàn Luật sư TP.HCM) giải đáp
Bạn đã đặt cọc tiền đặt mua nhà/đất nền dự án nhưng rồi quyết định không mua nữa - có lấy lại tiền đặc cọc đã đóng không? - Luật sư Lê Trung Phát (Đoàn Luật sư TP.HCM) giải đáp.
Đây là vấn đề Rever nhận được từ chị Kim Liên (ngụ TP.HCM):
Tôi mới đặt cọc 50 triệu mua đất nền ở một dự án tại Bến Lức (Long An) nhưng nay thấy một dự án đất nền ở Đức Hoà (Long An) thấy ưng ý hơn. Tôi muốn lấy lại tiền đặt cọc để mua đất nền chỗ mới nhưng không biết có được trả lại không?
Luật sư cho tôi hỏi trường hợp của tôi có giải quyết được không? Nếu có thì tôi cần làm những gì? Chân thành cảm ơn.
Luật sư LÊ TRUNG PHÁT (Giám đốc Công ty Luật TNHH Luật sư Riêng, Đoàn Luật sư TP.HCM) tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý: BLDS 2015
Điều 328 BLDS 2015 quy định:
“1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Như vậy, nếu bạn từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng (không mua đất ở Bến Lức nữa) thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc và bạn sẽ mất toàn bộ số tiền bạn đã đặt cọc.
Bên nhận đặt cọc sẽ hưởng tiền đặt cọc nếu bên mua từ chối giao kết
Trừ khi bên nhận đặt cọc tự nguyện trả lại hoặc các bên có thoả thuận khác.
Hoặc bạn chứng minh được giao dịch dân sự này vô hiệu theo quy định tại các điều từ điều 122 đến điều 128 BLDS 2015. Chẳng hạn như bạn chứng minh giao dịch có giả tạo; giao dịch do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép; giao dịch do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình;.....
Khi đó áp dụng khoản 1 điều 131 BLDS 2015 về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu: Giao dịch dân sự không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt, quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập và các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Lúc đó bạn mới được nhận lại toàn bộ số tiền đặt cọc trên.
Để tìm hiểu thêm về những dự án đất nền đang rao bán, mời bạn tải tài liệu Giá rao bán các dự án đất nền hiện nay:
Có thể bạn quan tâm:
- Làm sổ đỏ cho nhà mua trên đất nền dự án, thủ tục thế nào?
- Cách tính thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất TP.HCM
- Muốn xin tách thửa đất ở Long An, phải làm sao?
- Chủ nhà cũ không chịu sang tên sổ đỏ, có kiện được không?
- Chủ nhà đem thế chấp nhà ở đang cho thuê, người thuê có được đảm bảo quyền lợi?
- Hướng dẫn thủ tục sang tên sổ hồng căn hộ chung cư
Rever phối hợp Công ty Luật TNHH Luật Sư Riêng
Từ khóa liên quan