Phí bảo trì chung cư và những điều không phải ai cũng biết
11/11/2018
Phí bảo trì chung cư – Một vấn đề tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại gây ra biết bao nhiêu phiền toái cho các cư dân sống trong những tòa nhà cao tầng.
Phí bảo trì chung cư – Một vấn đề tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại gây ra biết bao nhiêu phiền toái cho các cư dân sống trong những tòa nhà cao tầng.
Hiện nay, nhu cầu tìm mua nhà ở ngày càng tăng cao, nhất là tại các thành phố lớn như Sài Gòn và từ đó, các dự án chung cư ra đời nhằm tạo nên nhiều nơi sinh sống thuận tiện cho người dân.
Tuy nhiên, khi mua căn hộ chung cư, hầu hết khách hàng thường chỉ quan tâm đến các vấn đề giá cả, vị trí là chính còn những loại phí bảo trì chung cư thì không mấy quan tâm hoặc do người bán giải thích qua loa, sơ sài nên dẫn đến khách mua cũng mù mờ về vấn đề này.
Thế nhưng vấn đề phí bảo trì chung cư chuyện tưởng nhỏ nhưng lại gây nên nhiều rắc rối và phiền toái cho khách mua về sau.
Phí bảo trì chung cư là gì? Tại sao phải nộp phí bảo trì?
Theo Điều 108 – Luật Nhà ở 2014 quy định: Phí bảo trì chung cư là kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu.
Về vấn đề tại sao phải nộp phí bảo trì chung cư thì việc bảo trì chung cư sẽ giúp cải thiện tình trạng xuống cấp của chung cư sau một thời gian đi vào hoạt động nhằm giảm thiểu các thiệt hại về người và của có thể xảy ra do cơ sở vật chất của chung cư gặp các vấn đề hư hỏng hoặc đã cũ cần thay mới.
Bởi vì khi sống trong một tòa nhà có hơn trăm hộ gia đình thì các sự cố dù nhỏ nhất xảy ra cũng có thể ảnh hưởng lây lan đến những căn hộ khác. Nếu không có đội ngũ bảo trì thường xuyên các lối đi chung, hành lang, hầm để xe, hệ thống phòng cháy chữa cháy, điện nước... thì cuộc sống sinh hoạt của cư dân sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Và để duy trì hoạt động chung của chung cư thì cần có nguồn kinh phí nhất định gọi là Quỹ bảo trì. Nguồn kinh phí này theo quy định của pháp luật sẽ được gửi tại Ngân hàng thương mại do Ban quản trị chung cư quản lý để phục vụ công tác bảo trì phần sở hữu chung, thông qua các hoạt động như bảo trì định kỳ, sửa chữa đột xuất, thay mới các hệ thống cơ sở vật chất đã cũ không thể sử dụng được nữa…
Các dự án chung cư cần phải được bảo trì thường xuyên để đảm bảo an toàn cho cư dân
Khi nào phải nộp phí bảo trì chung cư?
Phí sẽ được đóng khi bàn giao và khi nào ngân sách đã cạn, chủ đầu tư sẽ thông báo nộp tiếp nhưng trong thực tế, phí bảo trì chung cư là một loại phí cố định nằm trong 2% giá trị mỗi căn hộ và thường được chủ đầu tư họp lấy ý kiến trước khi đưa ra quyết định yêu cầu đóng phí.
Phí bảo trì chung cư được tính như thế nào và ai là người nộp?
Phí bảo trì chung cư theo Điều 108 – Luật Nhà ở 2014 được tính khoản 2% giá trị căn hộ hoặc diện tích bán hay cho thuê mà người mua hoặc thuê phải đóng khi nhận bàn giao và được quy định rõ trong hợp đồng mua bán, hợp đồng cho thuê.
Riêng đối với diện tích chủ đầu tư giữ lại, không bán (không tính phần diện tích thuộc sử dụng chung) thì chủ đầu tư phải nộp 2% giá trị của phần diện tích kể trên; phần giá trị này được tính theo giá bán căn hộ có giá cao nhất của nhà chung cư đó.
Ngoài ra, sau khi thu phí từ người mua căn hộ, trong vòng 07 ngày, chủ đầu tư có trách nhiệm chuyển khoản phí đó vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm thuộc tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam.
Quỹ bảo trì được lập ra để bảo trì phần sở hữu chung của dự án chung cư
Và sau 1 tuần lễ kể từ ngày Ban Quản trị chung cư được thành lập, chủ đầu tư có trách nhiệm chuyển giao khoản tiền gửi đó (cả gốc lẫn lãi) để Ban Quản trị chung cư quản lý và sử dụng theo từng mục đích được liệt kê cụ thể, rõ ràng, minh bạch.
Bên cạnh việc tìm hiểu về phí bảo trì chung cư thì bạn cũng cần biết cách kiểm tra căn hộ thật cẩn thận của mình trước khi mua và để biết cách kiểm tra như thế nào thì bạn có thể hãy liên hệ ngay với Rever qua số Hotline: 0901 777 667 để được tư vấn trực tiếp.
Hoặc tham khảo thông tin trong tài liệu dưới đây:
Có thể bạn quan tâm:
- Người sống ở căn hộ chung cư cần biết những loại phí này.
- 5 loại hình nhà đất bạn có thể mua được với 1 tỷ đồng.
- Cư dân chung cư cần biết: Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản trị chung cư?
- Có 3 tỷ trong tay, nên đầu tư căn hộ, nhà phố hay đất nền?
- So sánh ưu - nhược điểm của nhà phố và căn hộ.
Xuân Anh (TH)
Từ khóa liên quan