Thủ tục cần biết khi đăng ký tạm trú tạm vắng cho người thuê nhà
20/08/2018
Đăng ký tạm trú tạm vắng là thủ tục cần thực hiện ngay sau khi ký kết hợp đồng thuê nhà. Hãy cùng Rever tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây:
Đăng ký tạm trú tạm vắng là thủ tục cần thực hiện ngay sau khi ký kết hợp đồng thuê nhà. Hãy cùng Rever tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây:
Khi bạn ký kết hợp đồng thuê nhà và chuyển đến nơi ở mới thì điều đầu tiên bạn nên làm đó là đi đăng ký tạm trú tạm vắng để tránh bị phạt khi công an địa phương kiểm tra đột xuất. Trong một số trường hợp, bên cho thuê nhà sẽ trực tiếp giúp bên thuê nhà thực hiện thủ tục này nhưng cũng có khi bên thuê nhà phải tự liên lạc với cán bộ công an địa phương để thực hiện thủ tục này. Chính vì vậy 1 điều khoản về tạm trú tạm vắng trong hợp đồng thuê nhà sẽ giúp cho các bên tránh khỏi những tranh chấp khi bị phạt do lỗi của một trong hai phía. Vậy Đăng ký tạm trú tạm vắng quan trọng như thế nào?
Tại sao phải đăng ký tạm trú tạm vắng?
Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ. Đăng ký tạm trú tạm vắng là quyền và nghĩa vụ của công dân. Công dân có quyền yêu cầu xác nhận đăng ký tạm trú để phục vụ cho cho cuộc sống cá nhân, công dân có nghĩa vụ khai báo tạm trú tạm vắng với cơ quan có thẩm quyền để phục vụ cho quá trình quản lý dân số của nhà nước.
Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.
Thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng?
Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:
a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu (đối với các trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);
b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP (trừ trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không cần xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp). Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên; trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó thường trú.
Cơ quan nào tiếp nhận đăng ký tạm trú tạm vắng?
Người đăng ký tạm trú tạm vắng nộp hồ sơ đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.
Khi làm hợp đồng thuê nhà, nên quy định rõ bên nào sẽ làm thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng
Trách nhiệm của hai bên khi không đăng ký tạm trú, tạm vắng?
Trên thực tế, khi đi thuê nhà, người thuê nhà thông thường được chủ nhà yêu cầu cung cấp chứng minh nhân dân/căn cước công dân bản photo để họ tiến hành khai tạm trú tạm vắng. Nếu không, người đi thuê phải tự mình đi khai tạm trú tạm vắng.
Theo điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013, cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú thì bị phạt tiền từ từ 100.000 đến 300.000 đồng.
Hoặc bạn có thể tham khảo các thông tin liên quan dưới đây:
- Sổ hồng và sổ đỏ khác nhau ra sao ?
- Trường hợp nào không được cấp sổ đỏ ?
- Hướng dẫn làm sổ đỏ cho nhà đất mua bán viết tay
- Hướng dẫn phòng tránh rủi ro khi mua nhà không có sổ đỏ
- Mua nhà đất bằng tay được cấp " sổ đỏ "
- Hướng dẫn phòng tránh rủi ro khi mua nhà không có sổ đỏ
Thế An (TH)
Từ khóa liên quan