Chân dung chủ đầu tư Eco Smart City
04/07/2018
Eco Smart City đang là tâm điểm chú ý của giới bất động sản nước ta. Trong khi các thông tin cụ thể về dự án vẫn chưa được tiết lộ nhiều, cùng Rever tìm hiểu sâu hơn về chân dung chủ đầu tư dự án.
Nổi danh với cái tên “dự án tỷ đô”, Eco Smart City đang là tâm điểm chú ý của giới bất động sản nước ta. Trong khi các thông tin cụ thể về dự án vẫn chưa được tiết lộ nhiều, cùng Rever tìm hiểu sâu hơn về chân dung chủ đầu tư dự án.
Tập đoàn Lotte - đại gia xứ Kim Chi
Chủ đầu tư của dự án Eco Smart City là liên danh nhà đầu tư gồm 4 công ty thuộc Tập đoàn Lotte gồm: Công ty Lotte Asset Development, Công ty Lotte Shopping, Công ty Lotte Hotel và Công ty Lotte Engineering and Construction.
Tập đoàn Lotte do ông Shin Kyuk-Ho thành lập vào tháng 6/1948. Ban đầu đây chỉ là một công ty bán kẹo cao su cho trẻ em tại Tokyo, Nhật Bản. Sau đó, công ty mở rộng phạm vi hoạt động sang Hàn Quốc bằng việc thành lập của Công ty Bánh kẹo Lotte tại Seoul.
Ngoài Eco Smart City, Tập đoàn Lotte đã gây được tiếng vang trong giới bất động sản với dự án Lotte Center tại Hà Nội.
Đến nay, Lotte có hơn 60 đơn vị kinh doanh, với 60.000 nhân công. Lĩnh vực hoạt động hết sức đa dạng từ sản xuất bánh kẹo, thức ăn nhanh, đồ uống, khách sạn, bán lẻ, cho tới dịch vụ tài chính, xây dựng - bất động sản… Tập đoàn hiện có giá trị tài sản khoảng hơn 100.000 tỷ won (tương đương 85 tỷ USD).
Tập đoàn Lotte có mặt tại Việt Nam từ năm 1996. Trên thị trường nước ta, Lotte hoạt động khá hiệu quả với 16 công ty con, 4 nhà máy, 280 điểm bán hàng trong các lĩnh vực như trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, bánh kẹo, rạp chiếu phim, bất động sản… Chỉ tính riêng tại TP. Hồ Chí Minh doanh nghiệp FDI này hiện khoảng 3 tỷ USD.
Một số dự án lớn của Lotte về mọi lĩnh vực ở nước ta có thể kể đến:
- Lotte Center trị giá 500 triệu USD, dự án mang tính biểu tượng của tập đoàn tại Việt Nam
- Lotte Mart trị giá vài trăm triệu USD với 9 siêu thị lớn, diện tích sàn mỗi dự án dưới 10.000m2 và có vốn đầu tư khoảng 30 - 40 triệu USD.
- Lotte Cinema: gồm 12 rạp chiếu phim với mức chi phí xây dựng ban đầu cho mỗi rạp đã là 30-60 tỷ đồng.
- Lotteria với 200 cửa hàng tại Việt Nam.
- Lotte Legend Saigon: khoảng 62,5 triệu USD
- Lotte DatViet Homeshopping: 5,1 triệu USD
- Đầu tư vào Bibica: 15 triệu USD
- Thâu tóm Diamond Plaza TP. Hồ Chí Minh
Trong lĩnh vực bất động sản, Lotte được biết đến với những công trình tên tuổi như Lotte World Tower tại Seoul 123 tầng, cao 555m (cao thứ 5 thế giới) vào năm 2016. Tại Việt Nam, tập đoàn này gây dấu ấn bởi dự án Lotte Center ở Hà Nội tòa nhà cao 65 tầng với trị giá 400 triệu USD. Dự án đã được khai thác vào tháng 9/2014.
Cách Lotte tiếp cận dự án Eco Smart City
Tập đoàn Lotte bắt đầu tìm hiểu thông tin và cơ hội đầu tư dự án này từ năm 2009. Sau hơn 8 năm theo đuổi, đến tháng 4/2017, UBND TP. Hồ Chí Minh đã có quyết định phê duyệt lựa chọn liên doanh nhà đầu tư gồm 4 công ty thuộc Tập đoàn Lotte thực hiện dự án.
Vị trí của dự án Eco Smart City tại khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Liên doanh bao gồm :
- Công ty Lotte Asset Development (đầu tư và quản lý tài sản)
- Công ty Lotte Shopping (phát triển mảng bán lẻ gồm Diamond Plaza department store, Lotte Mart, Lotte.vn)
- Công ty Lotte Hotel (quản lý khách sạn)
- Công ty Lotte Engineering and Construction (xây dựng)
Trước đó, được biết cùng thực hiện dự án còn có thêm 3 công ty Nhật là là Mitsubishi Corporation; Mitsubishi Estate Co., Ltd. và Toshiba Corporation. Nhưng cho tới hiện tại chỉ còn 4 công ty liên doanh thuộc Lotte tham gia thực hiện.
Theo kế hoạch tập đoàn sẽ tiến hành xây dựng trên diện tích 5,12 hecta bao gồm các ngân hàng, trung tâm thương mại, dịch vụ tổng hợp và căn hộ để ở… Nơi này sẽ bao gồm các tòa nhà với kiến trúc độc đáo sẽ tạo điểm nhấn cho toàn khu đô thị. Kế hoạch chủ đầu tư đề ra là xây dựng dự án trong vòng 72 tháng, khai thác trong 50 năm.
Ngoài diện tích xây dựng khu phức hợp thông minh nói trên, nhà đầu tư còn triển khai đầu tư đến hoàn chỉnh cho 4 đoạn đường và hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài khu phức hợp với diện tích khoảng 2,4 ha. 4 đoạn đường có tên gồm N15, N16, D8, D10 khi hoàn thành nhà đầu tư sẽ bàn giao toàn bộ cho cơ quan nhà nước quản lý. Trong đó, đường N15, N16 sẽ kết nối Đại lộ vòng cung R1 đến đường Ven hồ trung tâm R2.
Vì thế, việc di chuyển tới các quận nội thành, và các tỉnh thành khác cũng dễ dàng. Từ đây đến Quận 1 đi qua hầm Thủ Thiêm chỉ mất 5 phút. Nếu muốn kết nối với các khu vực chức năng quan trọng ngay bên trong khu đô thị Thủ Thiêm, Quận 2 như Trung tâm thương mại, Dịch vụ, Khu vui chơi, Giải trí, Văn hóa… mất khoảng 3-5 phút.
Kinh phí mà Lotte đầu tư cho dự án lên tới 20.100 tỷ đồng (tương đương gần 1 tỷ USD). Để được giao trước 6 lô đất vào năm 2015, tập đoàn đã chấp nhận ký quỹ và đóng khoảng 2.000 tỷ đồng tiền .
Như vậy cách thức tiếp cận với với quỹ đất của dự án này cũng là thông qua hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT). Theo đó để được cấp đất Lotte chấp nhận xây dựng 4 đoạn đường và hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài khu phức hợp. Được biết đây cũng là cách thức chủ yếu các ông lớn ngành địa ốc khác đang thực hiện tại đây. Ngoài ra một số chủ đầu tư có thể tiếp cận qua hình thức đấu thầu.
Là một tập đoàn lớn với tiềm năng tài chính và kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản Lotte nhận được sự kỳ vọng của rất nhiều khách hàng ở dự án tỷ đô Eco Smart City này.
Trên đây, Rever đã giới thiệu tới bạn chân dung của chủ đầu tư của dự án Eco Smart City. Để biết thêm thông tin về chủ đầu tư, vị trí, hệ thống giao thông cũng như tiện ích nội và ngoại khu, bạn có thể tham khảo tài liệu theo đường dẫn bên dưới:
Có thể bạn quan tâm:
- Sắp khởi công siêu dự án Eco Smart City Thủ Thiêm
- Eco Smart City Thủ Thiêm chuẩn bị khởi công giai đoạn 1
- Quy hoạch Eco Smart City Thủ Thiêm có thay đổi?
- Những điều bạn nên biết về dự án Eco Smart City
- Trải nghiệm Hongkong ở Eco Smart City
- Infographic: Khu đô thị Thủ Thiêm được điều chỉnh quy hoạch ra sao sau 25 năm?
Lan Phương (TH)
Từ khóa liên quan