Chủ nhà đem thế chấp nhà ở đang cho thuê, người thuê có được đảm bảo quyền lợi?
21/12/2018
Tư vấn trường hợp thế chấp nhà ở đang cho thuê, góc nhìn đảm bảo quyền lợi cho khách thuê (Tư vấn từ Luật sư Lê Trung Phát - Đoàn Luật sư TP.HCM).
Tư vấn trường hợp thế chấp nhà ở đang cho thuê, góc nhìn đảm bảo quyền lợi cho khách thuê (Tư vấn từ Luật sư Lê Trung Phát - Đoàn Luật sư TP.HCM).
Đây là Rever nhận được từ anh Minh Nghĩa (ngụ TP.HCM):
Tôi có gia đình nhỏ đang thuê một ngôi nhà nguyên căn tại TP.HCM, có 1 trệt 1 lầu cho 2 vợ chồng và 1 đứa con 6 tuổi. Vợ tôi đã mang thai 8 tháng. Thế nhưng, mới đây tôi biết được căn nhà chúng tôi đang thuê đã được chủ đem đi thế chấp mấy tháng nay. Tôi rất lo phải trả nhà gấp thì chúng tôi rất khổ sở tìm chỗ mới để an cư cho vợ và các con tôi, đặc biệt là lúc bụng mang dạ chửa sắp sinh.
Xin cho tôi hỏi trường hợp tôi cần làm gì để đảm bảo quyền lợi thuê nhà của mình? Tôi cảm ơn luật sư.
Luật sư LÊ TRUNG PHÁT (Giám đốc Công ty Luật TNHH Luật sư Riêng, Đoàn Luật sư TP.HCM) tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
- Bộ luật dân sự 2015
- Luật nhà ở 2014
Đối với trường hợp của bạn, bạn cần xem trên hợp đồng thuê có quy định cụ thể như thế nào về quyền và nghĩa vụ của các bên. Đã tuân thủ theo đúng quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về hình thức và nội dung của hợp đồng thuê nhà ở hay chưa.
Khi đảm bảo những nội dung yêu cầu như trên, thì việc chủ nhà mang căn nhà đang cho bạn thuê đi thế chấp là hoàn toàn được phép.
Điều 146 Luật nhà ở 2014 quy định như sau:
Điều 146. Thế chấp nhà ở đang cho thuê
- Chủ sở hữu nhà ở có quyền thế chấp nhà ở đang cho thuê nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê nhà ở biết trước về việc thế chấp. Bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng thuê nhà ở.
- Trường hợp nhà ở đang thuê bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của bên thế chấp nhà ở thì bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng, trừ trường hợp bên thuê nhà ở vi phạm các quy định tại khoản 2 Điều 132 của Luật này hoặc các bên có thỏa thuận khác.
Bên cạnh đó Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định về quyền của bên thế chấp là “Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết”.
Như vậy, bạn hoàn toàn yên tâm thuê nhà và tiếp tục ở căn nhà bạn đang thuê cho đến khi kết thúc hợp đồng thuê nhà và trong trường hợp này bạn được yêu cầu chủ nhà phải thông báo bằng văn bản cho mình biết về việc thế chấp này.
Khách hàng có những thắc mắc liên quan đến đầu tư bất động sản, pháp luật đất đai có thể gửi câu hỏi đến hộp thư: [email protected], bình luận dưới các bài viết tư vấn hoặc gửi tin nhắn đến trang Facebook rever.vn.
Để tìm hiểu thêm những kiến thức pháp luật về nhà đất, mời bạn tham khảo Luật đất đai hiện hành:
Có thể bạn quan tâm:
- Mỗi tháng nên chi tối đa bao nhiêu tiền cho việc thuê nhà là tốt nhất?
- Thuê chung cư cho gia đình nên ưu tiên các tiêu chí nào?
- Căn hộ chung cư có trẻ nhỏ nên lưu ý những gì?
- Có nên đầu tư đất nền quận 9 cuối năm 2018, đầu năm 2019?
- Vốn 1 tỷ nên đầu tư đất nền ở TP.HCM hay vùng giáp ranh?
- Đất nền Long An năm 2019 sẽ biến động như thế nào?
- Muốn xin tách thửa đất ở Long An, phải làm sao?
- Hướng dẫn thủ tục sang tên sổ hồng căn hộ chung cư
- Chủ nhà cũ không chịu sang tên sổ đỏ, có kiện được không?
- Sổ đỏ cấp cho hộ gia đình và cá nhân có gì khác biệt?
Rever phối hợp Công ty Luật TNHH Luật Sư Riêng
Từ khóa liên quan