Tại sao bất động sản Quận 2 phát triển làm giảm kẹt xe khu trung tâm TP.HCM?
23/08/2018
Quận 2 "thay da đổi thịt" với sự xuất hiện của hàng chục những dự án bất động sản có quy mô và hạ tầng giao thông hoàn thiện, kéo theo lượng lớn người dân đến sinh sống và làm việc, qua đó góp phần làm giảm kẹt xe tại trung tâm Quận 1.
Quận 2 "thay da đổi thịt" với sự xuất hiện của hàng chục dự án bất động sản có quy mô và hạ tầng giao thông hoàn thiện, kéo theo lượng lớn người dân đến sinh sống, làm việc, qua đó góp phần làm giảm kẹt xe tại khu trung tâm.
Bất động sản Quận 2 "cứu" đường phố Quận 1 và Quận 3 như thế nào?
Là một thành phố đông dân, cũng là trung tâm kinh tế của cả nước, TP.HCM gần như đang bị kẹt cứng người. Việc di chuyển vào khu vực trung tâm thành phố là hết sức khó khăn.
Nhiều chuyên gia đã thẳng thắn chỉ ra rằng, đó là nguyên nhân tất yếu của việc cả thành phố rộng lớn mà chỉ có 1 trung tâm, 1 nơi tập trung duy nhất. Quận 1 và Quận 3 đang phải gồng mình chứa một số lượng người và xe cộ "khủng khiếp", đó là chưa đề cập đến khối lượng các cơ quan hành chính, doanh nghiệp, loại hình dịch vụ…
Thực tế cũng chỉ ra rằng, nhiều thành phố lớn trên thế giới dù tập trung rất đông nhưng lại không phải chịu cảnh ùn tắc, khốn khổ như tại TP.HCM. Bởi lẽ, tại các thành phố như: Thượng Hải, Bangkok hay Manila… họ không quy tựu về một trung tâm chính như tại TP.HCM, mà hầu hết đều có những trung tâm liền kề để chia lửa cho khu vực chính thức, từ đó giảm được ùn tắc giao thông, dù mật độ dân số dày đặc.
Kẹt xe đang trở thành nỗi ám ảnh đối với người dân tại TP.HCM
Trong nhiều năm qua, TP.HCM vẫn đang phải loay hoay đi tìm giải pháp chống ùn tắc, giảm kẹt xe ở khu vực trung tâm thành phố. Hàng loạt những hiến kế được đưa ra như: Lùi giờ học, khuyến khích di chuyển phương tiện công cộng, giảm lượng ô tô vào trung tâm, phân luồng giao thông… Những dự án chống ngập, chống kẹt xe với vốn đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng cũng được thành phố đưa ra bàn bạc, cân nhắc đầu tư.
Dù vậy, chúng ta vẫn chưa có gì cam kết chắc chắn rằng, khi đưa vào áp dụng những giải pháp trên sẽ giúp thành phố giảm ùn tắc, kẹt xe. Hầu hết các giải pháp đều vấp phải phản ứng gay gắt của người dân, vì lợi chưa thấy mà hại thì trước mắt.
Trong bối cảnh đó, việc Quận 2 đang ngày một hoàn thiện cơ sở hạ tầng, từ trung tâm hành chính, nhà ở, đến các khu vực dành cho công ty, doanh nghiệp cũng đã được chuẩn bị sẵn sàng để đi vào hoạt động, chia lửa cùng Quận 1 và Quận 3. Điều này, khiến người dân vô cùng háo hức. Theo Rever nhận định, trong tương lai không xa khi các cơ sở hạ tầng và các dự án bất động sản, căn hộ cao cấp đi vào sử dụng, Quận 2 nói riêng và cả khu Đông nói chung sẽ đón một số lượng lớn người dân cũng như lao động trong và ngoài nước đến sinh sống, làm việc. Chính lý do này sẽ góp phần kéo giãn số lượng người và xe đi vào khu trung tâm thành phố, đồng thời giảm đáng kể tình trạng kẹt xe vốn đang ngày càng diễn ra gay gắt hiện nay.
Dự báo cho thấy dân số TP.HCM đến năm 2025 sẽ rơi vào khoảng 10 triệu người (không kể khách vãng lai và tạm trú dưới 6 tháng khoảng 2,5 triệu người). Trong đó, dân số đô thị khoảng 9,5 triệu người và dân số nông thôn khoảng 0,5 triệu người. Dân số khu vực nội thành khoảng 7,0 - 7,4 triệu người; dân số ngoại thành khoảng 2,6 - 3,0 triệu người (trong đó dân số nông thôn khoảng 0,5 triệu người). Do đó, việc TP.HCM đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng tại Quận 2 nói riêng và các quận huyện ngoại thành của thành phố nói chung là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách, có vậy mật độ dân số giữa các quận huyện sẽ được cân bằng hơn, vấn nạn kẹt xe cũng sẽ giảm đi đáng kể.
Sự xuất hiện của những dự án nhà ở có quy mô và phát triển bài bản sẽ giúp nhiều người dân chọn Quận 2 làm nơi sinh sống và làm việc
Khảo sát ý kiến của một số người dân đang sinh sống tại TP.HCM, nhiều người cho biết họ rất háo hức vào sự hoàn thiện hạ tầng của Quận 2. Họ có tâm lý chấp nhận đi làm xa hơn một chút để được di chuyển nhanh hơn thay vì cứ phải đối mặt với tình trạng kẹt xe, ô nhiễm khói bụi. Ngoài ra, khá nhiều người ở các tỉnh khác cũng đang quan tâm khu vực quận 2 khi có ý định vào Nam lập nghiệp và sinh sống, điều đó tạo nên sức hấp dẫn không tưởng cho thị trường bất động sản tại Quận 2.
Hầm chui Thủ Thiêm - một trong những dự án hạ tầng trọng điểm nối Quận 1 với Quận 2
Nhằm tìm giải pháp hạn chế vấn nạn kẹt xe tại khu trung tâm thành phố, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực địa chính cho biết phải chấm dứt việc phát triển nhà cao tầng ở khu trung tâm một cách kiên quyết. Bên cạnh đó, phải xây dựng một khu trung tâm mới tương tự như Quận 1, Quận 3 ở Đông Bắc hoặc Tây Bắc thành phố.
Ngoài ra, trung tâm mới phải hiện đại, mang tầm quốc tế và chuyển một số cơ quan nhà nước, doanh nghiệp ra đó. Từ đây, người dân sẽ tự động dịch chuyển theo và làm giảm áp lực cho trung tâm hiện nay.
Quận 2 - khu trung tâm mới của thành phố Hồ Chí Minh
Trước đó vào quý 1/2017, UBND TP. Hồ Chí Minh ban hành quy định về quản lý quy hoạch chung đô thị theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố đến năm 2025. Theo Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Hữu Tín, đất xây dựng đô thị đến năm 2025 khoảng 90.000-100.000 ha.
TP. HCM quy định khu vực nội thành cũ bao gồm 13 quận: quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Thạnh, Phú Nhuận với tính chất, chức năng là Khu trung tâm thành phố (trung tâm chính trị, thương mại dịch vụ, tài chính, văn hóa, lịch sử).
Nhờ hạ tầng đồng bộ và sự hình thành của các dự án Bất động sản cao cấp, Quận 2 đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc kéo giãn dân số thành thị
Khu vực nội thành phát triển gồm 6 quận: quận 2, 7, 9, 12, Thủ Đức, Bình Tân; trong đó Quận 2 là Khu trung tâm thành phố mới, các quận còn lại là khu đô thị cải tạo nâng cấp và phát triển.
Khu vực ngoại thành bao gồm 5 huyện (Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ), trong đó phát triển 2 khu đô thị mới quy mô lớn là khu đô thị Tây – Bắc tại huyện Củ Chi, Hóc Môn (có diện tích khoảng 6.000 ha) và Khu đô thị cảng Hiệp Phước tại huyện Nhà Bè có diện tích khoảng 3.900 ha.
TP. HCM xác định phát triển theo mô hình tập trung – đa cực, khu vực trung tâm là khu vực nội thành với bán kính 15 km và 4 hướng phát triển, cụ thể 2 hướng chính là hướng đông và hướng nam ra biển và 2 hướng phụ là hướng tây – bắc và hướng tây, tây – nam.
Đất thuộc vùng bảo tồn nghiêm ngặt và vùng phục hồi sinh thái thuộc khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng, phòng hộ… sẽ không được sử dụng vào việc phát triển đô thị.
Có thể bạn quan tâm:
- Tiến độ các dự án căn hộ quy mô nghìn tỷ tại khu Đông TP.HCM
- TP.HCM đầu tư thêm 7.056 tỷ vào hạ tầng khu Đông
- Cận cảnh đại công trường khu Đông Sài Gòn, cung cấp cho thị trường hơn 20.000 căn hộ trong năm 2017
- Khu Đông Sài Gòn - "Ông vua" về tốc độ phát triển
- Vì sao bất động sản khu Đông Sài Gòn hút khách ngoại?
Hùng Phú (TH)
Từ khóa liên quan