Khi nào bán, chuyển nhượng bất động sản được miễn thuế thu nhập cá nhân?
31/07/2019
Khi chuyển nhượng bất động sản bên chuyển nhượng phải nộp một mức thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp được miễn thuế, bao gồm:
Theo Luật về thuế năm 2014 quy định, khi chuyển nhượng bất động sản bên chuyển nhượng phải nộp một mức thuế thu nhập cá nhân bằng 2% giá trị chuyển nhượng. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp được miễn thuế, bao gồm:
Trường hợp 1 được miễn thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản
Chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa:
-
Vợ với chồng;
-
Cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ;
-
Cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi;
-
Cha chồng, mẹ chồng với con dâu;
-
Bố vợ, mẹ vợ với con rể;
-
Ông nội, bà nội với cháu nội;
-
Ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại;
-
Anh chị em ruột với nhau.
Trường hợp 2 được miễn thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản
Chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam, kể cả trường hợp trên thửa đất đó đã hoặc chưa được xây dựng nhà.
Người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì được miễn thuế thu nhập cá nhân.
Nội dung nêu trên được quy định cụ thể tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP.
Đồng thời, tại Thông tư này còn quy định đối với trường hợp bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản) do vợ hoặc chồng tạo lập trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung của vợ chồng, khi ly hôn được phân chia theo thỏa thuận hoặc do tòa án phán quyết thì việc phân chia tài sản này sẽ không phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
Lưu ý: Các trường hợp sau không tính là người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam:
-
Trường hợp chuyển nhượng nhà ở có chung quyền sở hữu, đất ở có chung quyền sử dụng thì chỉ cá nhân chưa có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nơi khác mới được miễn thuế. Cá nhân có chung quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở còn có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở khác không được miễn thuế.
-
Trường hợp vợ chồng cùng đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở và cũng là duy nhất của chung vợ chồng nhưng vợ hoặc chồng còn có nhà ở, đất ở riêng khác thì khi chuyển nhượng nhà ở, đất ở của chung vợ chồng chỉ vợ hoặc chồng chưa có nhà ở, đất ở riêng khác mới được miễn thuế; chồng hoặc vợ có nhà ở, đất ở riêng khác không đựợc miễn.
-
Trường hợp cá nhân có quyền hoặc chung quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất ở duy nhất nhưng chuyển nhượng một phần thì không được miễn thuế cho phần chuyển nhượng đó.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản:Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản được xác định như sau: Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng x Thuế suất 2% Trường hợp chuyển nhượng bất sản là đồng sở hữu thì nghĩa vụ thuế được xác định riêng cho từng người nộp thuế theo tỷ lệ sở hữu bất động sản. Căn cứ xác định tỷ lệ sở hữu là tài liệu hợp pháp như: thoả thuận góp vốn ban đầu, di chúc hoặc quyết định phân chia của toà án,... Trường hợp không có tài liệu hợp pháp thì nghĩa vụ thuế của từng người nộp thuế được xác định theo tỷ lệ bình quân. Theo Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ |
Sau khi xem qua những thông tin trên, nếu bạn cần hỗ trợ thêm thì hãy liên hệ ngay với Rever qua số Hotline: 0901 777 667 để được tư vấn trực tiếp.
Hoặc tham khảo thông tin trong tài liệu dưới đây:
Có thể bạn quan tâm:
- Cách tính thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất TP.HCM theo luật hiện hành
- Đất nền Long An năm 2019 sẽ biến động như thế nào?
- Nhiều người chung quyền sử dụng đất, cấp sổ đỏ như thế nào?
- Chủ nhà cũ không chịu sang tên sổ đỏ, có kiện được không?
- Sổ đỏ cấp cho hộ gia đình và cá nhân có gì khác biệt?
Nguyên Phương (TH)
Từ khóa liên quan