Khi nào bạn nên vay ngân hàng mua nhà để không nặng gánh "nợ nần"?
09/03/2020
Xác định đúng thời điểm mua nhà sẽ giúp bạn giảm được gánh nặng nợ nần khi đi vay mua nhà.
Bạn có biết, thời điểm nào thích hợp nhất để việc vay mua nhà không trở thành gánh nặng tài chính? Hãy cùng Rever tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Thời điểm thích hợp để vay mua nhà tránh "nợ nần"
Trước khi muốn mua nhà, bạn cần đánh giá khả năng tài chính của bạn hiện có và có thể có, cách này để tránh trường hợp bạn không có khả năng trả nợ trong tương lai, khiến bạn vừa mất nhà lại vừa mất tiền khi ngân hàng tiến hành siết nợ.
Ảnh minh họa
Đây được coi như 2 nguồn tài chính cơ bản nhất bạn có để thực hiện việc mua nhà. Công thức khả thi nhất cho việc vay mua nhà như sau:
(Khả năng tài chính) + (Khả năng tài chính hỗ trợ) ≥ (Khả năng trả nợ) |
Trong đó:
-
Khả năng tài chính là số tiền tiết kiệm và thu nhập cố định hàng tháng của người vay sau khi đã trừ mọi chi phí sinh hoạt trong tháng.
-
Khả năng tài chính hỗ trợ là số tiền mà người thân, bạn bè hỗ trợ cho vay không tính lãi hoặc tính lãi suất thấp hơn lãi suất của ngân hàng.
-
Khả năng trả nợ: Người vay phải nắm rõ số tiền phải trả mỗi tháng và nắm được sự biến động của lãi suất, đảm bảo vẫn nằm trong tầm kiểm soát và khả năng chi trả.
Ngoài ra, còn một số khoản chi phí khác như các loại thuế phí phải nộp khi mua nhà như thuế thu nhập cá nhân, thuế trước bạ cùng các phụ phí khác. Cụ thể:
-
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng x Thuế suất 2%
Lệ phí trước bạ = Giá trị tài sản tính lệ phí trước bạ x Mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%)
Lệ phí thẩm định hồ sơ là 0,15% giá trị tài sản
Đồng thời hãy luôn "chừa" ra một khoản dành cho những phát sinh có thể xảy ra trong tương lai như đám đình, ốm đau,...
Áp dụng quy tắc 28/36 trong trường hợp vay ngân hàng mua nhà
Để dễ dàng cân đối các khoản tài chính mua nhà, bạn có thể lựa chọn quy tắc 28/36 tức là tổng chi phí dành cho nhà ở nên thấp hơn 28% thu nhập mỗi tháng và các khoản nợ nên thấp hơn 36% tổng số nợ. Không chỉ bạn mà các ngân hàng cũng sẽ tính toán khoản vay của bạn dựa trên công thức trên, sau đó mới quyết định có cho bạn vay mua nhà không.
Hãy tiết kiệm ngay hôm nay để có thể sở hữu nhà trong tương lai
Vậy nếu tỉ lệ nợ bạn vượt quá 36%, ngân hàng sẽ làm gì?
Có hai trường hợp có thể xảy ra, cụ thể như sau:
-
Ngân hàng sẽ từ chối hồ sơ vay của bạn ngay sau khi thẩm định xong.
-
Ngân hàng vẫn sẽ cho bạn vay mua nhà, tuy nhiên lãi suất sẽ cao hơn so với bình thường. Đây là cách để ngân hàng hạn chế rủi ro cho trường hợp bạn không thể thanh toán các khoản vay trong tương lai.
Theo các chuyên gia tài chính, dù bạn đã có nhà hay chưa thì bạn cũng cần cân đối sao cho vừa đảm bảo được số tiền sinh hoạt lại vừa có thể tiết kiệm và chi phí dành cho các hoạt động khác như y tế, giáo dục, sự kiện,... 30 - 40% trên tổng số thu nhập là khoản tiền hợp lý chi ra cho vấn đề nhà ở và sinh hoạt, số còn lại sẽ được gửi tiết kiệm hoặc trả nợ khi vay vốn ngân hàng mua nhà
Bạn đang theo dõi bài viết "Khi nào bạn nên vay ngân hàng mua nhà để không nặng gánh "nợ nần?". Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm thông tin Bảng tính lãi suất vay ngân hàng mua nhà hàng tháng qua tài liệu dưới đây:
Có thể bạn quan tâm:
Tần Hoàng (TH)
Từ khóa liên quan