TP.HCM được ứng trước vốn để thi công tuyến Metro số 1
14/07/2017
TP.HCM được ứng trước vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 để đẩy nhanh việc thi công tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về chủ trương cho TP.HCM ứng trước vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 để đẩy nhanh việc thi công tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Hôm 5-7, Văn phòng Chính phủ ban hành văn bản số 288 thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo TP.HCM hồi cuối tháng 6. Đáng chú ý trong thông báo này là việc Thủ tướng đồng ý về chủ trương cho TPHCM ứng trước vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 để thực hiện tuyến metro số 1 theo tiến độ.
Về việc giải ngân vốn ODA đối với các dự án thực hiện theo hiệp định và theo tiến độ, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất, phương án xử lý để đẩy mạnh giải ngân, tháo gỡ khó khăn cho TPHCM sớm hoàn thành các dự án ODA trên địa bàn. Đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15-8. Xem thêm: Hàng loạt dự án bất động sản "đua nước rút" cùng tuyến Metro.
Tuyến Metro số 1 sẽ hết tình trạng thiếu vốn?
Đối với việc điều chỉnh tổng mức đầu tư tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và tuyến số 2 (Bến Thành - Tham Lương), Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn TPHCM thực hiện các thủ tục theo quy định, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
Trước đó, tại buổi họp báo quí 2 về tiến độ các dự án metro, ông Lê Nguyễn Minh Quang, Trưởng ban quản lý đường sắt đô thị TPHCM cho biết, do việc cấp vốn ODA từ Trung ương chậm nên thành phố đang nợ các nhà thầu thi công tuyến metro số 1 số tiền 1.339 tỉ đồng.
Cụ thể, năm 2017, thành phố cần 5.400 tỉ đồng chi cho thi công tuyến metro số 1, tuy nhiên phần vốn ODA mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình phân bổ chỉ được 2.100 tỉ đồng. Số tiền này khi nhận được sẽ trả nợ 600 tỉ đồng và trả nhà thầu gần 1.400 tỉ đồng là gần hết số vốn được cấp năm 2017. Vì thế, dự án sẽ không còn vốn để thi công tiếp.
Theo ông Quang, việc phân bổ vốn theo kế hoạch từng năm mà không theo tiến độ dự án đã khiến dự án gặp khó. Khi vốn cấp cho dự án chậm sẽ dẫn đến nhà thầu giãn tiến độ, thậm chí dừng thi công, khi đó nhà thầu sẽ đòi thanh toán tiền lãi dẫn đến phải đàm phán rồi dự án có thể kéo dài hơn.
"Nếu không giải quyết được vấn đề vốn, dự án sẽ phá vỡ tiến độ vì hiện nay thành phố không còn khả năng ứng trước vốn nữa. Phía Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cũng rất lo ngại về vấn đề này", ông Quang nói.
Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) có chiều dài gần 20 km đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức và một phần huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Dự án có 2,6 km đi ngầm và hơn 17 km đi trên cao dọc xa lộ Hà Nội.
Sau nhiều năm chậm tiến độ do điều chỉnh dự án, tổng mức đầu tư của dự án đã lên đến 2,49 tỉ đô la Mỹ (hơn 47.000 tỉ đồng). Dự án sau đó chính thức được khởi công vào tháng 8-2012 và dự kiến đưa vào khai thác năm 2020. Xem chi tiết: Toàn cảnh tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đang dần hoàn thiện từng ngày.
Sơ đồ di chuyển của tuyến Metro số 1
Hiện nay, một số đoạn đi trên cao dọc xa lộ Hà Nội đã hoàn thành phần cầu cạn đi trên cao. Còn đoạn đi ngầm hiện nay mới bắt đầu thi công nhà ga Bến Thành, ga Ba Son và ga Nhà hát thành phố. Do đoạn đi ngầm thi công phức tạp nên phải đến năm 2020 mới hoàn thành.
Việc Chính phủ đồng ý cho ứng trước vốn sẽ giúp tuyến metro số 1 hoàn thành đúng thời hạn đặt ra.
Những hình ảnh mới nhất của tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên)
Dự án đang được nối dài thông suốt từ nhà ga đầu tiên ở quận Thủ Đức về đến cầu Sài Gòn (quận 2).
Một đoạn ngắn ngay ngã tư Thủ Đức đang được lắp dầm nối dài đường sắt.
Trong toàn bộ dự án có tổng cộng 14 nhà ga lớn nhỏ, trong đó quan trọng nhất là nhà ga ngầm ngay trung tâm thành phố
Các robot đang lao lắp dầm thông tuyến đoạn qua cầu Rạch Chiếc.
Toàn bộ công trình dự kiến hoàn thành, đưa vào thử nghiệm năm 2019, vận hành chính thức vào năm 2020. Tuy nhiên, theo dự định của BQL đường sắt đô thị TP, trong trường hợp đoạn đường trên cao hoàn thành sớm thì có thể đưa vào sử dụng trước vào năm 2018, sớm hơn 3 năm so với kế hoạch.
Theo Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM, các dầm cầu cạn (dầm giản đơn) có khẩu độ điển hình 35 m (một số dầm có khẩu độ ngắn hơn) sẽ được phân chia thành 13 đốt dầm gồm 2 đỉnh trụ dài 1,7 m và 11 đốt giữa dài 2,8 m.
Bên trong công trường xây dựng nhà ga đoạn đường Tôn Đức Thắng kéo đến nhà hát TP.HCM (quận 1). Hiện nay robot đào đất khổng lồ đang được vận hành bên trong lòng đất.
Nhà ga ngầm trước nhà hát TP.HCM đã cơ bản hoàn thành phần thô.
Những dãy nhà cao tầng mọc lên ăn theo công trình trên địa bàn quận 2. Theo thông tin từ Ban quản lý, những thanh dầm đầu tiên được lắp từ ngày 4/6/2015, đến nay tuyến trên cao (không tính tuyến đi ngầm) đoạn từ Suối Tiên đến gần cầu Sài Gòn đã đạt hơn 70% tiến độ công trình.
Một phần tuyến đường sắt ngay ngang qua tổ hợp Vinhoms Central Park, nơi có nhà ga cầu Sài Gòn đang được đẩy nhanh tốc độ thi công. Xem chi tiết dự án Vinhomes Central Park.
Tại khu Đông, nơi có tuyến metro đi ngang, hàng loạt dự án căn hộ cao cấp bùng nổ nhanh chóng trong 2 năm trở lại đây. Ghi nhận thực tế cho thấy, các dự án căn hộ, nhà phố, đất nền nằm gần các tuyến metro đang có thanh khoản rất tốt.
Trong ảnh là dự án Him Lam Phú An (Q.9) nằm cạnh nhà ga metro khoảng 300m.
Bạn đang theo dõi bài viết TP.HCM được ứng trước vốn để thi công tuyến Metro số 1. Để có cái nhìn rõ hơn về Quận 2, Rever gửi đến bạn tài liệu Quy hoạch tổng thể Quận 2 đến 2020 qua đường dẫn tải về dưới đây:
Hùng Phú (TH)
Từ khóa liên quan